Thứ sáu , 22 Tháng mười một 2024

Đánh giá cổ phiếu GIL Cổ Phiếu Tăng Trưởng Dài Hạn 2022 Đối tác AMAZON

CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (GIL) có tiền thân là Công ty Cung ứng hàng xuất khẩu quận Bình Thạnh, được thành lập vào năm 1982. Ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất và xuất khẩu hàng may gia dụng. Tháng 9/2007, để thực hiện dự án Xí nghiệp may tại Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu, Công ty đã huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 102 tỷ đồng.  Đánh giá cổ phiếu GIL Cổ Phiếu Tăng Trưởng Dài Hạn 2022 Đối tác AMAZON

Trong 6 tháng đầu năm 2021, ngành dệt may đã có nhiều tín hiệu khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm trước nhờ chuỗi sản xuất phục hồi với đơn hàng truyền thống tăng trở lại. Các nền kinh tế lớn trên thế giới triển khai tiêm phòng vắc xin để phòng dịch Covid-19, đồng thời từng bước mở cửa trở lại để khôi phục kinh tế. Một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam dần hồi phục và tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã ký kết và đi vào thực thi. Đặc biệt, các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc có nhiều dấu hiệu tích cực khi nhiều doanh nghiệp dệt may hiện đã có đơn hàng xuất khẩu đến quý III/2021. Nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu đối với mặt hàng quần áo tăng mạnh khi kinh tế được phục hồi do dỡ bỏ dần lệnh phong tỏa.
Trong năm 2021, với kỳ vọng cuộc sống trở lại bình thường, nhu cầu mua sắm của người dân sau một năm bị kìm nén sẽ tăng trưởng trở lại. Điều này giúp các hãng thời trang lạc quan hơn về triển vọng kinh doanh, từ đó tác động tích cực đến các đơn hàng may truyền thống tại các nhà máy may tại Việt Nam. Thời gian qua, các doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến việc xây dựng nguồn cung vải trong nước để khai thác lợi thế của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Anh (UKVFTA)… Trong đó, nhiều doanh nghiệp đã khai thác lợi thế sản xuất trong nước để xuất khẩu sang châu Âu, hưởng lợi thế theo EVFTA. Theo các doanh nghiệp, cơ hội tăng xuất khẩu sang châu Âu đã tạo chất xúc tác để các nhà sản xuất nguyên phụ liệu mạnh dạn bỏ vốn đầu tư nhà máy, chuẩn bị và cung ứng nguyên phụ liệu “made in Vietnam” nhiều hơn.

>>>>>Định giá cổ phiếu KBC 2022 Hành trình 1xx trong 2022 chuẩn bị bán gần 6 triệu cổ phiếu quỹ

Tổng quan doanh nghiệp

Mới đây, Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (HoSE: GIL) đã thông qua chủ trương góp thêm vốn vào 2 công ty trong lĩnh vực môi giới, đấu giá bất động sản với tổng giá trị đầu tư thêm là 126 tỷ đồng.

Cụ thể, GIL dự kiến góp thêm 80 tỷ đồng vào Công ty Cổ phần Đầu tư Mỹ Khang; tỷ lệ sở hữu sau khi rót thêm vốn là 99,994%. Cùng với đó, doanh nghiệp cũng sẽ góp thêm 46 tỷ đồng vào Công ty Cổ phần Bất động sản Hưng Khang với tỷ lệ sở hữu sau khi góp thêm vốn là 99,998%.

