Đối với một nhà đầu tư chuyên nghiệp, bản checklist là một tài sản vô giá không thể mua được bằng tiền. Vì nó sẽ định hướng cho chúng ta trước những thách thức từ thị trường và những người xung quanh. Vậy Bảng chesklist là gì ? 8 yếu tố quan trọng nhất trong Bảng chesklist đầu tư chứng khoán, mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau.
Chúng ta biết rằng tất cả các nhà đầu tư đều có “điểm mù” hay thiên lệch (bias) trong nhận thức, vốn thuộc về bản chất con người. Trong đầu tư, thiên lệch có thể dẫn đến lợi nhuận không đạt mức tối ưu, hoặc tệ hơn là thua lỗ vốn vĩnh viễn. Nhiều bậc thầy đầu tư đã sử dụng công cụ đơn giản là bản checklist để cải thiện kết quả đầu tư. Charlie Munger, cánh tay phải của Warren Buffett và là một trong những nhà đầu tư vĩ đại nhất thế giới, không thể dứt khoát hơn khi nói: “Nếu bạn đang cố gắng phân tích một công ty mà không sử dụng danh bản checklist phù hợp, có thể quyết định đầu tư của bạn sẽ rất kinh khủng”.
Không ai là không thể sai lầm, dù họ có nghĩ mình cao siêu đến đâu. Bản checklist không chỉ bao gồm những điều chúng ta nghĩ mình cần điều tra hoặc phân tích, mà còn là thứ chúng ta học được từ sai lầm trong quá khứ. Điều phải ghi nhớ nếu muốn sử dụng bản checklist thành công là hãy biến sai lầm mà bạn hoặc người khác phạm phải thành tiêu chí kiểm tra cần thiết hoặc thậm chí là bắt buộc. Như vậy, từ nay về sau điều này sẽ trở thành mối ưu tiên hàng đầu khi bạn xây dựng bản checklist đầu tư của mình – Bắt đầu với sai lầm của bạn và sai lầm của người khác.
Bảng checklist cũng có ý nghĩa mạnh trong việc nâng cao chỉ số thông minh tài chính cá nhân.
Bạn tích lũy tư bản tốt (giai đoạn lấy sức lao động để kiếm tiền và tiết kiệm tiền), sau này bạn sẽ gia tăng tư bản tốt. Khi đó thu nhập từ đầu tư của bạn vượt trội so với thu nhập từ công việc của bạn.
Thật tuyệt vời, khi tôi có bảng checklist trong việc chi tiêu & kiếm tiền.
Để làm 1 bảng checklist thực sự không cần 1 chỉ số IQ cao ngất, hãy bắt đầu từng chút một.
Lập bản checklist các mục tiềm năng để đánh giá một cách hệ thống cũng sẽ giúp bạn tránh mắc phải sai lầm cũ. Như Josh Waitzkin đề cập trong cuốn sách ‘Nghệ thuật học tập’ (The Art of Learning), “nếu một sinh viên thuộc bất cứ chuyên ngành nào có thể tránh việc lặp lại sai lầm cũ – cả về kỹ thuật và tâm lý – thì người đó sẽ phát triển tăng tốc và đạt đến vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực của họ”.
Bản checklist đầu tư cần được thiết kế sao cho các thông tin quan trọng đều được thu thập, xem xét và không bị bỏ qua. Nó sẽ hướng các nhà đầu tư có tiếp tục nghiên cứu sâu hơn hay không. Một khoản đầu tư phù hợp không nhất thiết phải điều kín “dấu tít” 100%, tuy nhiên một số mục trong bản checklist là bắt buộc và không thể thương lượng [ví dụ: nợ quá nhiều, lịch sử quản lý yếu kém,…].
