Trong giới chứng khoán, lời sấm truyền phố Wal: “Sell in May and go away” là một hiện tượng khiến bất kỳ nhà đầu tư nào, từ “gà mờ” cho đến chuyên gia lâu năm, cũng phải lo ngại. Vậy câu nói này có thực sự đúng thị trường chứng khoán Việt Nam?
TÓM TẮT BÀI VIẾT
Ngạn ngữ phố Wall “Sell in May and Go Away” tạm dịch là “Hãy bán cổ phiếu trong tháng 5 rồi đi chơi” là một câu ngạn ngữ nổi tiếng trong giới tài chính, dựa trên hồ sơ lịch sử hoạt động kém hiệu quả của một số cổ phiếu trong sáu tháng (từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10). Nếu một nhà đầu tư tuân theo chiến lược “Sell in May and Go Away”, anh ta sẽ thoái vốn vào tháng 5 và đầu tư lại vào tháng 11. Chiến lược này tỏ ra khá hữu ích với 1 phong cách của 1 số nhà đầu tư trên phố Wall, còn đối với TTCK Việt Nam thì thế nào?
Mối liên hệ giữa “Sell in May” và thị trường chứng khoán
Sau này, các nhà đầu tư và doanh nhân Mỹ cũng dành nhiều thời gian hơn cho kỳ nghỉ vì mùa hè họ cũng có nhiều ngày lễ lớn. Từ đó, xu hướng “Sell in May and go away” đã được sử dụng như một câu châm ngôn trong đầu tư.
Câu nói “Sell in May and go away” thể hiện sự hoạt động kém hiệu quả, rớt giá nghiêm trọng của một số cổ phiếu trong giai đoạn sáu tháng mùa hè, bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Cổ phiếu sẽ hoạt động tốt trở lại ở giai đoạn sáu tháng sau, từ tháng 11 đến tháng 4. Nếu một nhà đầu tư thực hiện theo “hiện tượng” này, họ sẽ thoái vốn cổ phần vào đầu tháng 5 để tránh hiện tượng rớt giá trong những tháng mùa hè và sẽ quay trở lại đầu tư vào tháng 11.
Nhiều nhà đầu tư thấy chiến lược này hữu ích hơn so với việc ở lại thị trường cả năm. Họ tin rằng, khi thời tiết thay đổi sẽ ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề. Lúc này, khối lượng giao dịch ở những ngành nghề sẽ thấp và sự thiếu vắng nhà đầu tư tham gia thị trường. Trong hơn nửa thế kỷ qua, các mô hình thị trường chứng khoán đã chứng minh được lý thuyết của hiện tượng “Sell in May and go away” ảnh hưởng thật sự đến thị trường chứng khoán.
+=> Xem thêm: [Review – Trích dẫn] Bước Đi Ngẫu Nhiên Trên Phố Wall | Tải Ebook PDF Full
Hiện tượng “Sell in May” trên thị trường chứng khoán thế giới
Theo nhiều nhà đầu tư, chỉ số Dow Jones giảm mạnh vào mùa hè, đặc biệt là tháng 5. Dow Jones là chỉ số trung bình công nghiệp của Mỹ được tạo ra bởi nhà đầu tư, doanh nhân Charles Dow vào thế kỷ thứ 19. Đây là chỉ số để đánh giá khu vực công nghiệp của thị trường chứng khoán Mỹ.
Thị trường chứng khoán Mỹ thay đổi như thế nào vào tháng 5 từ năm 2011 đến 2020
Những năm 1950 đến năm 2013, chỉ số này chỉ có lợi nhuận 0,3% từ tháng 5 đến tháng 10. Chỉ số Dow Jones tăng 7,5% vào tháng 11 đến tháng 4. Điều này có thể thấy hiện tượng “Sell in May” làm cho thị trường giảm hơn 7,2%. Lý do hiện tượng này xảy ra, nhiều nhà đầu tư cũng không thể biết chính xác. Khối lượng giao dịch vào mùa hè thấp và các dòng tiền vốn đầu tư tăng vào mùa đông. Đây cho thấy sự chênh lệch về hiệu suất của hai giai đoạn hè và đông.
