Chủ Nhật , 24 Tháng mười một 2024
Chiến lược mua đáy bán đỉnh như thế nào? Cách xác định đỉnh và đáy theo PTKT 2022

Chiến lược mua đáy bán đỉnh như thế nào? Cách xác định đỉnh và đáy theo PTKT 2022

Bên cạnh chiến thuật giao dịch chứng khoán hiệu quả như mua đáy bán đỉnh, đỉnh và đáy về cơ bản đóng vai trò quan trọng trong việc xác định xu hướng thị trường. Xác định xu hướng sớm là yếu tố bắt buộc trong giao dịch trên các thị trường tài chính để từ đó xây dựng những chiến lược giao dịch hiệu quả.

Vậy chiến lược mua đáy bán đỉnh như thế nào? Xác định đỉnh và đáy theo PTKT 2022 như thế nào?  Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này cùng Big Đầu Tư nhé!

I. Đỉnh, Đáy Là Gì?

Đỉnh và đáy là 2 khái niệm phân tích kỹ thuật căn bản mà mọi trader cần biết khi tham gia vào thị trường chứng khoán.

 – Vị trí mà giá đảo chiều được gọi là vùng đảo chiều. Nếu tại vùng đảo chiều, giá chuyển đổi từ tăng sang giảm ta gọi là đỉnh.

– Ngược lại, nếu tại vùng đảo chiều, giá chuyển đổi từ giảm sang tăng ta gọi là đáy.

II. Cách Xác Định Đỉnh Và Đáy Theo PTKT 2022

1. Xác định đỉnh, đáy dựa trên các đỉnh, đáy cũ đã được hình thành

Phương pháp này khá đơn giản. Về cơ bản, chúng ta xác định đỉnh, đáy dựa trên yếu tố lịch sử có thể lặp lại, tức là đỉnh, đáy sau có thể hình thành dựa trên đỉnh, đáy cũ đã được tạo ra trước đó.

Ví dụ, nếu một đỉnh đã hình thành trước đó, thì tiềm năng giá trong tương lai cũng sẽ hình thành đỉnh mới tại vùng giá này là khá cao.

Ngược lại nếu một đáy đã hình thành trước đó, thì việc giá trong tương lai cũng sẽ hình thành đáy mới tại vùng giá này cũng là rất cao.

2. Xác định đỉnh, đáy dựa trên các chỉ báo động lượng (MACD, RSI…)

Trong một xu hướng tăng, khi giá liên tục tăng thì đòi hỏi yếu tố động lượng cũng phải tăng tương ứng như mức tăng của giá. Trong trường hợp giá vượt qua đỉnh cũ nhưng các chỉ báo động lượng thấp hơn đỉnh cũ thì đó là dấu hiệu báo hiệu xu hướng đảo chiều của giá.

Các chỉ báo động lượng thường được sử dụng là MACD, RSI . Trong trường hợp này, các chỉ báo động lượng đã thể hiện chính xác sức mạnh nội tại của xu hướng, mặc dù bề ngoài nó vẫn tăng, nhưng chỉ là tăng ảo, phe mua đã yếu sức, không còn đủ sức để đẩy giá lên nữa và bị lấn áp bởi phe bán.

Chúng ta cũng có thể sử dụng cách này để xác định đáy, theo chiều ngược lại.

3. Xác định đỉnh, đáy sử dụng công cụ Fibonacci thoái lui

Việc xác định đỉnh, đáy trong một thị trường có xu hướng bằng công cụ Fibonacci thoái lui khá đơn giản.

Đối với xu hướng tăng, chúng ta có thể xác định đáy mới bằng cách:

⦁ Xác định đỉnh và đáy cũ của xu hướng.

⦁ Dùng Fibonacci kéo từ đáy cũ đến đỉnh cũ của xu hướng tăng đó.

⦁ Vùng 50-61,8 của Fibo chính là vùng dự đoán sẽ tạo ra đáy mới.

HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1

Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://bigdautu.com/tcbs

Đăng ký Mở Tài Khoản

Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán

Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366

Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z

Ta cũng có thể áp dụng cách này để xác định đỉnh mới trong một xu hướng giảm.

III. Chiến Lược Mua Đáy Bán Đỉnh Như Thế Nào?

1. Tín hiệu tạo đỉnh

a. Động lượng tăng trưởng giảm dần

Trong một xu hướng tăng khi chỉ số tiếp tục bứt phá qua khỏi đỉnh cũ để chinh phục đỉnh cao mới thì đòi hỏi yếu tố động lượng cũng phải tăng tương ứng như mức tăng của giá. Trong trường hợp giá vượt qua đỉnh cũ nhưng các chỉ báo động lượng thấp hơn đỉnh cũ thì đó là dấu hiệu báo hiệu rủi ro đảo chiều của chỉ số.

