Để có thể đánh giá được tình hình phát triển của trong kinh doanh biên lợi nhuận gộp hay Gross margin là một chỉ số đánh quá quan trọng trong doanh nghiệp. Vậy Gross margin là gì? Cách tính như thế nào và nó cho bạn biết điều gì khi đánh giá doanh nghiệp.
TÓM TẮT BÀI VIẾT
Chỉ tiêu Gross Margin hay còn được gọi là Biên lợi nhuận gộp. Đây là cấp độ đầu tiên đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.
Và nếu biết cách khai thác, bạn sẽ có được những thông tin hay góc nhìn cụ thể hơn về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu này. Qua đó, củng cố thêm cho các quyết định đầu tư của mình.
I. Gross Margin Là Gì?
1. Định nghĩa Gross Margin
Gross Profit Margin, hay Gross Margin (Biên lợi nhuận gộp) là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.
Bạn nên tham khảo thêm : Lợi nhuận thuần và cách tính lợi nhuận thuần chuẩn xác nhất
Chỉ tiêu này cho biết với mỗi đồng doanh thu tạo ra thì doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp, sau khi trừ đi giá vốn hàng bán.
Bạn cần chú ý là margin ở đây được hiểu là Biên lợi nhuận. Đừng nhầm lẫn với margin (hay vay margin) mà mọi người thường nhắc đến khi đầu tư chứng khoán nhé.
2. Vai trò của Gross Margin ( biên lợi nhuận gộp )
Biên lợi nhuận gộp càng cao thì càng chứng tỏ khả năng sinh lợi của công ty đang rất tốt. Áp dụng chỉ số này cho từng sản phẩm là cách để thiết lập chính sách giá. Ngoài ra cũng nên sử dụng nó trong việc đàm phán các chi phí mua nguyên vật liệu với các nhà cung cấp.
Việc tính tỷ suất lợi nhuận gộp cận biên cho từng sản phẩm sẽ giúp bạn so sánh sự đóng góp của chúng vào toàn bộ công việc kinh doanh. Tỉ suất này được thể hiện dưới dạng phần trăm, tương đương như tỉ suất biên.
II. Cách Tính Gross Margin?
Công thức là phần quan trong trong việc tính ra được giá trị của Gross Margin. Từ đó có thể biết được lãi lỗ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Cách tính chỉ tiêu này cũng hết sức đơn giản.
- Trước hết, bạn cần tính Gross profit (Lợi nhuận gộp) bằng cách lấy Revenue (Doanh thu thuần) trừ đi COGS (Giá vốn hàng bán).
- Sau đó, lấy Gross profit chia cho Revenue là bạn sẽ có Gross Margin.
Để có thể tính được Gross margin bạn cần tính được Gross Profit(Lợi nhuận gộp) trước bằng công thức:
Ví dụ: Ta có doanh nghiệp A hoạt động 6 tháng có Doanh thu thuần là 150.000.000đ, có giá vốn của tất cả hàng là 87.000.000đ. Thì ta có thể tính được biên lợi nhuận gộp như sau:
- Gross profit doanh nghiệp A = 150.000.000 – 87.000.000 = 63.000.000đ
- Gross Margin doanh nghiệp A = (63.000.000/150.000.000)*100 = 42%
Có nghĩa là sau 6 tháng hoạt động thì cứ mỗi 100 đồng doanh thu thì sẽ đem lại 42 đồng lợi nhuận.
III. Chỉ Số Gross Margin Bao Nhiêu Là Tốt Cho Doanh Nghiệp?
Biên lợi nhuận gộp càng cao thì doanh nghiệp làm ăn càng có lãi và hiệu quả. Nhưng cũng không có nghĩa biên lợi nhuận gộp thấp thì doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả.
HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1
Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : /tcbs
Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán
Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366
Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z
Do đó, để đánh giá được chỉ tiêu này bao nhiêu là tốt bạn cần phải đặt trong bối cảnh riêng của mỗi doanh nghiệp và mỗi ngành.
Dưới đây là 3 đặc điểm sẽ giúp bạn đánh giá được chỉ số Gross Margin của doanh nghiệp đã tốt hay chưa?
1. Chỉ số Gross Margin ổn định qua các thời kỳ
Nhìn chung, các doanh nghiệp đều có xu hướng duy trì Gross Margin ổn định qua các thời kỳ. Trừ khi có những thay đổi lớn về mô hình kinh doanh hoặc có quá nhiều đối thủ cạnh tranh gia nhập ngành.
Nếu bạn đang phân tích một doanh nghiệp và thấy Gross Margin trong lịch sử khoảng 20% – 25% nhưng đột nhiên giảm xuống 10%, thì bạn cần phải xem xét một cách nghiêm túc.