Quý 3/21, do ảnh hưởng của giãn cách xã hội kéo dài, hoạt động sxkd của GIL gặp nhiều khó khăn và kết quả giảm sút mạnh so với cùng kỳ:

KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ 4/202001/10-31/12CKT/HN QUÝ 1/202101/01-31/03CKT/HN QUÝ 2/202101/04-30/06CKT/HN QUÝ 3/202101/07-30/09CKT/HN
Doanh thu thuần 911,065 864,190 1,258,133 629,260
Lợi nhuận gộp 210,687 167,963 247,173 94,955
LN thuần từ HĐKD 154,521 90,189 147,634 26,719
LNST thu nhập DN 118,573 71,059 115,002 18,352
LNST của CĐ cty mẹ 118,202 70,994 115,042 18,185

Đối với khung W, cổ phiếu tiếp tục đà tăng mạnh mẽ với thanh khoản tăng liên tục trong 4 tuần gần đây, RSI 64 vẫn chưa chạm ngưỡng quá mua, cùng với đó là nền giá 53 khá vững chắc phù hợp cho cả những nhà đầu tư trung/dài hạn.

• Lũy kế 9 tháng đầu năm, Doanh thu đạt 2,751 tỷ, tăng 8% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 204 tỷ, tăng 8% so với cùng kỳ. EPS cho 9 tháng đầu năm đạt 5,804 giảm 14% so với cùng kỳ năm 2020.

Về cơ bản, có thể thấy rõ ảnh hưởng lớn của giãn cách xã hội kéo dài trong miền Nam do Covid-19 đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nơi đây trong đó có GIL. Điều này, khiến cho GIL không thể tiến hành sản xuất như thông thường để có thể đáp ứng được đủ các đơn hàng cho đối tác. Doanh thu sụt giảm 31%. Giá vốn tăng mạnh do tăng chi phí sản xuất (chi phí phát sinh thêm liên quan tới Covid như test covid, SX 3-Tại chỗ,…) đẩy biên lợi nhuận giảm còn 15% so với 18% cùng kỳ. Công ty liên kết trong kỳ cũng phát sinh lỗ khiến cho lợi nhuận của GIL giảm 8 tỷ trong Q3/21 và 24 tỷ trong 9T/21.

Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (GIL) có tiền thân là Công ty Cung ứng hàng xuất khẩu quận Bình Thạnh, được thành lập vào năm 1982. Trụ
sở chính tại Tp. Hồ Chí Minh. Gilimex là một trong những công ty may và dệt gia dụng hàng đầu tại Việt Nam với một danh mục sản phẩm phong phú trong ngành sản xuất hàng dệt đa năng từ các vật dụng lưu trữ, dệt may gia đình, giỏ đựng đồ giặt, túi xách, balô, đồ dùng ngoài trời, hàng dệt may trẻ em cho đến chụp đèn.

>>>>>Đầu tư tại nhà là gì? Danh sách cách đầu tư online tại nhà hiệu quả an toàn 2022

Tổng quan bức tranh tài chính GIL

GIL là doanh nghiệp hưởng lợi theo Amazon trong cơn sóng thương mại điện tử. Kể từ khi hợp tác với Amazon (mặt hàng túi vải) năm 2016, doanh thu của GIL tăng trưởng rất tốt (trước 2016, doanh thu CAGR 4 năm là 6%, sau 2016 doanh thu CAGR 4 năm là 20%). Với việc thương mại điện tử tiếp tục bùng nổ do dịch Covid-19 thay đổi thói quen tiêu dùng, doanh thu và lợi nhuận của GIL được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Ngoài ra, còn có một khách hàng lớn khác là IKEA. Theo báo cáo của Phu Hung Securities năm 2018, Amazon và IKEA chiếm tới 80% cơ cấu doanh thu của Gilimex.
Việc tập trung phân phối vào kênh các khách hàng bán lẻ nhiều kinh nghiệm như IKEA và Amazon, với xu hướng kinh doanh online chủ đạo, đã tạo nên lợi thế cạnh tranh đặc thù cho Gilimex khi toàn bộ đơn hàng đều được tiêu thụ nhanh chóng bởi quá trình “online hóa”. Ngoài may mặc, doanh nghiệp này dự kiến sẽ đầu tư mạnh vào mảng bất động sản khu công nghiệp.
Kết quả kinh doanh tăng trưởng tích cực:
Kết quả kinh doanh của GIL tăng trưởng tích cực trước tình hình đại dịch Covid xảy ra và ảnh hưởng đến các công ty cùng nhóm ngành. Ngược dòng giông bão, GIL thể hiện kết quả kinh doanh lạc quan. Lũy kế năm 2020, doanh thu của GIL đạt khoảng 3,456 tỷ đồng hoàn thành 138% kế hoạch doanh thu năm 2020, lợi nhuận sau thuế đạt 307 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2021 doanh thu tăng + 37%, lợi nhuận sau thuế tăng +81% so với cùng kỳ, biên lợi nhuận tăng mạnh.
Tình hình tài chính ổn định, tài sản ngắn hạn luôn duy trì ở mức đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
Lợi thế gián tiếp từ các doanh nghiệp cùng ngành:

