Từ khi thị trường chứng khoán ra đời và phát triển đến nay, định giá cổ phiếu luôn là mục tiêu nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế học, nhà đầu tư,… Để định giá cổ phiếu được chính xác, các đối tượng trên thường gặp khá nhiều khó khăn do chưa tìm được phương pháp phù hợp. Vậy làm thế nào để xác định được giá trị thực của cổ phiếu đơn giản mà hiệu quả ? Trong bài viết ngày hôm nay, Big Đầu Tư sẽ giới thiệu đến bạn cách định giá cổ phiếu bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF). Hãy cùng theo dõi nhé !
Khi lựa chọn phương pháp để định giá cổ phiếu, các nhà đầu tư, nhà quản lý thường gặp rất nhiều khó khăn bởi số lượng rất lớn của các phương pháp định giá hiện có và độ phức tạp khác nhau giữa chúng. Tuy nhiên, không có một phương pháp nào phù hợp nhất cho mọi tình huống. Mỗi cổ phiếu là khác nhau và mỗi ngành hoặc lĩnh vực có những đặc điểm riêng biệt yêu cầu sử dụng nhiều phương pháp định giá khác nhau.
Định giá cổ phiếu theo chiết khấu dòng tiền (DCF – Discounted Cash Flow Method) là một trong những phương pháp định giá được nhiều nhà đầu tư chứng khoán sử dụng, theo đó giá trị nội tại của cổ phiếu được ước tính bằng cách chiết khấu các dòng tiền dự kiến trong tương lai về giá trị hiện tại. Vậy định giá cổ phiếu theo phương pháp này như thế nào ? Có ưu – nhược điểm ra sao ?
TÓM TẮT BÀI VIẾT
Định giá cổ phiếu là gì ?
Định giá cổ phiếu tức là tìm giá trị thực của một cổ phiếu. Nói nôm na: Định giá cổ phiếu là ta ước đoán xem cổ phiếu đó đáng giá bao nhiêu tiền. Sau đó, ta sẽ tiến hành mua vào cổ phiếu đó nếu giá cổ phiếu thấp hơn so với giá trị mà ta đã định giá.
Điều này cũng như ta định giá mảnh đất hay chiếc xe máy vậy. Ví dụ xe SH đáng giá 80 triệu đồng, xe Wave giá 25 triệu đồng. Nếu SH ai đó bán 50 triệu thì ta mua vào, và sẽ bán lại sau; và nếu ai đó mua Wave giá 30 triệu thì ta sẽ bán nó (nếu ta sở hữu chiếc Wave) và sẽ tìm mua chiếc xe khác.
Giá trị thực của cổ phiếu là giá trị ta phải tính toán thông qua các phương pháp định giá cổ phiếu. Giá thị trường là giá mà các nhà đầu tư mua bán trên thị trường hiện nay thông qua các sàn như HOSE, HNX, UPCOM.
Tất cả các giao dịch thực hiện online. Thông thường, thị giá trị thật sẽ xấp xỉ với giá thị trường (gọi là thị trường hiệu quả), tuy nhiên vẫn có 1 số ít tầm 5%-20% sẽ có giá trị thực lớn hơn hoặc bằng so với giá thị trường.
Định giá cổ phiếu theo chiết khấu dòng tiền là gì ?
Định giá cổ phiếu theo chiết khấu dòng tiền tiếng anh là Discount Cash flow, viết tắt là DCF. Đây là phương pháp định giá cổ phiếu được thực hiện dựa trên một nguyên lý: giá trị nội tại (intrinsic value) của doanh nghiệp hiện tại là tổng các dòng tiền tương lai mà công ty sẽ trả cho cổ đông của mình. Từ đó nhà phân tích sẽ tìm cách dự tính giá trị của công ty trong tương lai 5 – 10 năm tới. Sau đó chiết khấu lại về giá trị hiện tại.
Hiểu một cách đơn giản, phương pháp này dựa trên giá trị của doanh nghiệp được xác định bằng các luồng thu nhập dự kiến mà doanh nghiệp đó thu được trong tương lai, được quy về giá trị hiện tại bằng cách chiết khấu chúng với một mức lãi suất chiết khấu phù hợp với mức độ rủi ro của doanh nghiệp đó.
