Thứ năm , 5 Tháng mười hai 2024

Các loại trái phiếu doanh nghiệp danh mục Sản phẩm đầu tư trái phiếu cơ hội hưởng lợi suất cao

Hiện nay, trái phiếu doanh nghiệp là một kênh đầu tư khá hấp dẫn với mức sinh lời tương đối cao. Thế nhưng, trái phiếu doanh nghiệp là gì ? Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp ra sao? Trái phiếu doanh nghiệp gồm những loại nào? Lợi ích và rủi ro ra sao luôn được các nhà đầu tư mới băn khoăn. Mời bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết của Big Đầu Tư dưới đây để hiểu rõ hơn về loại hình đầu tư này nhé !

Trái phiếu doanh nghiệp có hình thức khá giống với trái phiếu chính phủ với chức năng đảm bảo, công nhận nợ do một công ty phát hành và bán cho các nhà đầu tư.

Vậy trái phiếu doanh nghiệp là gì ?

Khái niệm trái phiếu doanh nghiệp

Trước khi đi sâu vào khám phá trái phiếu doanh nghiệp là gì, chúng ta hãy nhắc lại một chút về khái niệm trái phiếu.

Trái phiếu là một sản phẩm tài chính mà một tổ chức phát hành (chính phủ hoặc doanh nghiệp) để huy động nguồn vốn vay từ nhà đầu tư. Tổ chức phát hành có nghĩa vụ thực hiện các cam kết nợ, bao gồm thanh toán lãi suất định kỳ và hoàn lại số tiền đầu tư ban đầu khi đến kỳ đáo hạn.

Từ định nghĩa trên, ta có thể liên hệ đơn giản rằng, trái phiếu doanh nghiệp là trái phiếu do doanh nghiệp phát hành, dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi nợ. Doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán cả lãi lẫn gốc cho chủ sở hữu trái phiếu khi đến kỳ hạn. Khi bạn mua trái phiếu của một công ty nào đó thì lúc này, bạn đang là chủ nợ của họ.

Cách hoạt động của trái phiếu doanh nghiệp

Hầu như tất cả trái phiếu doanh nghiệp đều có cấu trúc thanh toán lãi suất tiêu chuẩn. Khi nhà đầu tư sở hữu trái phiếu, họ nhận được tiền lãi từ công ty phát hành cho đến khi trái phiếu đáo hạn.

Tại thời điểm đó, chủ sở hữu trái phiếu có thể đòi lại mệnh giá của trái phiếu. Trái phiếu doanh nghiệp cũng có thể có các điều khoản hay chính sách để cho phép trả trước sớm hơn nếu có thay đổi về lãi suất hiện hành và đương nhiên các chủ sở hữu trái phiếu có thể chọn bán trái phiếu trước khi đến ngày đáo hạn.

Giống như các loại nợ khác, trái phiếu có thể có lãi suất cố định giữ nguyên trong suốt vòng đời của trái phiếu, hoặc cũng có thể có lãi suất thay đổi.

Phân loại trái phiếu doanh nghiệp

Trên thị trường hiện nay, có 2 loại trái phiếu doanh nghiệp. Đó là trái phiếu niêm yết và trái phiếu OTC.

  • Trái phiếu niêm yết thì được đăng ký đầy đủ và phát hành rộng rãi trên các sàn giao dịch như HNX hoặc HSX. Toàn bộ quá trình giao dịch, nhà đầu tư phải tuân thủ theo quy định của Sở giao dịch Chứng khoán.
  • Trái phiếu OTC là trái phiếu phi tập trung và giao dịch trên thị trường OTC. Mọi giao dịch không bị ràng buộc bởi một cơ quan hay chính sách pháp lý nào. Tất cả dựa trên thỏa thuận riêng giữa các nhà đầu tư khi mua bán trái phiếu.

Điều kiện và đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp

Điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp có thời gian hoạt động chính thức tối thiểu 1 năm.
    Có bản báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của 1 năm liền kề trước năm phát hành trái phiếu phải có lãi
  • Báo cáo tài chính đã thông qua và được các bộ phận kiểm toán chấp nhận toàn phần.
  • Đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn theo quy định. Đồng thời cam kết đảm bảo mọi an toàn đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
  • Đề ra phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
  • Nếu doanh nghiệp thuộc đối tượng được phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm theo chứng quyền. Thì phải đảm bảo được tỷ lệ tham gia của phía bên nước ngoài trong doanh nghiệp. Và các đợt phát hành 2 loại trái phiếu này phải cách nhau ít nhất 06 tháng

Hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp

  • Trái phiếu doanh nghiệp có thể được phát hành dưới nhiều hình thức như bút toán ghi sổ, chứng chỉ, dữ liệu điện tử.
  • Hình thức trái phiếu phát hành theo từng đợt sẽ được quyết định bởi doanh nghiệp phát hành theo quy định tại thị trường phát hành.

