Hệ số nhân vốn chủ sở hữu là thông tin rất quan trọng khi phân tích doanh nghiệp (ᴠà cả trong đầu tư chứng khoán). Bởi khi đánh giá mức độ hiệu quả ѕử dụng ᴠốn, hệ số ngày là một trong những chỉ ѕố đầu tiên, quan trọng nhất mà nhà đầu tư thường ѕử dụng. Vậy chỉ số nhân vốn chủ sở hữu là gì? Nó có ý nghĩa ra sao? Tính toán thế nào? Tất cả các thông tin bạn cần Big Đầu Tư đã tổng hợp lại và chia sẻ ngay dưới đây cho các bạn!
TÓM TẮT BÀI VIẾT
I. Hệ Số Nhân Vốn Chủ Sở Hữu Là Gì?
– Hệ số nhân vốn chủ sở hữu – hay còn gọi là chỉ số ROE ( RETURN ON EQUITY ) lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp.
– Bởi vì Giá Trị Vốn Chủ Sở Hữu bằng với tổng tài sản của công ty trừ cho các khoản nợ của công ty, do đó ROE cũng có thể hiểu là tỷ số giữa Lợi Nhuận Ròng (Net Income) và Giá Trị Tài Sản Ròng (Net Assets).
– Chỉ số ROE phản ánh cả chỉ tiêu về lợi nhuận, được thể hiện trên Báo cáo Kết quả kinh doanh (KQKD) và chỉ tiêu vốn chủ sở hữu bình quân, trên Bảng cân đối kế toán
. Nếu phân tích kỹ, sẽ có rất nhiều thông tin thú vị về KQKD cũng như bức tranh tài chính của doanh nghiệp ẩn sau chỉ số này. Nhưng trước hết, hãy cùng tôi tìm hiểu cách tính chỉ số ROE.
Xem thêm: Biện pháp hay phân tích roe tối ưu tối đa hiệu quả sử dụng vốn cổ đông
II. Ý Nghĩa Chỉ Số ROE
Chỉ số ROE cho bạn thấy:
– Với 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận.
– Một doanh nghiệp có chỉ số ROE ổn định ở mức cao, có thể được xem như một dấu hiệu cho thấy vốn được sử dụng hiệu quả.
Tuy nhiên, để có thể kết luận chỉ số này cao hay thấp, bao nhiêu là hợp lý (tốt hay xấu), bạn cần phải phân tích sâu hơn.
Cụ thể: Chỉ số ROE của 1 doanh nghiệp là cao hay thấp sẽ phụ thuộc tương đối (relative) vào mức độ trung bình của ngành nghề mà doanh nghiệp đó đang hoạt động.
Chẳng hạn, với ngành mang tính phòng thủ cao như ngành Hàng tiêu dùng sẽ có chỉ số ROE thông thường sẽ ở mức 15.4%.
HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1
Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : /tcbs
Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán
Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366
Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z
Hay với với ngành Công nghệ thông tin, có quy mô tài sản tương đối nhỏ so với doanh thu thì chỉ số ROE trung bình vào khoảng 22% hoặc lớn hơn.
III. Cách Xác Định Chỉ Số Nhân Vốn Chủ Sở Hữu ROE
Công thức tổng quát:
1. Tính chỉ số ROE trực tiếp thông qua báo cáo tài chính
Bạn có thể dễ dàng tính toán chỉ số ROE từ Báo cáo tài chính (BCTC) của doanh nghiệp, được công bố định kỳ hàng quý và hàng năm.
Ví dụ: Tính chỉ số ROE của Tổng công ty hàng không Việt Nam (HVN) năm 2018
➣ Bước 1: Xác định chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế
Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta lấy lợi nhuận sau thuế của HVN năm 2018 là 2,598 tỷ đồng.
➣ Bước 2: Xác định chỉ tiêu vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu LNST phản ánh kết quả kinh doanh của cả năm 2018.
Do đó, nếu chỉ lấy VCSH tại thời điểm 31.12.2018, sẽ không phản ánh đúng bản chất thay đổi về vốn của công ty trong cả một năm.
Ở bước này, ta sử dụng VCSH đầu kỳ và cuối kỳ để tính VCSH bình quân cho cả năm 2018 theo công thức sau đây:
➣ Bước 3: Tính chỉ số ROE
Việc còn lại bạn chỉ cần thay số liệu vào công thức:
2. Lấy chỉ số ROE qua những nguồn dữ liệu có sẵn
Để thuận tiện hơn, ngoài cách tự tính, bạn có thể sử dụng trực tiếp dữ liệu của các công ty chứng khoán.
Bigdautu lấy ví dụ về việc dùng bộ dữ liệu trên website của CTCK Tân Việt.
Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát – (Mã: HPG)
Các công ty chứng khoán thường tính sẵn các chỉ số tài chính, bạn chỉ cần lấy những số liệu này từ Website của họ.
III. Cách Sử Dụng ROE Trong Thực Tế
Về cơ bản, bạn có thể ứng dụng chỉ số ROE để hiểu rõ rất nhiều vấn đề bên trong doanh nghiệp.
1. Sử dụng chỉ số ROE đánh giá khả năng tạo ra giá trị cổ đông
Như đã đề cập ở phần mở đầu, giá trị mà cổ đông nhận được phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
So sánh ROE với chi phí sử dụng vốn cổ đông (Cost of equity – Ke) là cách tôi thường sử dụng.
Khi đầu tư vào một ngành rủi ro, nhà đầu tư thường yêu cầu một khoản “premium”, dẫn tới chi phí sử dụng vốn lớn hơn.
Khi tỷ suất lợi nhuận nhuận trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn cổ đông (ROE < Ke), chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động kém hơn kì vọng.
Hãy chắc chắn rằng doanh nghiệp có thể cải thiện tình hình. Nếu không, bạn đang là người chịu thiệt khi giữ cổ phiếu của doanh nghiệp này.
Ngược lại, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lớn hơn chi phí sử dụng vốn cổ đông (ROE > Ke), cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động tốt vượt ngoài mong đợi của cổ đông góp vốn.
2. Sử dụng ROE nhận diện doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững
Các doanh nghiệp đứng đầu ngành thường có lợi thế về công nghệ, quy mô sản xuất khiến giá vốn hàng bán trên mỗi đơn vị sản phẩm thấp hơn.
Hơn thế nữa, những doanh nghiệp sở hữu thương hiệu mạnh sẽ có quyền thiết lập mặt bằng giá cao hơn đối thủ khác.
Với những lợi thế như vậy, các doanh nghiệp này thường có lợi nhuận và chỉ số ROE cao hơn so với trung bình ngành.
*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!