Các chỉ báo động lượng thường được sử dụng là MACD, RSI…

Tín hiệu tạo đỉnh dựa vào MACD

b. Khối lượng giao dịch tăng mạnh nhưng mức tăng của chỉ số không tăng tương ứng

Trong xu hướng tăng mạnh với liên tiếp những chuỗi tăng thì ở một thời điểm nào đó đột nhiên xuất hiện khối lượng giao dịch tăng mạnh nhưng mức tăng của chỉ số thấp hoặc tiêu cực hơn nếu xuất hiện nhịp đảo chiều ngay trong phiên. Đặc điểm này cho thấy cổ phiếu đó có thể đang bị chốt lời mạnh và động lực tăng sau đó sẽ suy yếu dần.

c. Giá nỗ lực hồi phục sau nhịp điều chỉnh nhưng không chinh phục được đỉnh cao mới

Sau nhịp điều chỉnh trong một kênh xu hướng tăng, giá hồi phục trở lại như những lần điều chỉnh trước đó nhưng đảo chiều khi tiệm cận vùng đỉnh cũ đây là dấu hiệu cho thấy sức mạnh xu hướng đã suy yếu.

Các mẫu hình mà chúng ta thường dễ nhận thấy đó là mẫu hình 2 đỉnh hoặc 3 đỉnh.

d. Xuất hiện khoảng trống giá kiệt sức sau đà tăng mạnh trước đó

Sau khoảng thời gian tăng trưởng nóng, bạn nhận ra mức thanh khoản của thị trường trong vài ngày gần đây đang ở mức cao. Sau đó, chỉ số xuất hiện một phiên bùng nổ với khối lượng giao dịch tăng mạnh ngay từ đầu phiên giao dịch để hình thành khoảng trống giá so với phiên trước.

Thông thường dấu hiệu này xuất hiện khi giá đang vận động trong vùng tích lũy thì đây là tín hiệu khả quan, giá có thể bắt đầu cho nhịp tăng mới.

Tuy nhiên, trong trường giá đã thể hiện đà tăng mạnh trước đó thì đây được xem là tín hiệu phân phối trong thời điểm nhà đầu tư cảm thấy hưng phấn nhất.

2. Tín hiệu tạo đáy

a. Động lượng giảm thu hẹp

Trong một xu hướng giảm giá, chỉ số tiếp tục phá đáy thấp gần nhất nhưng các chỉ báo động lượng cao hơn mức thấp nhất gần nhất. Biểu hiện này cho thấy mặc dù giá tiếp tục xu hướng giảm nhưng quán tính giảm bị thu hẹp lại đáng kể. Khi chỉ báo tạo đáy sau cao hơn đáy trước thì đó là tín hiệu cho thấy thị trường sắp vào vùng đáy.

b. Xuất hiện nhịp đảo chiều ngay trong phiên với khối lượng giao dịch lớn

Sau nhịp giảm dài với lực bán càng ngày càng mạnh mẽ và chưa có dấu hiệu nào cho thấy xu hướng giảm sẽ kết thúc xu hướng giảm.

Tuy nhiên, trong một phiên nào đó thì đột nhiên giá xuất hiện nhịp đảo chiều ngay trong phiên đảo chiều mạnh với khối lượng giao dịch tham gia bắt đáy mạnh. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy chỉ số chuẩn bị bước vào vùng tạo đáy đảo chiều khi có sự tham gia rất tích cực của dòng tiền.

c. Giá hình thành mẫu hình kiểm chứng đáy thành công

Đây là tín hiệu phổ biến nhất khi giá quay đầu trở lại để kiểm chứng mức đáy cũ và đảo chiều hồi phục trở lại khi chạm đáy cũ.

Giá có thể kiểm chứng 2 lần hoặc 3 lần, đây được gọi là mẫu hình 2 đáy hoặc 3 đáy. Biểu hình của mẫu hình này cho thấy đà giảm của chỉ số đã chững lại và bắt đầu phản ứng tích cực hơn khi chạm các ngưỡng hỗ trợ.

d. Xuất hiện phiên bật tăng mạnh vượt qua khỏi khu vực tích lũy

Sau khi tạo đáy và hình thành mặt bằng giá tích lũy. Chỉ số bật tăng mạnh ngay từ thời điểm đầu phiên giao dịch với dòng tiền mua gom quyết liệt.

Cũng có một số trường hợp khi giá bật tăng mạnh thì sẽ quay trở lại kiểm chứng ngưỡng kháng cự này (bây giờ được xem là ngưỡng hỗ trợ). Nếu chỉ số kiểm chứng thành công ngưỡng hỗ trợ này thì có thế xác nhận cho một xu thế tăng mới và chỉ số đã tạo đáy thành công.

*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!
Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang  Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả! Liên Hệ Quảng Cáo Tại Đây

Xem thêm

Bạn cần phải biết cách thức đội lái thao túng giá cổ phiếu Wash Trade

Nếu bạn thấy đồ thị các cổ phiếu nằm như một đường thẳng trong một …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
0966192366