Khi định giá cổ phiếu theo DCF, nhà đầu tư cần phải xem xét và phân tích rõ ràng các động lực cơ bản của việc tạo ra giá trị kinh doanh. Cho nên, đối với phương pháp định giá cổ phiếu theo DCF sẽ có 3 thông số cơ bản mà nhà nhà đầu tư cần được xác định. Cụ thể:
Các thông số cần xác định khi định giá cổ phiếu theo DCF
Khi định giá cổ phiếu theo DCF, nhà đầu tư cần phải xem xét và phân tích rõ ràng các động lực cơ bản của việc tạo ra giá trị kinh doanh. Cho nên, đối với phương pháp định giá cổ phiếu theo DCF sẽ có 3 thông số cơ bản mà nhà nhà đầu tư cần được xác định. Cụ thể:
- Luồng thu nhập công ty sẽ thu về trong tương lai
- Mức lãi suất chiết khấu luồng thu nhập đó
- Thời hạn tồn tại dự tính của doanh nghiệp
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần phải phân tích, tính toán các số liệu liên quan đến doanh nghiệp có cổ phiếu mà mình định giá như:
- Chi phí vốn chủ, chi phí vốn vay
- Đòn bẩy của công ty (tỷ lệ nợ/tài sản)
- Khả năng sinh lời
- Tỷ lệ tái đầu tư
- Tốc độ tăng trưởng
- Các dự án công ty sẽ triển khai trong thời gian tới, lợi nhuận của từng dự án
- Lợi thế cạnh tranh bền vững của công ty
Dựa vào các số liệu nói trên, nhà phân tích sẽ ước lượng được lợi nhuận trên cổ phiếu EPS, cổ tức hằng năm của doanh nghiệp. Từ đó chiết khấu về giá trị hiện tại và dự phòng giá cổ phiếu trong giai đoạn cần tính toán.
HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1
Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : /tcbs
Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán
Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366
Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z
Cách định giá cổ phiếu bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF
Định giá cổ phiếu bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền có thể linh động áp dụng cho nhiều trường hợp khác nhau khi có sự thay đổi dòng tiền chiết khấu. Đối với phương pháp này, nhà đầu tư chứng khoán có thể áp dụng 4 cách định giá như sau:
Định giá theo chiết khấu dòng tiền cổ tức (DDM)
Cách định giá cổ phiếu này sẽ dựa vào giá trị phần cổ tức mà công ty trả cho nhà đầu tư, bởi cổ tức đại diện cho dòng tiền thực tế mà cổ đông nhận được. Cho nên đánh giá giá trị hiện tại của các dòng tiền sẽ đưa ra giá trị của công ty đối với cổ đông.
+ Công thức định giá:
Khi định giá cổ phiếu bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền cổ tức, nhà đầu tư áp dụng công thức sau:
Chiết khấu dòng tiền cổ tức
Trong đó:
- P (price): Giá trị cổ phiếu.
- DPS (dividend per share): Cổ tức kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu tại thời kỳ t.
- Ke (cost of equity): Chi phí vốn cổ phần, thường được xác định bằng công thức CAPM.
+ Ưu điểm
Cách định giá này phản ánh chính xác, trực diện lợi ích mà các nhà đầu tư nhận được trong tương lai.
+ Nhược điểm
- Không thể sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp không trả cổ tức
- Không thể sử dụng trong trường hợp chính sách trả cổ tức không phản ánh khả năng sinh lời từ của doanh nghiệp trong tương lai
Định giá theo chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu (FCFE)
Cách định giá này sẽ đánh giá trực tiếp dòng tiền tự do mà các cổ đông của doanh nghiệp có thể nhận được sau khi trừ đi chi phí hoạt động, thuế, chi tiêu vốn…
+ Công thức định giá:
FCFE = (Chi phí phi tiền mặt + Lợi nhuận sau thuế) – (Thay đổi vốn lưu động + Chi phí vốn) + Thay đổi nợ
Trong đó:
- Chi phí phi tiền mặt như khấu hao…
- Chi phí vốn bao gồm các khoản mua sắm tài sản
- Thay đổi nợ là chênh lệch giữa nợ vay thêm và nợ đã trả.
+ Ưu điểm
- Có thể áp dụng cho những doanh nghiệp không trả cổ tức thường xuyên hoặc có trả cổ tức nhưng không liên hệ một cách rõ ràng tới lợi nhuận của công ty
- Có thể áp dụng khi so sánh các doanh nghiệp có cấu trúc vốn giống nhau để định giá chính xác những doanh nghiệp này
+ Nhược điểm:
Không áp dụng được khi dòng tiền FCFE là âm (ví dụ: khi doanh nghiệp có chi phí lãi vay quá cao).
Định giá theo chiết khấu dòng tiền doanh nghiệp (FCFF)
Cách định giá cổ phiếu theo FCFF sẽ đánh giá trực tiếp dòng tiền tự do mà các nhà đầu tư (bao gồm cả cổ đông và chủ nợ) có thể nhận được sau quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.
Công thức định giá:
FCFF = Lợi nhuận sau thuế + Chi phí phi tiền mặt + Chi phí lãi vay * (1-t) – Thay đổi vốn – thay đổi vốn lưu động
+ Ưu điểm: Không bị tác động bởi thay đổi cơ cấu vốn của doanh nghiệp như phát hành cổ tức, cổ phiếu hay sử dụng đòn bẩy tài chính cao.
+ Nhược điểm: không sử dụng được khi dòng tiền FCFF dự phóng là âm.