– Tài sản cố định tăng 41% (261 tỷ vs 185 tỷ) >> trong 9T/21, công ty vẫn tiếp tục đầu tư tăng chuyền sản xuất. Thực tế, trong 6T/21, công ty vẫn đạt mức tăng trưởng và thực hiện đơn hàng lớn. Tuy nhiên, trong Q3/21, việc giãn cách xã hội kéo dài do Covid đã khiến cho việc sản xuất và đầu tư thêm chuyền sản xuất bị trì hoãn.

HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1

Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://bigdautu.com/tcbs

Đăng ký Mở Tài Khoản

Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán

Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366

Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z

– Tài sản dở dang dài hạn với số dư 12 tỷ. Đây là khoản mục phản ánh các dự án đầu tư mà công ty đang tiến hành (đầu tư sản xuất, BĐS – Khách sạn, KCN Phú Bài). Một khoản mục người đọc khá quan tâm là chi phí phát sinh cho KCN Phú Bài tại ngày 30/9/2021 mới chỉ được ghi nhận có 394 triệu đồng >> điều này đưa ra dấu hỏi về tiến độ phát triển KCN này đang đến đâu. Mảng đầu tư phát triển KCN chính là nhân tố đảm bảo sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cho GIL trong tương lai.

Gilimex sở hữu 25% vốn cổ phần tại CTCP Dệt may Gia Định (Giditex) và chủ tịch HĐQT của Gilimex cũng là Tổng Giám Đốc của Giditex. Theo đó, Giditex hiện đang sở hữu cổ
phần tại nhiều công ty may khác bao gồm Công ty TNHH MTV Dệt Sài Gòn, CTCP SX-TM Sài Gòn (GMC), CTCP Dệt may Gia Định Phong Phú,… Trong thời gian tới, Gilimex sẽ tiếp tục tìm kiếm các cơ hội M&A với các doanh nghiệp cùng ngành.
Hưởng lợi một phần từ đại dịch:
Dịch Covid-19 đã thúc đẩy thương mại điện tử ngày càng phát triển. Doanh số bán lẻ ngành thương mại điện tử toàn cầu ước đạt 6.5 ngàn tỷ USD vào năm 2023 với tốc độ CAGR vào khoảng 16% trong giai đoạn 2020 – 2023. Điều này cho thấy một xu hướng đi lên ổn định. Hơn nữa, thị phần thương mại điện tử ngày càng giai tăng và chiếm lĩnh thị trường bán lẻ toàn cầu. Theo Statista, ước tính năm 2021, thương mại điện tử sẽ chiếm khoảng 18% doanh số bán lẻ toàn cầu.
Thị trường thương mại điện tử diễn biến tích cực sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lớn như Amazon. Amazon là nhà bán lẻ online hàng đầu tại Mỹ. Thị phần của Amazon ước đạt 50% vào năm 2021 tăng từ mức 47% vào năm 2020. Tình hình kinh doanh khả quan và tài chính mạnh của các khách hàng lớn của GIL (Amazon) sẽ là sự hỗ trợ thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của GIL.

