Nghiên cứu cổ phiếu tiết cung là yếu tố rất quan trọng khi có tín hiệu mua với khối lượng thấp. Chính vì thế, nó xứng đáng được thảo luận chi tiết. Vậy, Cổ Phiếu Tiết Cung Là Gì? Chọn cổ phiếu tiết cung, cạn cung như thế nào là hợp lý?
TÓM TẮT BÀI VIẾT
I. Cổ Phiếu Tiết Cung Là Gì?
Cổ Phiếu Tiết Cung hay có thể gọi là Testing cung.
Test cung Phương pháp VSA là một phương pháp kết hợp giữa phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản, kết hợp động lực của thị trường với các tín hiệu hành động giá để đưa ra những nhận định chính xác nhất về diễn biến trong tương lai của thị trường.
Việc test cung cầu trong VSA là một trong những hành vi quan trọng nhất của phương pháp này cần được thực hiện để nắm bắt sức mạnh của thị trường, từ đó anh em mới có thể đưa ra các quyết định giao dịch chính xác.
Test cung là gì? Tại sao mọi người phải chú ý đến hành động Test cung
Một nhà giao dịch lớn đang tích lũy ở một cổ phiếu nào đó có thể muốn đạp giá xuống để gom hàng. Tuy nhiên, để lái giá cổ phiếu tăng, điều này sẽ khó nếu những người khác muốn đổ ra bán. Để lái giá an toàn, nhà giao dịch lớn này phải kiểm tra xem có bao nhiêu lực cung còn tồn tại.
Nhà giao dịch chuyên nghiệp này phải hấp thụ tất cả lực bán ra nếu như muốn đẩy giá. Nếu họ buộc phải hấp thụ lực cung này, họ muốn chọn thời điểm lực cung này là ít nhất. Nên nhớ, các trader chuyên nghiệp không muốn ôm nhiều hàng giá cao vì điều đó khiến họ thua lỗ khi thị trường giảm.
Các cú hồi phục ở bất cứ mã cổ phiếu nào cũng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn sau khi bạn nhìn thấy lực cung xuất hiện. Các nhà giao dịch chuyên nghiệp hiểu rằng, tai những thời điểm có tin xấu, lực cung dễ dàng bị loại bỏ ra khỏi thị trường. Để biết được lực cung đã được loại bỏ nhiều hay chưa, cách tốt nhất là cho giá rơi thật nhanh. Những trader yếu ớt sẽ hoảng loạn bán ra. Các trader chuyên nghiệp làm điều này bằng cách bán mạnh lúc mở cửa, có thể lợi dụng cả thời điểm có tin xấu. CHÍNH KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH LÚC THỊ TRƯỜNG GIẢM GIÁ SẼ GIÚP CÁC TRADER CHUYÊN NGHIỆP BIẾT ĐƯỢC CÓ BAO NHIÊU LỰC CUNG ĐANG BÁN RA. NẾU KHỐI LƯỢNG THẤP, HOẶC GIAO DỊCH TRẦM LẮNG, LỰC CUNG CÒN LẠI ÍT. Đây cũng là cách bẫy các stoploss của thị trường.
Ngược lại, khối lượng lớn, chứng tỏ còn lực cung nhiều. Quá trình này được gọi là TEST CUNG. Quá trình test cung diễn ra thành công với khối lượng thấp và những cú test với khối lượng cao, thường đi kèm với các “tin cực xấu”. Đó chính là lúc thị trường rũ bỏ các trader yếu ớt để dễ dàng đẩy giá cao hơn. Test cung là một tín hiệu SOS (dấu hiệu mạnh).
Thông thường, bạn sẽ nhìn thấy các cú test cung với khối lượng thấp. Nó giúp thị trường dễ dàng tăng giá ngay lập tức.
Trong khi đó, các cú test cung với khối lượng lớn thường chỉ tạo nên các cú tăng giá tạm thời, và thường dễ test lại thêm lần nữa (re-test). Hành động giá này hay hình thành các mẫu hình W (Mẫu hình hai đáy bên CANSLIM). Đôi khi nó cũng ra dạng “Dead Cat Bounce). Mẫu hình W thường xuất hiện khi lực cung còn quá nhiều. Xem chi tiết về mẫu hình W tại cuốn sách
HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1
Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://bigdautu.com/tcbs
Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán
Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366
Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z
Đây là một cú test cung thành công được nhận diện bởi phần mềm TradeGuide, một công cụ phân tích VSA.
