Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID) thành lập năm 1957, tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính. Năm 2014, cổ phiếu BID niêm yết Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). BID cung cấp dịch vụ ngân hàng thương mại cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. BID đã thiết lập mạng lưới ngân hàng đại lý với trên 2,300 định chế tài chính trên toàn cầu. Có nên mua cổ phiếu BID Nàng Hậu Bị Lãng Quên Nhận định cổ phiếu BID 2022
TÓM TẮT BÀI VIẾT
BID: Nàng Hậu Bị Lãng Quên, Sẽ Trở Mình Toả Sáng Trong Năm 2022
BID: Hoàng Hậu một thời, trên vạn người, dưới một người duy nhất là Hoàng Thượng VCB, vậy mà quay qua quảnh lại đã bị đám Vương Phi trẻ, khoẻ vượt mặt, bị con trời hắc hủi, xa lánh
Với lòng tự tôn và bản lĩnh kiên cường, Nàng Hậu sẽ trở mình mạnh mẽ, lấy lại những gì đã mất để cùng sánh bước với Hoàng Thượng VCB dìu dắt Vương Triều Bank tiến đến chinh phục VNI mốc 1800 ngay trong năm 2022
Đùa tý cho có không khí, nhìn thấy cơ hội lớn ở mã BID nhưng lên F tìm không thấy PIC nào về nó, chắc do nđt ít quan tâm, xa lánh nên thôi mình tự mở PIC để các ae cùng giao lưu vậy. Vì sao BID rất đáng để đầu tư trong năm 2022 ?, bởi các lý do sau:
I) Về FA
– BID là ngân hàng thuộc nhóm Big Four, có hệ thống phòng giao dịch rộng khắp mọi miền đất nước, trải dài từ nông thôn đến thành thị và nắm trong tay hàng triệu tài khoản, giao dịch
– Giai đoạn khó khăn nhất đã qua, nhờ tái cấu trúc mạnh mẽ, quyết liệt xử lý nợ xấu, tăng cường trích lập dự phòng trong các năm 2020-2021 đã đưa ngân hàng trở lại vị trí an toàn, tạo tiền đề phát triển vững chắc trong thời gian tới
– Nhìn vào các tiêu chí EPS, PE… thì thấy rất xấu và thua xa các ngân hàng khác nhưng bản chất do tăng cường trích lập dự phòng quá nhiều nên mới như thế, chứ doanh thu và thu nhập lãi thuần vẫn đang đứng đầu trong khối bank> Cái xấu này lại là cái đẹp
II) Về Sóng Ngân Hàng và Sóng VNI
– Năm 2021 là năm uptrend vĩ đại của khối ngân hàng nói riêng và VNI nói chung, giá một loạt cổ phiếu tăng mạnh gấp 2, gấp 3 lần so với năm 2020 song BID không những không tăng mà lại còn giảm, giá hiện tại vẫn thấp hơn ngày 4/1/2021
Chứng Khoán là sự kỳ vọng cho tương lai, chính vì trong 2021 BID ko được kỳ vọng tốt nên giá cổ phiếu đã không thể tăng theo sóng ngành, ngược lại còn bị giảm và là con duy nhất giảm giá trong khối. Nay 2022 với kỳ vọng tốt hơn> Sẽ được nhanh chóng phản ánh vào giá cổ phiếu
III) Về TA
Chart khung ngày vẫn giữ trend trung hạn, sắp bứt phá qua trend giảm giá ngắn hạn, giá nến đóng trên tấc cả các đường MA9, MA20, MA50, MA100. MACD đường tín hiệu cũng sắp cắt lên> CP đang có xu hướng tốt
Chart khung tuần cũng rất đẹp, ngay chân sóng của trend line
Chart khung tháng thì càng đẹp hơn, đang đi lên kiểu Zic zac, ngay vùng chân của con sóng 5, mục tiêu hướng đến kv 55
Chart PM Homily cũng ổn, có dòng tiền tạo lập đi vào, nến đóng trên dải Position xác nhận uptrend trung hạng, PM báo mua ( mũi tên xanh hướng lên) hôm 24/12
Tóm lại mọi thứ đều tốt, tiềm năng giá sẽ tăng mạnh trong thời gian sắp tới, mục tiêu hướng đến lần lượt ngắn hạng 37, trung hạng 44, dài hạng 55, Upsize 57% so với giá hiện tại trong thời gian 6 tháng
Vùng mua an toàn kv 35- 35.3, mua gia tăng khi giá vượt 35.7. Cắt lỗ khi giá đóng cửa thủng MA 50 tương ứng mốc 34.4
>>>>>Nhận định cổ phiếu DPG cổ phiếu đầu tư công mạnh nhất 2022 có nên mua DPG
Cách mua cổ phiếu BIDV Nhận định cổ phiếu BID 2022 có nên mua đầu tư lâu dài
Trong báo cáo cập nhập về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV – Mã: BID), Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho biết lộ trình tăng vốn 2021 – 2023 của BIDV có thể lùi lại một năm so với dự kiến.