Kết quả kinh doanh 2021 đầy triển vọng

Sự ủng hộ từ trong và ngoài nước

Cùng với việc dành 126 tỷ đồng để góp vốn vào các công ty con, GIL sẽ dành 116 tỷ đồng để thanh toán nợ vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), dành 57 tỷ đồng để chi lương, thưởng cho người lao động và thanh toán 289 tỷ đồng tiền cho nhà cung cấp.

Cập nhật kết quả kinh doanh, kết thúc 9 tháng đầu năm 2021, GIL ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 2.751,6 tỷ đồng và 204,4 tỷ đồng, tương ứng đều tăng ở mức 8% so với cùng kỳ năm 2020.

CÂN ĐỐI KẾ TOÁN QUÝ 4/202001/10-31/12CKT/HN QUÝ 1/202101/01-31/03CKT/HN QUÝ 2/202101/04-30/06CKT/HN QUÝ 3/202101/07-30/09CKT/HN
Tài sản ngắn hạn 2,160,613 2,157,761 2,506,223 2,482,835
Tổng tài sản 2,708,641 2,760,636 3,119,253 3,081,763
Nợ phải trả 1,419,887 1,401,127 1,679,852 1,625,905
Nợ ngắn hạn 1,417,287 1,398,527 1,677,252 1,605,731
Vốn chủ sở hữu 1,288,754 1,359,510 1,439,401 1,455,858
Ngành may gia dụng đang chứng kiến sự tăng trưởng ổn định do các yếu tố thúc đẩy, như chi tiêu cho việc sửa sang nhà cửa gia tăng và người tiêu dùng ngày càng nhạy cảm với thiết kế đồ nội thất gia đình. Mỹ và Châu Âu là thị trường tiêu thụ hàng dệt may gia dụng lớn nhất, chiếm khoảng 60% lượng hàng nhập khẩu trên toàn cầu.
Là một trong những công ty thuộc nhóm ngành may mặc lớn nhất cả nước, GIL đương nhiên không đứng ngoài chuỗi cung ứng toàn cầu. Hiện các mặt hàng may mặc của Trung quốc bị đánh thuế 25%, Mỹ và châu Âu mong muốn Việt Nam thay thế Trung quốc trong chuỗi cung ứng này.

Tại ngày 30/9/2021, Tổng tài sản của GIL tăng 14% (3,081 tỷ so với 2,708 tỷ đầu kỳ). Trong đó:

Được biết, Công ty Đầu tư Mỹ Khang có vốn điều lệ hiện tại là 5 tỷ đồng, Công ty Bất động sản Hưng Khang có vốn điều lệ hiện tại là 14 tỷ đồng. Cả hai đơn vị này đều có ngành nghề kinh doanh chính là tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đầu giá quyền sử dụng đất.

Nguồn vốn được GIL huy động từ đợt phát hành riêng lẻ 16,8 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 38,89%. Mức giái chào bán theo công bố trước đó của GIL là 35.000 đồng/cổ phiếu, tương đương số tiền huy động được dự kiến là 588 tỷ đồng.

– Tiền (bao gồm cả tiền gửi kỳ hạn) tăng 27% (1,183 tỷ vs 928 tỷ) >> Covid khiến cho việc thực hiện các kế hoạch đầu tư TSCĐ (thêm chuyền sản xuất) và các dự án KCN bị trì hoãn (không giải ngân theo kế hoạch). Thực tế thì trong giai đoạn này, công ty vẫn đang cần huy động thêm nhiều vốn để thực hiện các dự án đầu tư.

Về diễn biến giao dịch: cổ phiếu GIL đang trong xu hướng tăng ngắn – trung – dài hạn. Hỗ trợ và kháng cự gần nhất của GIL lần lượt ở vùng 67 và 80. Cổ phiếu đã cho tín hiệu mua vào từ ngày 13/8 khi MA20 cắt MA50, RSI khung D chạm ngưỡng 73 nhưng cổ phiếu được đánh giá vẫn còn dư địa tăng trưởng mạnh và được kỳ vọng sẽ phá đỉnh trong ngắn hạn.