Giá bị đạp xuống khu vực bán trước đó (là vùng có khối lượng cao trước đó), sau đó bật tăng trở lại và đóng cửa ở đỉnh cao nhất ngày, hoặc gần với đỉnh cao nhất ngày với khói lượng thấp. Đây là một cú test cung thành công. Khối lượng hơn những phiên trước đó cho thấy có ít lực bán.
Nếu bạn đang ở trong thị trừng yếu hoặc thị trường con gấu, bạn có thể nhìn thấy nhiều lần xuất hiện các cú test cung. TUy nhiên, thị trường vẫn chưa đủ mạnh để đẩy giá tăng. Để thành công, bạn cần phải kết hợp với cấu trúc thị trường theo các pha của Wyckoff. Bất cứ cú test cung nào không làm cho giá tăng ngay lập tức có thể xem là một dấu hiệu suy yếu. Một cú test cung thực sự nên làm cho giá tăng ngay lập tức. Trong pha của wyckoff, các cú test cung nên xuất hiện ở pha D.
II. Tại Sao Test Cung Cầu Lại Là Bước Quan Trọng Trong Việc Phân Tích VSA?
Test cung cầu trong VSA được sử dụng để đảm bảo rằng tất cả áp lực bán (nguồn cung) đã được hấp thụ trong giai đoạn tích lũy, và điều này được thực hiện với việc Kiểm tra nguồn cung – Test of Supply
Các Big Player rất thường xuyên kiểm tra sức mạnh hiện tại của cả Bên mua và Bên bán, thường là tại vùng giá trên hoặc dưới một điểm tham chiếu quan trọng nào đó. Các Big Player sẽ hành động theo một trong hai tình huống sau
- Nếu họ KHÔNG tìm thấy bất kỳ nguồn cung nào nằm ở dưới hoặc bất kỳ lực cầu nào nằm ở trên các ngưỡng quan trọng thì họ sẽ khiến giá chuyển động theo hướng ngược lại của việc test này, cụ thể nếu cạn kiệt nguồn cung họ sẽ đẩy giá tăng lên, và nếu không có cầu thì thị trường sẽ giảm giá.
- Nếu họ nhận thấy vẫn còn lực CUNG/CẦU trên dưới ngưỡng đó thì họ thường sẽ theo dõi và sẽ cho testing lại vào một lần khác trước khi làm thay đổi diễn biến của thị trường.
Việc test cung cầu trong VSA thực tế là việc của “composite man” – tên gọi của các big player theo lý thuyết của phương pháp Wyckoff. Chỉ họ mới có đủ tiềm lực và sức mạnh để kiểm tra được thị trường.
1. Vùng hỗ trợ
Hỗ trợ là vùng giá ở đó xuất hiện lực mua tiềm năng, mà khi đủ CẦU thì nó có thể dừng một xu hướng giảm trước đó hoặc thậm chí làm đảo chiều và tăng giá trở lại.
Vùng hỗ trợ hình thành khi đủ cầu khiến giá đảo chiều tăng
2. Vùng kháng cự
Kháng cự là vùng giá ở đó xuất hiện lực bán tiềm năng, mà khi đủ CUNG thì nó có thể dừng một xu hướng tăng trước đó hoặc thậm chí làm đảo chiều và giảm giá trở lại.
Vùng kháng cự hình thành khi nguồn cung chiếm ưu thế
3. Làm thế nào để tìm “Vùng” hỗ trợ và kháng cự?
- Là vùng mà tại đó giá từ chối (Rejection)
- Flipping zone (hỗ trợ trước đó chuyển thành kháng cự bây giờ, và ngược lại)
- Fibonacci retracement (các mức thoái lui của Fibonacci có thể trở thành vùng hỗ trợ và kháng cự đáng tin cậy)
Giá từ chối tại vùng hỗ trợ
Flipping zone: hỗ trợ trước đó trở thành kháng cự của hiện tại
Kháng cự và hỗ trợ hình thành tại các mức Fibonacci
*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!