Kỳ hạn trái phiếu

Được quyết định bởi doanh nghiệp phát hành dựa trên các đợt phát hành tùy thuộc vào tình hình thị trường tài chính và nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Khối lượng trái phiếu phát hành

Được quyết định bởi doanh nghiệp phát hành dựa trên các đợt phát hành tùy thuộc vào khả năng huy động vốn và nhu cầu sử dụng vốn của thị trường trong từng giai đoạn.

Đồng tiền thanh toán và phát hành trái phiếu

  • Đồng tiền phát hành trái phiếu trong nước là Việt Nam đồng.
  • Đồng tiền phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế căn cứ vào quy định tại thị trường đó.
  • Đồng tiền thanh toán cùng loại với đồng tiền phát hành.

HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1

Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : /tcbs

Đăng ký Mở Tài Khoản

Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán

Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366

Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z

Mệnh giá trái phiếu doanh nghiệp

  • Mệnh giá trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong nước là 100.000 đồng hoặc là bội số của 100.000 đồng.
  • Mệnh giá trái phiếu doanh nghiệp được phát hành tại thị trường nước ngoài căn cứ theo quy định của thị trường đó.

Lãi suất danh nghĩa

  • Phương thức xác định lãi suất danh nghĩa bao gồm: Lãi suất thả nổi, lãi suất cố định cho cả kỳ hạn trái phiếu, lãi suất kết hợp giữa cố định và thả nổi.
  • Nếu lãi suất danh nghĩa xác định theo lãi suất thả nổi, doanh nghiệp phát hành cần nêu rõ cơ sở tham chiếu để thông báo đến các nhà đầu tư mua trái phiếu, đồng thời xác định lãi suất danh nghĩa tại thời điểm phát hành.
  • Lãi suất danh nghĩa theo từng đợt phát hành trái phiếu được xác định căn cứ trên khả năng thanh khoản nợ và tình hình tài chính.
  • Bên cạnh việc tuân thủ quy định về lãi suất trái phiếu tại Nghị định này, tổ chức phát hành còn phải theo sát quy định lãi suất của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Loại hình trái phiếu doanh nghiệp

  • Trái phiếu chuyển đổi: Là loại trái phiếu không có bảo đảm hoặc trái phiếu có bảo đảm; trái phiếu không kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu kèm theo chứng quyền.
  • Trái phiếu không chuyển đổi: Là loại trái phiếu không có bảo đảm hoặc trái phiếu có bảo đảm; trái phiếu không kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu kèm theo chứng quyền.

Giao dịch trái phiếu doanh nghiệp

Giao dịch trái phiếu doanh nghiệp bị hạn chế trong phạm vi dưới 100 nhà đầu tư (không kể các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp) trong vòng 1 năm kể từ ngày phát hành, ngoại trừ trường hợp theo quy định thừa kế của pháp luật hoặc quyết định của tòa án. Sau thời hạn này, mọi hoạt động trái phiếu doanh nghiệp không bị hạn chế số lượng nhà đầu tư, ngoại trừ trường hợp có quyết định khác của doanh nghiệp phát hành.

Phương thức thanh toán trái phiếu doanh nghiệp

Phương thức thanh toán trái phiếu công ty bao gồm gốc và lãi được công bố bởi doanh nghiệp phát hành cho nhà đầu tư dựa trên thông lệ thị trường và nhu cầu sử dụng vốn trước khi phát hành trái phiếu.

Quyền lợi chủ sở hữu trái phiếu doanh nghiệp

Ngoài các đặc điểm trên, Điều 9 Nghị định 163 còn quy định quyền lợi của chủ sở hữu trái phiếu doanh nghiệp đó là:

  • Nhận trái phiếu do doanh nghiệp phát hành, được thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc với đầy đủ lãi suất. Đảm bảo thực hiện đúng các quyền kèm theo (nếu có) theo các điều kiện, điều khoản của trái phiếu khi doanh nghiệp phát hành.
  • Có quyền dùng trái phiếu doanh nghiệp để chiết khấu, chuyển nhượng, cho/ tặng, thừa kế, và sử dụng trái phiếu như 1 tài sản bảo đảm trong các quan hệ dân sự và quan hệ thương mại đúng theo quy định của pháp luật.

Tại sao lại phát hành trái phiếu doanh nghiệp?

Trái phiếu doanh nghiệp là một hình thức tài trợ cho vay nợ. Công ty có thể kêu gọi một nguồn vốn lớn cho nhiều doanh nghiệp, cùng với vốn chủ sở hữu, các khoản vay ngân hàng và hạn mức tín dụng.

Nói chung thì một công ty cần phải có một thu nhập tiềm năng nhất định để có thể cung cấp chứng khoán nợ cho công chúng với lãi suất ưu đãi.

Nếu chất lượng tín dụng của một công ty ở mức cao thì sẽ dễ dàng phát hành thêm nợ với lãi suất thấp. Khi các công ty cần tăng vốn ngắn hạn, họ có thể bán thương phiếu, tương tự với trái phiếu nhưng thường đáo hạn trong khoảng 9 tháng hoặc ít hơn.

