Thứ năm , 5 Tháng mười hai 2024
Nhận Biết 6 Đặc Điểm Rủi Ro Của Một Cổ Phiếu " Nguy hiểm"

Nhận Biết 6 Đặc Điểm Rủi Ro Của Một Cổ Phiếu ” Nguy hiểm”

Trên con đường trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp, muốn nâng cao hiệu suất giao dịch của mình thì bạn cần nhận biết được6 đặc điểm rủi ro của một cổ phiếu “nguy hiểm” mà bạn cần tránh.

Một chuyên viên tài chính có thể giúp bạn quản lý rủi ro. Nhận biết đặc điểm rủi ro của cổ phiếu nguy hiểm là một phần quan trọng khi lập một kế hoạch đầu tư thành công.

1. Liên Tục Phát Hành Tăng Vốn Bằng Lần

– Có hai trường hợp:

  • DN tăng vốn nhanh và mạnh quá, năng lực quản trị không theo kịp và cuối cùng làm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đi xuống rõ ràng, có thể ví như một anh trưởng thôn mà ngay lập tức thăng lên làm chủ tịch tỉnh thì 99% là không làm được;
  • Điều đáng sợ nhất là phát hành giấy lấy tiền lừa cổ đông.

 – Dấu hiệu: Đọc bảng cân đối kế toán phần vốn góp của chủ sở hữu qua các năm hoặc xem phần thu tiền từ phát hành cổ phiếu trong phần báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính. Nếu nó quá nhanh thì khá rủi ro, nên tránh.

2. Nợ Vay/Vốn Chủ Sở Hữu Tăng Liên Tục Và Cao Bất Thường

Điều này khiến cho áp lực trả lãi và trả nợ gốc rất cao, nếu DN kinh doanh gặp khó khăn thì nguy cơ mất khả năng trả nợ rất cao và có thể dẫn đến bờ vực phá sản.

Bên cạnh đó, một điều cực kỳ quan trọng mà không phải ai cũng biết là cơ cấu vốn cũng phần nào phản ánh tính cách và khẩu vị của lãnh đạo doanh nghiệp. Trường hợp này, lãnh đạo thường là người mạo hiểm, thích rủi ro nên không chỉ áp lực tài chính cao mà ngay cả các dự án, hay các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp cũng mạo hiểm không kém.

Dấu hiệu: Tính tổng nợ vay/VCSH tại bảng cân đối kế toán. Thông thường ở Việt Nam tỷ lệ này nhỏ hơn 1 là mức bình thường; lớn hơn 1 nhỏ hơn 1,5 là tương đối cao; lớn hơn 1,5 là rủi ro.

Tất nhiên điều này cũng tùy từng ngành nghề và doanh nghiệp. Ví dụ, lĩnh vực thương mại quay vòng vốn nhanh, vòng quay hàng tồn kho lớn thì có thể tỷ lệ vay cao hơn lên đến 1,5-2 lần vẫn có thể chấp nhận được; đối với những ngành có vòng quay hàng tồn kho rất thấp chủ yếu là doanh nghiệp sản xuất những loại hàng hóa có giá trị cao, thời gian sản xuất lâu thì tỷ lệ nợ an toàn tốt nhất dưới 0,7 lần.

+=> Xem thêm : Bí Quyết Hạn Chế Tâm Lý ” Gồng Lỗ ” Hiệu Quả Trong Đầu Tư Chứng Khoán

3. Lợi nhuận khác hoặc lợi nhuận tài chính cao bất thường

Nhiều nhà đầu tư chỉ nhìn vào lợi nhuận mà không cần biết nó đến từ đâu, có bền vững không và sẵn sàng trả giá P/E bình thường cho các cổ phiếu đó, đến khi lợi nhuận bất thường và lợi nhuận tài chính không còn nữa thì nguy cơ đổ vỡ trong giá cổ phiếu là điều khó tránh khỏi, thậm chỉ mất 50-70% giá trị.

HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1

Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : /tcbs

Đăng ký Mở Tài Khoản

Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán

Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366

Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z

 – Những trường hợp điển hình: DQC có khoản lợi nhuận bất thường hàng năm rất lớn lên đến 50-70 tỷ/ năm trong khi nhiều NĐT không nhận ra điều này sẵn sang trả giá rất cao, P/E thậm chí lên 13 lần cho lợi nhuận bất thường này. Đến năm 2017 khi không còn ghi nhận nữa, nhiều NĐT đã ngậm quả đắng ở giá 80.000 đồng và rồi cổ phiếu giảm có lúc về còn 30.000 đồng.