Cụ thể, kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 12,2% đang xin ý kiến chấp thuận của Chính phủ. Trong khi đó, kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu cho cổ đông nước ngoài với tỷ lệ 8,5% vẫn trong giai đoạn đàm phán.
“NHNN sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại BIDV xuống 65% vào cuối năm 2023. Như vậy, trong 2 năm tới, tỷ lệ cổ phần còn lại cho cổ đông ngoại còn hơn 15%. Đây là mức hấp dẫn để thu hút các quỹ ngoại hoặc một đối tác chiến lược tiềm năng khác cho ngân hàng,” báo cáo viết.
Gần đây, BIDV đã nhận được hạn mức tăng trưởng tín dụng mới là 9,5%. Các chuyên gia kỳ vọng tốc độ tăng tín dụng của ngân hàng có thể được cải thiện trong quý IV khi dịch bệnh được kiểm soát tốt với nhu cầu tín dụng tăng, cộng thêm lực đẩy từ việc tăng vốn.
Đồng thời, ngân hàng sẽ cơ cấu lại danh mục, tập trung tăng tỷ trọng phân phúc bán lẻ và doanh nghiệp SME nhằm cải thiện mức lãi suất cho vay và hạn chế rủi ro nợ xấu.
Hiện nay, BIDV đã tất toán toàn bộ trái phiếu VAMC và dự kiến hoàn thành trích lập xử lý toàn bộ nợ xấu thuộc Đề án tái cơ cấu trong năm 2021. Do đó, áp lực trích lập dự phòng từ năm 2021 trở đi sẽ giảm bớt đáng kể giúp lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ.
Ngoài ra, tỷ lệ CIR của ngân hàng được dự báo duy trì ở mức thấp so với hệ thống nhờ sự hỗ trợ của nhà đầu tư chiến lược. Cùng với đó là việc ứng dụng công nghệ mới và các giải pháp số hóa vào hoạt động như Smartbanking, hệ thống nộp và rút tiền tự động CRM,…
Bộ phận phân tích dự báo lợi nhuận trước thuế năm 2021 của ngân hàng đạt 14.881 tỷ đồng, tăng 64,9% so với cùng kỳ. Tỷ lệ CIR giảm xuống 33,3%.
Tăng trưởng cho vay khách hàng trong năm dự kiến đạt 10%. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,8% và tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng lên 101%.
Tuy nhiên, VCBS cũng lưu ý về rủi ro biên lãi ròng NIM có thể bị thu hẹp. Nguyên nhân là các ngân hàng quốc doanh chịu nhiều áp lực giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng hơn các NHTM tư nhân.
HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1
Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : /tcbs
Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán
Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366
Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z
Với tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR) xoay quanh mức 86% – 87%, các chuyên gia cho rằng sắp tới BIDV có thể phải chịu rủi ro về chi phí vốn khi tăng huy động để đảm bảo tỷ lệ LDR đáp ứng quy định.
“có 1 thế lực đầu đất nào đó đang cản trở sự tăng giá của bid, nó cứ táng xuống rồi lại kéo lên biên độ 1-2% cho các ông chán hết.
dọn ổ đón đại bàng, đại bàng sang đây thì dùng dịch vụ ngân hàng nào. bid ngân hàng số 1 việt nam (về nợ xấu, chi nhánh) chứ còn gì nữa. bọn đầu đất đang muốn chống phá đấy, cứ múc xúc húc đi, phải liều và lì với chúng nó”
“Một số Cty CK đã dự Ln BID khoảng 10k, MBB 11k. Khá sát.
Bid đang báo cáo NHNN để trình chia 26% cp, còn 2% TM hiển nhiên. Dự sẽ neo giá 50-60.
15% bán vốn, Hana thèm rỏ rãi nếu bid neo giá 50-60. Tây cũng giống các bác bán 20-30 ko mua, bán 50-60 lại ôm hết. Nhiều cái hay và buồn cười nhưng chắc phải bán sau, năm nay chắc chỉ còn đủ gian xử vụ chia.”
