Thứ năm , 5 Tháng mười hai 2024
Khám phá bí mật Kim Tứ Đồ, bí quyết giúp bạn Giàu Có tự do Độc Lập Tài Chính

Khám phá bí mật Kim Tứ Đồ, bí quyết giúp bạn Giàu Có tự do Độc Lập Tài Chính

Thật là thiệt thòi khi bạn là nhà đầu tư nhưng lại không biết Kim Tứ Đồ là gì? Có thể nói, khái niệm này đã vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người kể từ khi Robert Kiyosaki đề cập đến. Nó là kim chỉ nam tự do tài chính của người giàu, ai cũng nên biết tới.

Tự do về tiền bạc là giấc mơ của hàng tỷ người trên đời này. Thật không may, chỉ có vài người đạt được điều đó. Số đông áp đảo còn lại vẫn đang từng ngày vật lộn với guồng quay cơm áo, nợ nần, khốn khó.

Vậy bí quyết nào tạo nên sự tự do tài chính cho người giàu có?  đó chính là Kim Tứ Đồ.

I. Khái Niệm Kim Tứ Đồ Là Gì?

Kim tứ đồ Robert Kiyosaki hay Kim tứ đồ Cashflow là thuật ngữ do Robert Kiyosaki – một nhà đầu tư, doanh nhân, diễn giả và tác giả nổi tiếng người Mỹ – đặt tên cho mô hình về tiền trên thế giới và cách nó được kiếm ra như thế nào.

Ông thường nhắc đến Khái niệm này trong các bài giảng và nội dung đào tạo về thu nhập thụ động và cách nhận ra cơ hội đầu tư như bất động sản hay doanh nghiệp nhỏ mà công ty của ông tổ chức.

Dù bạn kiếm tiền bằng bất cứ phương pháp gì, bạn cũng sẽ ở một trong 4 góc của Kim tứ đồ và khi bạn đã hiểu rõ Kim tứ đồ, bạn sẽ dễ dàng nhận ra bạn đang làm việc vì tiền hay tiền đang làm việc cho bạn.

– Robert Kiyosaki –

Ở mô hình này, Robert Kiyosaki sẽ giúp bạn nhận ra:

  • Tôi là ai trong số 4 nhóm người?
  • Tôi kiếm tiền bằng phần nào trong mô hình này?
  • Tôi phải gia nhập vào nhóm nào để tự do tiền bạc?

Chính sự thay đổi về tư duy kiếm tiền, sự tích cực trong suy nghĩ và định hướng đúng đắn là cột mốc đầu tiên giúp bạn trở nên giàu có.

II. Kim Tứ Đố Kim Chỉ Nam Tự Do Tài Chính Của Người Giàu

1. Mô hình kim tứ đồ của Robert Kiyosaki

Mô hình Kim Tứ Đồ của Robert Kiyosaki gồm có 4 nhóm người được chia ra bởi 2 đường thẳng vuông góc. Ở mỗi ô (mỗi nhóm) sẽ có 1 chữ cái đại diện cho cách mà cá nhân kiếm tiền. Bao gồm:

  • E: Người làm thuê (Employee) – làm việc cho người khác. Nhóm này chiếm đại đa số, ví dụ như bác sĩ, giáo viên, kỹ sư, luật sư, công nhân viên, giám đốc được thuê để điều hành,…
  • S: Người làm tư nhân hoặc chủ một doanh nghiệp nhỏ (Self-employed/Small business owner) – nơi một người có công việc riêng và trở thành chủ của chính họ. Ví dụ: Bác sĩ mở phòng mạch riêng, luật sư mở văn phòng riêng, một người mở quán ăn, café,…
  • B: Chủ doanh nghiệp (Business owner) – nơi một người có một “hệ thống” kiếm tiền, tốt hơn so với một công việc để kiếm tiền. Nhóm này sở hữu một hệ thống và con người làm việc cho họ. Ví dụ: Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Viettel,…
  • I: Nhà đầu tư (Investor) – Dùng tiền để nhận một số tiền hoàn lại rất lớn. Nhóm này dùng tiền làm việc cho họ, tiền đẻ ra tiền. Ví dụ: Nhà đầu tư bất động sản, người đầu tư chứng khoán, cổ phiếu,…

Nhìn vào mô hình này, tác giả Kiyosaki diễn giải rằng nhóm người ở cột bên trái gồm E và S sẽ chẳng bao giờ giàu có thực sự.

Ngược lại, những ai ở phía bên phải (B và I), thì đang theo con đường đúng duy nhất để đạt tới sự giàu có thật sự.

Mỗi người chúng ta đều ít nhất thuộc 1 trong 4 nhóm người đó. Bạn tồn tại ở nhóm nào thì đó cũng chính là cách mà bạn đang kiếm tiền.