TÓM TẮT BÀI VIẾT
HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1
Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://bigdautu.com/tcbs
Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán
Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366
Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z
>>> Cổ phiếu thưởng là gì? 5 Lưu ý quan trọng khi nhận cổ phiếu thưởng
Đầu tư và bảng chesklist. Chẳng phải là khoa học tên lửa gì cả. Nó khá rõ ràng. Hãy bắt đầu với những thứ ta học từ Graham, Buffett, Munger, Klarman, Fisher, Templeton… biên an toàn, lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp đơn giản… tạo ra 1 bảng chesklist thật sự. Kiểm tra tất cả sai lầm của bạn có thể dẫn đến mất vốn vĩnh viễn – giống như “máy bay rơi”. Hãy cho chúng vào checklist. Mohnish Pabrai
“Trong đầu tư, mục đích thực sự của bảng checklist như một bộ dụng cụ sinh tồn, dựa trên hồi tưởng đầy ám ảnh về những gì đã trải qua.” Guy Spier
“Danh sách kiểm tra của tôi là: Nó có rẻ không? Nó có phải là doanh nghiệp tốt không? Ai điều hành nó? Tôi đã bỏ lỡ điều gì? Tôi sẽ lướt tất cả bảng checklist. Khi đến câu hỏi ‘Tôi đã bỏ lỡ điều gì?’… thì điều vô cùng quan trọng là phải hiểu tâm ký và nhận thức của con người.” Lilu
“Chúng tôi tin rằng có những câu hỏi mà nhà đầu tư phải có trách nhiệm biết câu trả lời, vì vậy chúng tôi phát triển 1 bảng ghi nhớ tạo bộ khung để giải quyết các vấn đề cốt lõi trong đầu tư. Không phải cứ có bảng checklist là không cần bộ não, nó chỉ nhằm đảm bảo rằng việc phân tích được thực hiện đúng cách – như là điều chúng tôi đã học trong suốt thời gian qua, để tạo ra một kết quả vượt trội.” James Chrichton
“Không có một phi công khôn ngoan nào, dù tài năng và kinh nghiệm đến đâu đi nữa, mà không sử dụng một bảng chesklist.” Charlie Munger
>>> Tài khoản chứng khoán SSI có ưu điểm gì ?
Bí thuật xây dựng một bản checklist hoàn hảo của một nhà đầu tư chuyên nghiệp
Hẳn nhiên mỗi người là một cá nhân độc lập và riêng biệt. Thế giới chỉ có một Warren Buffett và thật khó để có một Warren Buffett thứ hai. Điều đó có nghĩa rằng trên con đường đầu tư, mỗi người sẽ có những chiến thuật khác nhau. Để thành công trên con đường đầu tư của chính mình, mỗi người đều cần có có một bản checklist riêng.
Đây là một quá trình mà tự bạn phải làm lấy chứ đừng nhờ người khác làm bản checklist. Vì bản checklist này phản ánh kinh nghiệm, kiến thức và những sai lầm trước đây mà chỉ duy nhất mình bạn mới có được. Then chốt là bạn phải đi qua một quá trình phân tích rất khó khăn để phát hiện ra bạn đã sai ở đâu trong quá khứ để có thể nhận ra xem có hay không một lối mòn lặp đi lặp lại hay một lĩnh vực nào đó mà bạn đặc biết đã hiểu sai.
Một số kinh nghiệm :
1. Check list để tránh những sai lầm rõ rệt – là cầu giao cuối cùng trong quá trình ra quyết định.
2. Theo đuổi 1 bản checklist một cách nghiêm túc đến khắc nghiệt.
3.Tổng hợp các sai lầm của mình..của người khác càng nhiều càng tốt…Khéo làm xong cái này..rồi cắp nách đi thôi. Khám phá ra mình đã sai ở đâu..thiết kế ra bản checklist giúp chúng ta ko lặp lại sai lầm này.
4. Phải tự làm lấy bản checklist..vì nó phản ánh kinh nghiệm, kiến thức, sai lầm mà chỉ có chính ta mới có được.
5. Tham khảo ..Có khi nào ý tưởng đầu tư này được cổ tình bán cho tôi ko..Ai trong tình huống này được lợi.
Việc cập nhật thêm những kiến thức thêm xoay quanh về cổ phiếu thưởng sẽ giúp bạn có những quyết định đúng đắn hơn khi tham gia đầu tư. Chúc bạn chọn lựa đúng đắn và thành công trên thị trường cổ phiếu.
Đọc đến đây, chắc chắn các bạn đã hiểu chỉ số Cổ phiếu thưởng là gì rồi đúng không? Không phải chỉ số càng lớn là doanh nghiệp càng mạnh. Đừng nên nhìn mọi thứ qua bề nổi mà nên tìm hiểu kĩ cốt lõi của vấn đề bạn gặp phải. Chúc những ai kinh doanh thành công !
*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!