“Các người anh em kẹp bid, thứ 2 chúng ta cùng lấy lại thể diện, quyết tâm về bờ. Ai có xe thì cắm xe, ai không có thì xin tiền vợ, quyết không cutloss
mọi tuyệt học trong đầu tư tài chính đều hội tụ ở 2 chữ liều và lì thôi. Chỉ cần các ông có 1 trái tim nhiệt huyết, hay còn gọi là nhiệt huyết thanh xuân, dù kẹp nhưng tinh thần cũng như lúc gồng lãi, thì không có 1 thế lực nào có thể
doạ được các ông cả. Bọn short sẽ phải mua lại cổ để trả hàng, cách mạng tháng 10 ắt thành công, bid về 5 chục.”
BID – Cổ phiếu đáng chú ý cho 2022
Ngân hàng có quy mô lớn nhất hệ thống , đang có những dấu hiệu cho thấy sự trở lại của một người khổng lồ
Lợi nhuận bắt đầu tăng trưởng tích cực
NIM bắt đầu được mở rộng từ quý 1/2021
Tỷ lệ nợ xấu giảm dần và dự phòng/nợ xấu tăng liên tục là dấu hiệu tích cực. Kết quả quý 3 LNST chỉ 2122 tỷ do tác động của dịch COVID nhưng nhìn trong một xu hướng dài hạn sắp tới, BID đang dần xử lý nốt các khoản nợ tồn đọng và làm sạch bảng cân đối. Điều này sẽ giúp lợi nhuận của ngân hàng cải thiện tốt trong trung và dài hạn.
Tóm lại có thể thấy được sự bắt đầu hồi phục về nền tảng kinh doanh cơ bản của BID sau một thời gian dài. Ngoài ra, điểm nhấn trong thời gian tới còn đến từ kế hoạch phát hành thêm để tăng vốn.
Lộ trình này đã được phê duyệt chủ trương từ 2018 và đến 2022 sẽ bước sang giai đoạn 2.
GIá cổ phiếu hiện cũng đang ở mức nền hỗ trợ ~ 40
“đợt này các cổ banks lên đọt hết rồi, còn mỗi bid chưa quay lại đỉnh cũ ~48 thôi.. để xem đợt này có ai oánh lên ko.. cổ trôi nỗi bên ngoài ko nhiều ~4% tổng sl cổ thôi..
quan sát, quan sát”
Có thể thấy hành động của NHNN trong thời gian qua là muốn giúp tháo gỡ khó khăn cho các ngân hàng quốc doanh đặc biệt về vấn đề quanh câu chuyện cải thiện lớp đệm vốn chủ.
Vấn đề này càng trở nên quan trọng hơn khi việc tăng vốn thông qua phát hành mới gặp khá nhiều khó khăn trong khi việc tăng vốn điều lệ của các SOBs là nhu cầu cực kỳ cấp thiết trong bối cảnh các ngân hàng tư nhân liên tục có kế hoạch tăng vốn lớn và đang dần tiệm cận với quy mô vốn của các SOBs. Cụ thể trong trường hợp phát hành tăng vốn mới, nếu phát hành riêng lẻ cho đối chiến lược thì lợi ích của phần vốn sở hữu Nhà nước lại bị pha loãng còn nếu phát hành cho cổ đông hiện hữu thì Ngân hàng Nhà nước lại phải tìm nguồn để góp thêm vốn.
Do đó, chúng tôi đánh giá việc chấp thuận giữ lại lợi nhuận chưa phân phối và chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ là một bước đi khá hợp lý. Một điểm lưu ý nữa là ngành ngân hàng Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi số, cải thiện mô hình kinh doanh và có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn. Với ROE trung bình ngành quanh mức 15 – 20%, việc chia cổ tức bằng tiền mặt làm giảm giá trị doanh nghiệp chúng tôi cho rằng là không cần thiết, khiến giảm nguồn lực phát triển của ngân hàng trong khi lợi ích mang lại cho cổ đông lại không quá lớn.
Tổng kết lại, chúng tôi nhận thấy Ngân hàng nhà nước, thông qua các chính sách và hành động trong thời gian vừa qua đã giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các ngân hàng song song với kiểm soát được chất lượng tài sản ở mức an toàn, tránh vào những vết xe đổ như giai đoạn bong bóng bất động sản 2011 – 2013. Với định giá nhiều ngân hàng vẫn ở mức hợp lý, tiềm năng tăng trưởng tích cực, ngành ngân hàng trong 2022 sẽ có rất nhiều cơ hội cho nhà đầu tư
>>>>>Nhận định và Đánh giá Cổ phiếu VPG Siêu phẩm cho năm 2022 trúng đất khủng
KBSV: Khuyến nghị nắm giữ BID, giá mục tiêu 51.600 đồng/cổ phiếu
Theo báo cáo tài chính quý III, tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HoSE: BID) có phần chững lại do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Cụ thể, thu nhập lãi thuần trong quý đạt 12.205 tỷ đồng (giảm 5,6% so với quý liền trước, tăng 33,5% cùng kỳ); lợi nhuận trước thuế đạt 2.674 tỷ đồng (giảm 43% so với quý trước, giảm 1,1% cùng kỳ).