Bất kể biến động đáng kể nào cũng có thể tiềm ẩn các yếu tố như chi phí nguyên vật liệu tăng, dây chuyền sản xuất bị hỏng hóc hay thậm chí gian lận trong chế độ báo cáo.
Hãy xem ngay để biết thêm: 5 Lưu ý khi dùng Profit Margin trong Đầu Tư chứng khoán
Ngược lại…
Gross Margin tăng đột biến, có thể có một số lý do chính đáng như doanh nghiệp phục hồi sau khủng hoảng hay sự tăng trưởng ấn tượng từ một dòng sản phẩm, ngành kinh doanh.
Điều quan trọng là bạn cần biết chính xác khoản lợi nhuận ấy đến từ đâu và nó được tạo ra bằng cách nào?
Thậm chí, nếu tinh ý bạn có thể sẽ phát hiện ra lợi thế cạnh tranh mới của doanh nghiệp.
2. Gross Margin có xu hướng tăng qua các thời kỳ
Một doanh nghiệp có Gross Margin tăng qua các thời kỳ là tín hiệu tích cực.
Nó cho thấy hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đã có những cải tiến trong quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm khiến hiệu quả được cải thiện liên tục.
Và điều này cũng hàm ý lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp ngày càng được củng cố.
3. Gross Margin cao hơn so với trung bình ngành
Bạn có thể nhìn thấy chỉ số Gross Margin thấp trong báo cáo hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp nào đó. Tuy nhiên, chỉ số này thấp không có nghĩa là doanh nghiệp đó làm ăn không hiệu quả.
Điều quan trọng nhất chính là hãy so sánh chỉ số Gross Margin của doanh nghiệp đó với chỉ số trung bình của ngành mà doanh nghiệp đó hoạt động.
Ví dụ:
Một công ty tư vấn luật hoạt động trong ngành dịch vụ có đặc điểm chi phí sản xuất thấp sẽ có biên lợi nhuận gộp cao.
Trong khi đó, chỉ tiêu này chắc chắn sẽ thấp hơn đối với một công ty sản xuất xe hơi vì chi phí sản xuất cao.
Một ví dụ khác
Gross Margin của VNM năm 2018 là 46.8%.
Chỉ tiêu này của CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) là 20.9%.
Nếu như VNM là doanh nghiệp số 1 ngành sữa Việt Nam thì HPG cũng là “ông vua” của ngành Thép.
So sánh chỉ tiêu Gross Margin giữa 2 doanh nghiệp này sẽ chẳng cung cấp thêm cho bạn một góc nhìn sâu sắc nào hơn về VNM hay HPG.
Nhưng nếu bạn so sánh giữa HPG với các doanh nghiệp khác trong ngành Thép, bạn sẽ nhận thấy ngay sự nổi trội của HPG trong ngành.
➽ Theo W.Buffett: “Những doanh nghiệp có Gross Margin vượt trội so với trung bình ngành luôn tồn tại một “Economic moats” – lợi thế cạnh tranh giống như con hào bao quanh lâu đài.”
Đó là những doanh nghiệp mà bạn nên bỏ công tìm kiếm. Những doanh nghiệp với lợi thế cạnh tranh bền vững và hoạt động xuất sắc trong lĩnh vực của mình.
IV. Các Vấn Đề Cần Lưu Ý Khi Áp Dụng Gross Margin
Gross Margin là chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi đơn giản nhưng vô cùng mạnh mẽ. Để sử dụng hiệu quả chỉ tiêu này, bạn cần đánh giá trên các khía cạnh khác nhau như xu hướng, tính ổn định và so sánh tương quan trong ngành.
✓ Khi áp dụng biên lợi nhuận gộp cần phải kết hợp với lợi nhuận ròng, cơ cấu nợ vay/vốn chủ sở hữu và thước đo định giá cổ phiếu.
✓ Áp dụng Gross margin cần phải có sự quan sát số liệu lâu năm, để loại trừ đi những yếu tố bất thường
✓ Áp dụng gross margin trong đầu tư cổ phiếu, tuy nhiên chỉ nên áp dụng với doanh nghiệp có gross margin ổn định hoặc tăng trưởng đều.
✓ Sử dụng gross margin cực kỳ hiệu quả với những doanh nghiệp có cơ sở để dự báo được các xu hướng biên lợi nhuận gộp trong tương lai.
V. Lời Kết
Gross margin dùng để so sánh với các đối thủ cạnh tranh, góp phần giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược bán hàng. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Gross margin là gì? và một số thông tin liên quan đến gross margin trong kinh doanh. Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp hãy liên hệ với Bigdautu.
Chúc các bạn thành công!
*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!