Lợi ích khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp?

Về cơ bản, khi rót tiền vào hình thức đầu tư trái phiếu, nhà đầu tư sẽ nhận về 4 lợi ích thực tiễn như sau:

  • Nhận được số tiền lãi hàng tháng cao hơn lãi tiết kiệm;
  • Mức độ rủi ro thấp hơn so với sở hữu cổ phiếu, do trái chủ sẽ được ưu tiên thanh toán nợ trước cổ đông khi công ty đi đến giải thể hoặc phá sản;
  • Dễ dàng trao đổi qua lại với mức lãi suất thực nhận trong thời gian đầu tư;
  • Có thể sử dụng lãi suất định kỳ để tái đầu tư, “lời sinh lời”.

Sự khác biệt giữa trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu

Khi một nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp, có nghĩa là họ cho công ty đó vay tiền.

Ngược lại, khi một nhà đầu tư mua cổ phiếu, nghĩa là họ mua một phần của công ty. Giá trị của các cổ phiếu tăng và giảm đi theo giá trị của công ty, cho phép các nhà đầu tư kiếm lợi nhuận hoặc thua lỗ.

Với trái phiếu, nhà đầu tư sẽ chỉ kiếm lãi mà thôi. Nếu một công ty bị phá sản, công ty sẽ trả cho chủ sở hữu trái phiếu của mình cùng các chủ nợ khác trước các cổ đông trong công ty, làm cho trái phiếu luôn trong tình trạng an toàn hơn cổ phiếu.

Tiêu chí khi lựa chọn đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Khi lựa chọn đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, Nhà đầu tư cần lưu ý những điểm sau:

  • Bước 1: Lựa chọn đúng thời điểm “vàng” để mua trái phiếu dựa trên chu kỳ chứng khoán. Khi chu kỳ này bùng nổ thì cổ phiếu sẽ là sản phẩm đáng đầu tư hơn. Ngược lại, trong lúc chu kỳ suy thoái thì bạn có thể mạnh tay đầu tư vào trái phiếu, vì bản chất của nó là rủi ro thấp, các nhà đầu tư sẽ xem nó như một chỗ trú ẩn an toàn;
  • Bước 2: Đánh giá rủi ro từ phía công ty phát hành. Nhà đầu tư cần xem xét các yếu tố như vị thế của doanh nghiệp trong ngành, khả năng tài chính cũng như uy tín của ban quản trị.
  • Bước 3: Cân bằng giữa rủi ro và lãi suất. Nhà đầu tư đừng vội tin vào những trái phiếu có lãi suất ngất ngưởng. Vì đó có thể là “mồi nhử” mà các công ty đang gặp vấn đề tung ra để thu hút vốn vay.
  • Bước 4: Cân nhắc thời hạn của trái phiếu. Nhà đầu tư dự định đầu tư trong bao lâu, ngắn hạn hay dài hạn, mục tiêu là lợi nhuận hay thu nhập.

Như vậy, để đầu tư trái phiếu hiệu quả, về bản chất trái phiếu, Nhà đầu tư cần lưu ý 2 điểm là Uy tín của công ty phát hành và điều khoản liên quan đến trái phiếu đó, bao gồm lãi suất, tài sản đảm bảo, cơ quan phát hành, cơ quan quản lý tài sản đảm bảo. Về những yếu tố bên ngoài, Nhà đầu tư cần xác định đúng xu hướng thị trường để phát huy tối đa lợi ích của trái phiếu cũng như cân nhắc kỹ nhu cầu đầu tư của bản thân, bao gồm nguồn vốn, khẩu vị rủi ro, thời gian đầu tư. 4 tiêu chí đó sẽ giúp Nhà đầu tư lựa chọn được trái phiếu phù hợp.

>> Xem thêm: Danh Sách Cổ phiếu họ FLC Top Các cổ phiếu của tỷ phú Trịnh Văn Quyết

Lời kết

Qua bài viết trên, Big Đầu Tư đã giúp các nhà đầu tư tìm đáp án cho câu hỏi “Trái phiếu doanh nghiệp là gì?” và Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp. Hy vọng nhà đầu tư sẽ phân biệt được giữa các loại trái phiếu và lựa chọn “rót tiền” vào những đơn vị uy tín

Để hiểu thêm về thị trường chứng khoán cho người mới bắt đầu Thông tin Chứng khoán sẽ giúp  bạn những thông tin hữu ích quan trọng và cần thiết về thị trường chứng khoán.

Lựa chọn đầu tư là ở mỗi người, nhưng lựa chọn đúng sẽ quyết định rất lớn đến thành công trong tương lai. Chúc các bạn thành công !

*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!
Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang  Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả! Liên Hệ Quảng Cáo Tại Đây

Xem thêm

Bạn cần phải biết cách thức đội lái thao túng giá cổ phiếu Wash Trade

Nếu bạn thấy đồ thị các cổ phiếu nằm như một đường thẳng trong một …

Chat Zalo
0966192366