Biên lãi ròng (NIM) quý III đi ngang so với quý trước, đạt 3% (giảm 1 điểm cơ bản so với quý trước, nhưng tăng 72 điểm cơ bản so với cùng kỳ), với chi phí đầu vào bình quân tiếp tục duy trì mức thấp, đạt 3,62% (đi ngang cùng kỳ) và lãi suất bình quân đầu ra giảm nhẹ, đạt 6,45% đến từ các chính sách giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh của BID.
Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu tính đến cuối quý III đạt 1,6%, đi ngang so với quý II, giảm 2 điểm cơ bản so với cùng kỳ. BID tiếp tục đẩy mạnh trích lập dự phòng 7.502 tỷ đồng (tăng 30,3% cùng kỳ), qua đó tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên 140% (tăng 792 điểm cơ bản so với quý III/2020), cao thứ 5 trong hệ thống các ngân hàng.
Công ty Chứng khoán KB (KBSV) cho biết, mới đây, BID đã trình cổ đông phương án phát hành hơn 1 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức năm 2019 và 2020, qua đó tăng vốn điều lệ lên hơn 50.585 tỷ đồng. Lượng cổ phiếu được phát hành theo phương án này tương đương 25,77% lượng cổ phiếu hiện hành, cao hơn kế hoạch đề ra đầu năm là 12,2%.
Năm 2021, KBSV dự phóng lợi nhuận sau thuế của BID ở mức 10.765 tỷ đồng, tăng 49% so với năm trước. Sang năm 2022, dự báo lợi nhuận sau thuế đạt 14.213 tỷ đồng, tăng trưởng 32% cùng kỳ, phản ánh nhu cầu vay tăng mạnh sau dịch cùng chất lượng tài sản được cải thiện.
KBSV kết hợp 2 phương pháp định giá là P/B và chiết khấu lợi nhuận thặng dư để tìm ra mức giá hợp lý cho cổ phiếu BID. KBSV đưa ra mức giá mục tiêu dành cho cổ phiếu BID là 51.600 đồng/cổ phiếu, cao hơn 14% so với giá ngày 14/12.
BID: BID đối mặt với giai đoạn giãn cách xã hội năm 2021 tốt hơn so với năm 2020 – Báo cáo KQKD
Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BID) công bố KQKD 9 tháng đầu năm 2021 với tổng thu nhập từ HĐKD (TOI) là 47,1 nghìn tỷ đồng (+36,4% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 8,4 nghìn tỷ đồng (+51,9% YoY), hoàn thành lần lượt 83,4% và 80,6% dự báo năm 2021 của chúng tôi. Lợi nhuận tăng chủ yếu là do (1) thu nhập từ lãi (NII) tăng 42,5% YoY, (2) thu nhập phí ròng (NFI) tăng 30,1% YoY, (3) Thu nhập ròng khác tăng 70,1% YoY và (4) mức tăng 16,2% YoY trong chi phí từ HĐKD (OPEX) thấp hơn tốc độ tăng trưởng của TOI, bị ảnh hưởng một phần bởi chi phí dự phòng tăng 43,9% YoY. So với quý 3/2020, LNST sau lợi ích CĐTS quý 3/2021 giảm 2,9% YoY đạt 2,0 nghìn tỷ đồng chủ yếu do chi phí dự phòng tăng mạnh 30,3% YoY. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ có các cuộc thảo luận thêm với ngân hàng để có cái nhìn sâu hơn về các khoản cho vay tái cơ cấu trong quý 3/2021. Tại thời điểm này, chúng tôi cho rằng có khả năng điều chỉnh tăng dự báo hiện tại của chúng tôi cho lợi nhuận năm 2021 của BID, dù cần thêm đánh giá chi tiết
* NII 9 tháng 2021 tăng 42,5% YoY nhờ tăng trưởng cho vay mạnh mẽ và NIM tăng 71 điểm cơ bản YoY.
* NFI quý 3/2021 ghi nhận mức tăng trưởng 2 chữ số.
* Chi phí dự phòng tăng 43,9% YoY trong 9 tháng 2021 mặc dù không còn trích lập dự phòng VAMC cũng như tỷ lệ nợ xấu quý 3/2021 giảm 36 điểm cơ bản YoY.
* Chất lượng tín dụng nhìn chung ổn định trong quý 3/2021.
*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!