Hiện tượng “Sell in May” có ảnh hưởng đến thị trường thế giới như vậy. Tuy nhiên, dựa theo chỉ số S&P500 như hình trên, ta có thể thấy không phải lúc nào hiện tượng này cũng ảnh hưởng mạnh đến thị trường. Theo tờ báo Investor’s Business Daily có chia sẻ một nhà đầu tư nữ đã bán hết cổ phiếu vào đầu tháng 5/2016. Ngay sau đó, cổ phiếu lập tức tăng vọt và cô đã bỏ lỡ cơ hội có hàng triệu đô la.
HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1
Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://bigdautu.com/tcbs
Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán
Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366
Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z
Chỉ số NASDAQ kết thúc vào tháng 4/2016 với 4775,36 điểm và tháng 5 mức điểm này tăng vọt lên cao, đỉnh điểm là cuối tháng 6/2016 đã tăng 55% cho đến tận tháng 1/2018. Có thể thấy, hiện tượng “Sell in May” không phải lúc nào cũng ảnh hưởng.
Hiện tượng “Sell in May” ở thị trường chứng khoán Việt Nam
Đối với thị trường chứng khoán thế giới, “Sell in May” là nỗi ám ảnh cho nhiều nhà đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam lại không bị ảnh hưởng nhiều bởi hiện tượng này. Theo thống kê thị trường 10 năm gần đây, từ 2011 đến 2020, theo chỉ số VN-index, xác suất tăng giảm ở mức 50/50 – có 5 năm thị trường tăng vào tháng 5 và 5 năm thị trường giảm vào tháng 5.
Thị trường chứng khoán Việt Nam thay đổi như thế nào vào tháng 5 từ năm 2011 đến 2020
Hiện tượng này có xảy ra ở những năm 2011 và 2012 với sự bốc hơi của 12,33% và 9,41% liên tiếp. Sau đó thị trường cũng đã tăng trưởng trở lại. Vậy thì hiện tượng “Sell in May” có xuất hiện ở thị trường chứng khoán Việt Nam vào năm 2021 không?
Năm 2021, cuối tháng 1, thị trường Việt Nam có đợt giảm giá cực “khủng” làm cho nhiều nhà đầu tư lo lắng. Tuy nhiên sang tháng 2, thị trường lại có dấu hiệu hồi phục và tăng trưởng. Tháng 3, 4 thị trường có dấu hiệu chững lại, khối lượng giao dịch không tăng nhiều. Tại tháng 4 còn có nhiều phiên giao dịch đảo chiều. Tính thanh khoản có phần giảm trong một số phiên giao dịch. Lúc này, nhiều nhà đầu tư bắt đầu lo ngại về hiện tượng “Sell in May and go away” sẽ diễn ra vào tháng 5.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những pha lội “ngược dòng” hoàn hảo trong tháng 5 khi liên tục bứt phá những “đỉnh” cũ. Theo tổng kết vào phiên giao dịch 25/5, chỉ số VN-index đạt ngưỡng đỉnh với mức 1308,58 điểm. Ngoài ra, tiền đổ vào VN30 khá nhiều cũng khiến chỉ số VN30 Index và HN30 Index lên tới “đỉnh” với lần lượt là 1400 điểm và 300 điểm.
Tính đến cuối tháng 6/2021, chỉ số VN-Index hiện tại đã vượt ngưỡng 1400 điểm – “xô đổ” mọi nhận định về hiện tượng “Sell in May”.
Lý giải nguyên nhân cho việc điểm tăng liên tục, các chuyên gia phân tích thị trường cho rằng vì ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến nhiều công ty, doanh nghiệp bị đình trệ sản xuất, lãi suất ngân hàng cũng xuống mức thấp đã thúc đẩy thị trường chứng khoán tăng mạnh. Bằng chứng là có nhiều tài khoản giao dịch được mở mới trong tháng 5. Đặc biệt, thanh khoản trong tháng 5 ghi nhận giá trị khớp bình quân toàn thị trường hơn 1 tỷ USD tương đương với 23.000 tỷ đồng.