  • Bạn có thể đang làm công ăn lương và chờ đợi được đồng lương hàng tháng là thu nhập chính.
  • Bạn có thể là một chủ công ty nhỏ quy mô cá nhân hoặc gia đình.
  • Trong khi số khác có một doanh nghiệp kinh doanh lớn, hệ thống kiếm tiền bài bản hoặc là những nhà đầu tư.

Hình vẽ tóm  tắt  bốn  nhóm  người  trong  xã  hội  làm  nên  thế  giới  kinh doanh  này,  họ  là  những  ai  và  yếu  tố  nào  hun  đúc  nên  tính  cách  đặc  thù  của từng  nhóm.

Vì vậy, khi nhìn vào đó, bạn nhận ra ngay mình đang ở nhóm nào và mục tiêu của mình là hướng đến nhóm nào, từ đó bạn có thể tự vạch ra một con đường để sớm đạt được sự tự do về tài chính.

Tất nhiên người trong cả 4 nhóm đều có thể được tự do về tiền bạc nhưng nếu thuộc nhóm bên phải thì bạn sớm đạt mục tiêu hơn.

☛ Bạn cũng nên tham khảo thêm :Phương pháp lựa chọn cổ phiếu đúng khoa học theo đúng ngành tăng trưởng

2. Phân loại 4 nhóm người làm ra tiền theo Kim tứ đồ

2.1. Người làm công, làm thuê

Phần lớn mọi người có định kiến về nhóm đầu tiên trong Kim tứ đồ khi cho rằng: Có làm cả đời cũng chẳng giàu được.

Nhưng nghịch lý là đa số người Việt Nam thích làm công, làm thuê, làm công chức nhà nước vì muốn nhàn việc và yên ổn về tài chính. Suy nghĩ như vậy thì bảo sao khó giàu!

Những người làm công, làm thuê nếu biết khai thác công sức, thời gian và KASH (trình độ cao hơn người làm thuê bình thường, tôi gọi là người làm thuê chuyên nghiệp) thì có thể kiếm được mức lương cao kèm theo nhiều ưu đãi khác.

Kết hợp với quản lý tài chính cá nhân, đầu tư tài chính đúng đắn thì sẽ dư dả tài sản và có thể sánh ngang với những người giàu.

Tất nhiên, họ khó có thể giàu như những doanh nhân và nhà đầu tư thành công, nhưng rủi ro mất tài sản của người làm thuê chuyên nghiệp ở mức thấp nhất trong Kim tứ đồ.

2.2. Người làm việc tự do hoặc tự làm chủ

Nhóm thứ 2 trong Kim tứ đồ cũng dùng công sức, thời gian và KASH để làm ra tiền như nhóm 1. Khác với nhóm 1, nhóm 2 không làm thuê cho người khác mà làm việc cho chính bản thân.

Vì vậy, họ được tự do hơn về thời gian, được làm điều họ muốn, theo cách thức họ tự đặt ra chứ không bị áp đặt theo quy chuẩn bởi một ông sếp vạch sẵn cho họ.

Tuy nhiên, muốn kiếm được tiền của thiên hạ thì phải cung cấp được sản phẩm, dịch vụ tốt cho xã hội. Nếu có khách mua thì bạn gần như được hưởng trọn thù lao, nhưng nếu không có khách mua thì sẽ không có thu nhập, áp lực tiền bạc sẽ cao hơn nhóm làm thuê.

Vì đặc điểm thu nhập bấp bênh nên ít ai chọn nghề làm việc tự do như một công việc chính. Nhiều người vẫn đi làm thuê để có thu nhập ổn định và coi nghề làm việc tự do như nghề tay trái để kiếm thêm thu nhập. Những người có tầm nhìn xa có thể chọn nghề tự do như bước đệm cho việc thành lập doanh nghiệp.

HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1

Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : /tcbs

Đăng ký Mở Tài Khoản

Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán

Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366

Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z

2.3. Làm chủ doanh nghiệp, doanh nhân

Doanh nhân từ chỗ bị xem là những kẻ coi trọng đồng tiền, giờ đã được mọi người ngưỡng mộ nhất trong Kim tứ đồ vì đóng góp công ăn việc làm và kinh tế cho xã hội.

Tuy được ngưỡng mộ, nhưng số ít người Việt Nam dám dấn thân vào con đường chủ doanh nghiệp, phần vì sợ thất bại, mất đi những cái đang có, sợ thoát khỏi vùng an toàn (comfort zone). Lạ thay, những người càng có kinh nghiệm quản lý cấp cao lại sợ trở thành doanh nhân, có lẽ họ hiểu những khắc nghiệt của thương trường.

Trái lại, không ít những bạn trẻ với thiếu sót kinh nghiệm lại được khuyến khích khởi nghiệp, trở thành doanh nhân – gọi là trào lưu start-up!