– Hàng tồn kho tăng 34% (684 tỷ vs 511 tỷ) >> Hàng tồn kho của công ty tăng mạnh so với đầu kỳ. Trong đó, số dư nguyên vật liệu tăng cao. Nguyên nhân chính có thể là do ảnh hưởng của Covid đến hoạt động sản xuất của công ty, khiến cho công ty không thể sản xuất được đủ các đơn hàng cho đối tác dẫn đến hàng tồn kho bị ứ đọng. Mức ứ đọng hàng tồn kho (tăng 34%) cũng khá phù hợp với mức giảm doanh thu 31%.

– Phải thu khách hàng giảm 36% (321 tỷ vs 500 tỷ) >> giảm theo mức giảm của doanh thu. AR turnover day vẫn duy trì ở mức 15 ngày > hợp lý so với các kỳ trước.

Mô hình kinh doanh của 2 khách hàng lớn hỗ trợ sự ngược dòng tích cực của GIL trong bối cảnh ngành dệt may gặp nhiều khó khăn do Covid-19. Amazon và IKEA là hai khách hàng lớn của GIL với giá trị đơn hàng chiếm khoảng 80% doanh thu của GIL. Mô hình hoạt động của 2 khách hàng này tập trung mảng bán hàng online. Do đó, khi việc mua sắm
online là sự lựa chọn thay thế mua sắm tại cửa hàng, đã ảnh hưởng tích cực đến các doanh nghiệp này, và góp phần cải thiện doanh thu của GIL.

Liên tục mở rộng quy mô sản xuất

Cuối năm 2019, GIL chỉ có 47 chuyền may, cuối năm 2020 có 79 chuyền may (tăng 32 chuyền may tương đương +68%). Cuối năm 2021 GIL dự kiến sẽ có 161 chuyền may, tăng 82 chuyền may tương đương +104% (tính đến tháng 7/2021 đã có 125 chuyền may tăng 46 chuyền may tương đương +58,2%). Dự đoán năm 2022 số chuyền may của công ty sẽ còn tiếp tục tăng cao vì nhu cầu thực tế là rất cao. Ngoài ra, trong khi các doanh nghiệp may khác phải tính toán chuyền may theo đơn hàng thì GIL nắm hoàn toàn quyền chủ động khi đầu ra do công ty lựa chọn.

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong kỳ vẫn dương nhưng kém hơn so với cùng kỳ nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của Covid trong Q3/21 khiến biến động của các khoản mục Hàng tồn kho (tăng), Phải thu (giảm) và Phải trả ảnh hưởng đến dòng tiền của công ty.

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư của GIL, ngoài dòng tiền đầu tư vào TSCĐ, thì còn có dòng tiền từ tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn trên 3 tháng (trên bctc trình bày là Đầu tư nắm đến ngày đáo hạn). Cơ bản thì trong kỳ trước, GIL gửi ngân hàng kỳ hạn nhiều hơn kỳ này nên kỳ này âm ít hơn so với kỳ trước.

Mặc dù Việt Nam đang phải đối mặt với đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 nhưng những tác động tiêu cực từ tình hình chính trị và dịch bệnh đối với Myanmar và Ấn Độ là cơ hội để Việt Nam tăng thị phần tại Mỹ và Hàn Quốc.

Dòng tiền tư hoạt động tài chính trong kỳ chủ yếu là dòng tiền đi vay ngân hàng.

Nói chung nhìn tổng thể thì dòng tiền của GIL vẫn khá lành mạnh. Covid tạo ra sự biến động lớn trong hoạt động kinh doanh dẫn tới sự biến động của dòng tiền nhưng chưa có vấn đề gì bất thường mà có ảnh hưởng lớn tới khả năng tài chính của GIL.