– Dấu hiệu nhận biết: Chỉ cần đọc báo cáo KQKD xem phần lợi nhuận tài chính và lợi nhuận khác, nếu thấy cao trong khi P/E tính trên lợi nhuận bất thường đã ở mức cao thì nên tránh xa. Còn nếu dự báo được trước có các khoản này trong khi định giá bình thường đã rẻ thì lại là cơ hội lớn.

4. Biến Động Dòng Tiền Kinh Doanh Và Hoạt Động Tài Chính

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh luôn âm và dòng tiền từ hoạt động tài chính luôn dương trong vài năm với giá trị lớn

Đây là dấu hiệu cho thấy bản chất hoạt động kinh doanh của công ty rất kém hiệu quả. Nguyên nhân có thể là do kinh doanh thua lỗ hoặc do bị chiếm dụng vốn lớn nhằm mục đích nâng doanh thu; hoặc doanh nghiệp ghi nhận ảo doanh thu …

Trong khi đó, dòng tiền tài chính dương nhờ việc vay thêm nợ hoặc phát hành cổ phiếu để bù đắp cho hoạt động kinh doanh tệ hại (đây là câu chuyện có doanh thu, lợi nhuận mà không có tiền).

Dấu hiệu: Đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ là có thể nhận ra điều này ngay. Lưu ý 1 số trường hợp doanh nghiệp đang mở rộng sản xuất kinh doanh rất mạnh nhìn thấy được, thì điều này chấp nhận được nhưng sau vài năm tốc độ mở rộng giảm thì dòng tiền kinh doanh phải dương trở lại.

5. Các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng quá nhanh và lớn

Các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng quá nhanh và lớn, chiếm phần lớn tài sản ngắn hạn hoặc có các giao dịch mua bán với doanh nghiệp mờ ám

Điều này hết sức nguy hiểm.

  • Một là doanh nghiệp bị tồn đọng vốn lớn trong hàng tồn kho và bị chiếm dụng vốn nhiều dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả kinh doanh kém.
  • Hai là vấn đề thanh khoản sẽ nguy hiểm nếu có áp lực trả nợ, trả lãi nhiều.
  • Ba là, hàng tồn kho và phải thu là 2 khoản dễ làm giả nhất trong báo cáo tài chính. Cuối cùng, giao dịch mờ ám là cơ sở để doanh nghiệp dễ ghi khống tài sản.

 – Những trường hợp điển hình: TTF giai đoạn 2011-2016 hàng tồn kho và các khoản phải thu luôn chiếm trên 95%-97% tài sản ngắn hạn, đến 2017 kiểm toán lại thì mới thấy TTF đã làm khống hơn 1.000 tỷ hàng tồn kho và kết quả thảm khốc giá cổ phiếu giảm từ 45.000 đồng về còn 4.000 đồng. KSA, MTM là điển hình của việc làm khống tài sản thông qua các khoản phải thu công ty liên quan chiếm đến 95% tài sản ngắn hạn.

– Dấu hiệu: Tính tỷ lệ hàng tồn kho và khoản phải thu so với tài sản ngắn hạn nếu cao trên 75% thì rất rủi ro. Khi xem kỹ hơn phần thuyết minh báo cáo tài chính, nếu thuyết minh mập mờ không có số cụ thế và phần phải thu khác quá lớn thì công ty đó không đáng tin cậy. Nếu thuyết minh có rõ ràng, chúng ta nên tìm hiểu về tình hình hoạt động các con nợ đó xem có tin cậy uy tín không hay chỉ là công ty ảo … Điều đặc biệt nguy hiểm nữa là có phải thu với các cá nhân hàng trăm tỷ.

+=> Xem thêm4 Giai Đoạn Của Cổ Phiếu, Không Biết Sẽ Còn Thua Lỗ

6. Biên lợi nhuận gộp liên tục giảm rất rõ rệt

Điều này cho thấy doanh nghiệp đang làm ăn kém hiệu quả hơn rất nhiều:

  • Do cạnh tranh khốc liệt phải giảm giá bán, nâng chiết khấu khiến lợi nhuận giảm
  • Do ngành nghề kinh doanh kém hấp dẫn và không hợp thời.

Dấu hiệu: Đọc trong báo cáo KQKD để tính được chỉ số biên lợi nhuận gộp nếu giảm mạnh đọc tiếp thuyết minh vì sao giảm, kết hợp với báo cáo thường niên để thấy được viễn cảnh của doanh nghiệp trong tương lai.

*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!
Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang  Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả! Liên Hệ Quảng Cáo Tại Đây

Xem thêm

Bạn cần phải biết cách thức đội lái thao túng giá cổ phiếu Wash Trade

Nếu bạn thấy đồ thị các cổ phiếu nằm như một đường thẳng trong một …

Chat Zalo
0966192366