Định giá cổ phiếu theo chiết khấu lợi nhuận thặng dư (RI)
Đây là cách định giá cổ phiếu dựa trên thu nhập thặng dư (residual income), chính là khoản chênh lệch giữa lợi nhuận trên sổ sách của doanh nghiệp và mức lợi tức yêu cầu của nhà đầu tư.
Giá trị doanh nghiệp được xác định giá bằng giá trị vốn chủ sở hữu (giá trị sổ sách – book value) năm hiện tại cộng với tổng các thu nhập thặng dư.
Công thức định giá:
Dòng tiền thặng dư
+ Ưu điểm:
Áp dụng được ngay cả khi FCFE, FCFF âm và giá trị sổ sách rất ít khi âm nên thường là luôn xác định được.
Phương pháp này đã bao gồm giá trị sổ sách hiện tại (đã biết và không cần dự đoán) và giá trị này thường đã phản ánh phần lớn giá trị nội tại của doanh nghiệp.
+ Nhược điểm: Phụ thuộc nhiều vào chất lượng báo cáo tài chính cũng như các chính sách kế toán của doanh nghiệp.
Mỗi cách định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền đều có những ưu, nhược điểm riêng. Nhà phân tích căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để có thể lựa chọn mô hình phù hợp nhất để cho kết quả định giá chính xác nhất.
Ưu – nhược điểm của phương pháp định giá cổ phiếu theo chiết khấu dòng tiền
Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền được rất nhiều nhà đầu tư, nhà phân tích lựa chọn nhờ những ưu điểm nổi bật. Tuy nhiên vẫn có một số nhược điểm nhất định.
Ưu điểm
- Định giá cổ phiếu theo phương pháp DCF sẽ dựa vào dòng tiền tự do nên rất đáng tin cậy, giúp loại bỏ tác động của các chính sách kế toán chủ quan.
- Phương pháp này cung cấp ước tính gần nhất về giá trị nội tại của cổ phiếu. Cho nên đây được xem là phương pháp định giá phù hợp nếu nhà phân tích tự tin vào giả định của mình.
- Phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF cho phép sự linh hoạt trong việc thay đổi số liệu chi phí và doanh thu, dẫn đến sự thay đổi tốc độ của dòng tiền theo thời gian.
Nhược điểm
- Phương pháp DCF phụ thuộc vào dự báo dòng tiền và ước tính tỷ lệ chiết khấu cho nên nó có tác động đáng kể đến giá trị ước tính.
- Áp dụng DCF sẽ phải sử dụng nhiều giả thuyết về lợi nhuận trong tương lai cho nên trong nhiều trường hợp, mô hình này sẽ hoạt động không hiệu quả.
- Để định giá cổ phiếu một cách chính xác nhà đầu tư chứng khoán có thể áp dụng nhiều cách, định giá cổ phiếu bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) là một trong số các phương pháp mà bạn có thể áp dụng. Hy vọng qua đây bạn đã có thể hiểu về định giá cổ phiếu qua DCF, ưu nhược điểm cũng như các mô hình định giá theo chiết khấu dòng tiền. Từ đó có sự lựa chọn linh hoạt cho từng trường hợp cụ thể.
Xem thêm: Phần mềm định giá cổ phiếu Excel bằng App TCBS online 24/7
Lời kết
Các mô hình DCF được áp dụng phổ biến ở những TTCK phát triển, nơi thường có đầy đủ thông tin lịch sử cũng như thông tin hiện tại và dự báo hợp lý về tình hình tài chính, rủi ro của doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, với sự phát triển của TTCK Việt Nam gần đây cùng với việc dữ liệu, thông tin của doanh nghiệp và hệ thống tiêu chuẩn kế toán ngày càng hoàn thiện, công tác dự phóng dòng tiền ngày càng chính xác… do đó, các mô hình trong phương pháp DCF này ngày càng được ứng dụng rộng rãi.
Tuy nhiên, xin nhắc lại, phương pháp DCF này cũng như nhiều phương pháp định giá khác đều có những ưu, nhược điểm khác nhau, vì vậy không có một phương pháp, mô hình nào là hoàn hảo. Tại Việt Nam, trong các báo phân tích chuyên sâu được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổ phiếu của các doanh nghiệp thường được định giá theo nhiều phương pháp khác nhau và mức giá xác định cuối cùng thường là mức giá trung bình từ kết quả có được của mỗi phương pháp, có tính đến trọng số của mức giá được nhà phân tích cho là tin cậy hơn.
Để hiểu thêm về thị trường chứng khoán cho người mới bắt đầu thông tin về Kinh nghiệm đầu tư sẽ giúp bạn những thông tin hữu ích quan trọng và cần thiết đem lại sự tự tin cũng như nền tảng kiến thức vững chắc để bạn bước chân vào lĩnh vực này. Chúc các bạn đầu tư thành công !
*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!