Bức tranh “sell in May” không hoàn toàn tương đồng giữa thị trường thế giới và thị trường Việt Nam
+=> Xem thêm: Cách đầu tư chứng khoán thông minh đảm bảo sinh lời hiệu quả
Nhìn lại khoảng 15 năm thống kê Sell in May ở Việt Nam không thực sự có tính dự đoán. Số năm tăng/giảm ngang nhau. Xét theo yếu tố chu kỳ thì giai đoạn dễ rớt nhất của thị trường rơi vào tháng 10 và 11 hàng năm, dễ tăng mạnh thường rơi vào tháng 2. Tại sao lại là “Sell in May”? Bởi lẽ: thông thường tháng 5 có khoảng trống về thông tin. Nếu như tháng 4 mọi người hưng phấn có nhiều thông tin về ĐHCĐ, kết quả kinh doanh, theo đó thị giá cổ phiếu dễ tăng. Nhưng giai đoạn tháng 5 rơi vào vùng trũng thông tin.
Bối cảnh hiện nay không hoàn toàn giống như vậy. Với những diễn biến của thị trường cho tới thời điểm hiện tại, quan điểm của tôi cho tháng 5 tới là “thận trọng” nhưng không phải “bi quan”. Cụ thể, tháng 5 là thời điểm FED điều chỉnh lãi suất ở mức độ quyết liệt hơn. Theo đó, nhiều khả năng FED sẽ phải lựa chọn nâng lãi suất 0,5%, thay vì chỉ tăng 0,25% giống tháng 3. Nếu tăng 0,5% dẫn đến một cú sốc nhỏ cho thị trường. Trong bối cảnh đó hơi khó để kỳ vọng sự hứng khởi, tăng lên mạnh mẽ cho chứng khoán toàn cầu trong tháng 5. Đặc biệt thị trường Việt Nam trải qua giai đoạn bão tố, đang kỳ vọng sự cân bằng, phục hồi. Nhưng điều này đòi hỏi khoảng thời gian tương đối để nhà đầu tư bắt đầu thoái mái, ổn định. Kết hợp 2 yếu tố nên chúng tôi có góc nhìn hơi thận trọng cho tháng 5. Có thể có nhịp hồi tương đối trong những phiên tới nhưng đến giữa tháng thị trường chững lại, giằng co chứ chưa thể bứt phá lớn được. Chính vì lẽ đó, khi tháng 5 qua đi, tâm lý nhà đầu tư ổn trở lại, tình hình thế giới không có nhiều biến động bất lợi thì có thể sẽ là cơ hội để thị trường chứng khoán Việt Nam bứt phá mạnh mẽ hơn, hướng tới những đỉnh cao mới trong năm nay!
Thời gian thị trường giảm điểm mạnh vừa qua là 1 quãng thời gian vô cùng khó khăn đối với tất cả các NĐT nói chung, và các F0 trên thị trường. Rõ ràng sau cú sốc mạnh vừa rồi với F0 khi đối diện thị trường giảm mạnh, có nhà đầu tư tài khoản giảm vài chục %, tình trạng call margin, force sell diễn ra nhiều. Nên việc có bộ phận nhà đầu tư rời bỏ thị trường, ngừng đầu tư chứng khoán sẽ xảy ra. Nhưng đây là thiểu số hay đa số mới là vấn đề? Và theo quan điểm cá nhân tôi thì sẽ là thiểu số, bằng chứng là sự tăng trưởng của các nhà đầu tư mới vào thị trường vẫn rất mạnh mẽ. Việc thị trường có cú sụp giai đoạn vừa qua cũng là lời cảnh báo xác đáng, quan trọng với nhà đầu tư mới – những nhà đầu tư bước vào thị trường khoảng 1-2 năm vừa rồi gần như chỉ gặp thuận lợi, chưa gặp cú sốc nào. Cú sốc này sẽ giúp các anh chị có thể nhìn nhận đúng đắn hơn về kênh đầu tư chứng khoán, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp hơn cho việc giải ngân tiền trong ví của mình một cách khôn ngoan hơn!
*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!