GIL dự định có kế hoạch đầu tư mảng KCN thông qua 1 công ty con do GIL sở hữu 95% là Công ty Cổ phần Khu Công Nghiệp Gilimex với vốn điều lệ 500 tỷ đồng.
Theo đó, Gilimex dự kiến triển khai dự án Khu Công nghiệp Phú Bài 4 theo tiêu chuẩn Singapore với vốn góp 255 tỉ đồng, tương đương 51% vốn điều lệ. Quy mô dự án ở mức 420 ha giai đoạn 1 và thêm 87 ha ở giai đoạn 2. Tổng vốn đầu tư dự án dự kiến ở mức 3.000 tỉ đồng.
KCN Phú Bài là KCN trọng điểm của tỉnh Thừa Thiên Huế. Với vị trí tiếp giáp với tuyến đường tránh Quốc lộ 1 và có vị trí thuận lợi trên tuyến đường cao tốc Cam Lộ – Túy Loan nối 3 tỉnh, thành phố miền Trung là Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, và Đà Nẵng. Trong đó, Khu Công nghiệp Phú Bài 4 tọa lạc tại Khu công nghiệp Phú Bài.
Bên cạnh vị trí thuận lợi, KCN Phú Bài là KCN lớn nhất và hoạt động sôi nổi nhất trong các KCN hiện có tại Thừa Thiên Huế. Hiện nay, KCN Phú Bài đã thu hút được nhiều dự án trong nước và nước ngoài (Mỹ, Đan Mạch, Bulgary, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ý…) đầu tư vào các lĩnh vực như: sợi, may mặc, mộc mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, gốm sứ, đồ uống, v.v.

Định giá và khuyến nghị

+ Theo số liệu thống kê mới nhất về thương mại thế giới năm 2021 do Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) công bố, Việt Nam đã vượt Bangladesh trở thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới.
+ Trong quý II/2021, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng 24,6% so với cùng kỳ năm ngoái, thậm chí cao hơn 7,4% so với mức trước đại dịch nhờ nhu cầu gia tăng từ các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ (tăng 42% so với cùng kỳ) và EU (tăng 18% so với cùng kỳ).
+ Cải thiện tăng trưởng nhờ mức nền thấp trong quý II/2020 do gián đoạn sản xuất trong đợt bùng phát dịch đầu tiên, cải thiện danh mục sản phẩm (sợi tái chế, thảm trải giường) và gia tăng đơn hàng FOB (chuyển đơn hàng từ các nước chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh sang Việt Nam).

+ • Tình hình tài chính của GIL nói chung vẫn tốt và lành mạnh.

GIL không có nợ vay dài hạn, tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu chỉ là 0,42 lần. Ngoài ra, ngày 18/8 là ngày giao dịch không hưởng quyền cổ tức 20% cổ phiếu của GIL.

Chúng tôi ước tính doanh thu thuần của GIL năm 2021 đạt khoảng 3,738 tỷ đồng (+8.2% YoY) và LNST ước đạt 317 tỷ đồng (+3% YoY) chủ yếu đến từ doanh thu may gia dụng.
Chúng tôi ước tính doanh thu may gia dụng năm 2021 đạt khoảng 3,451 tỷ đồng (+9.2% YoY) nhờ:
(1) Dư địa phát triển của thị trường dệt may gia dụng toàn cầu hỗ trợ gia tăng hoạt động sản xuất tại các nước gia công hàng dệt may gia dụng. Quy mô thị trường dệt may gia dụng toàn cầu dự kiến sẽ đạt khoảng 133 tỷ USD vào năm 2025
(2) Sự hỗ trợ từ các khách hàng lớn với tài chính vững mạnh như IKEA và Amazon. Đơn hàng từ các khách hàng lớn gia tăng tính đảm bảo cho doanh thu của GIL.

(3) Mô hình kinh doanh miễn nhiễm với rủi ro từ dịch Covid-19 mà cách doanh nghiệp khác đang phải đối mặt.

*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!
Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang  Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả! Liên Hệ Quảng Cáo Tại Đây

Xem thêm

Bạn cần phải biết cách thức đội lái thao túng giá cổ phiếu Wash Trade

Nếu bạn thấy đồ thị các cổ phiếu nằm như một đường thẳng trong một …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
0966192366