Để trở thành một doanh nhân có thể kiếm ra lợi nhuận không hề đơn giản như những gì mọi người nghĩ, họ cần có nhiều yếu tố hơn những nhóm còn lại trong Kim tứ đồ, gồm: ý tưởng, hệ thống, con người, vốn và KASH.

2.4. Nhà đầu tư chuyên nghiệp

Theo quan điểm của Robert Kiyosaki, investors là các nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp. Nhà đầu tư cá nhân có thể tự đầu tư hoặc hùn vốn để hợp thành một quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ,…

☛ Bạn nên xem : 6 cách đầu tư chứng khoán của Warren Buffett – Nhà đầu tư nên biết

Họ khiến tiền đẻ ra tiền bằng cách đầu tư vào những tài sản tài chính có tiềm năng tăng giá trong tương lai như chứng khoán, phái sinh, tiền kỹ thuật số, hợp đồng chênh lệch giá (CFD),… hoặc tài sản hữu hình như bất động sản.

Dù không thực sự tạo ra sản phẩm, của cải cụ thể cho xã hội, các nhà đầu tư góp phần thúc đẩy thị trường tài chính và thị trường bất động sản phát triển thông qua tạo tính thanh khoản cho các tài sản, minh bạch nguồn vốn cung cấp cho doanh nghiệp.

Hai kênh đầu tư phổ biến nhất được các nhà đầu tư ưa chuộng là chứng khoán và bất động sản với tỷ suất lợi nhuận từ trung bình đến cao. Vì vậy để kiểm soát rủi ro, họ phải luôn cập nhật thông tin về thị trường và cũng không thể thiếu KASH, yếu tố dẫn đến thành công.

Tuy nhiên, hiện nay khái niệm nhà đầu tư thường bị nhầm lẫn với nhà đầu cơ (trader/speculator). Những nhà đầu cơ ưa thích mạo hiểm, sẵn sàng đặt cược số tiền lớn vào những tài sản có tính rủi ro cao để kiếm lợi nhuận nhanh chóng trong ngắn hạn.

Vì tư duy đầu tư bị lẫn lộn với đầu cơ nên rất ít nhà đầu tư cá nhân kiếm được lợi nhuận đều đặn. Nhà đầu tư thông minh sẽ phải đa dạng danh mục đầu tư để giảm thiểu tối đa rủi ro và nắm vững những nguyên tắc căn bản của đầu tư.

Đây là nhóm có thể làm giàu nhanh nhất trong Kim tứ đồ, nhưng cũng là nhóm chịu rủi ro cao nhất.

II. Bản Chất Của Kim Tứ Đồ Và 5 Sai Lầm Thường Gặp

1. Bản chất của Kim tứ đồ

Kim tứ đồ có2 đặc điểm trong bản chất là:

– Thể hiện 4 cách kiếm tiền khác nhau của 4 nhóm người khác nhau.

– Chỉ Định hướng suy nghĩ chứ không phải nêu lên một Hành động cụ thể.

Bằng cách thể hiện 4 cách kiếm tiền khác nhau của 4 nhóm người, Kim tứ đồ đã vẽ ra “bức tranh” tổng quát về những cách kiếm tiền trên thế giới, giải thích vì sao có những cách kiếm tiền đó, mỗi cách có lợi và hại như thế nào.

Từ đó giúp định hướng suy nghĩ của chúng ta, sau cùng mới là hành động để đi đến nhóm mà chúng ta mong muốn.

Việc một người di chuyển từ nhóm này sang nhóm kia, chúng ta hãy tạm gọi là “nhảy nhóm”.

2. Điểm 5 sai lầm thường gặp Kim tứ đồ

Trong quá trình “nhảy nhóm”, chúng ta hay bắt gặp 5 sai lầm như:

 ➣ Sai lầm 1: Nhóm L không dám “nhảy” sang nhóm T, C hay Đ do nỗi sợ thất bại, nỗi sợ rủi ro lấn át, hoặc đã dám rồi nhưng vẫn mang nỗi sợ đó bên trong mình.

Đây là thất bại trước mắt nằm ngay trong suy nghĩ của chúng ta, khi chúng ta thua từ ngay trong suy nghĩ thì thật khó để tìm ra lý do cho việc chúng ta thành công.

 ➣ Sai lầm 2: Có người sau khi hiểu Kim tứ đồ nói gì đã vội vàng “nhảy nhóm” mà quên mất yêu cầu cần thiết trước khi “nhảy nhóm” là gì. Việc này rất dễ dẫn đến thất bại trong khi chuyển nhóm.

 ➣ Sai lầm 3: Có suy nghĩ cho rằng, vì mỗi người có suy nghĩ, tính cách, nghề nghiệp, chuyên môn,… khác nhau nên mỗi người thường chỉ thích hợp với 1 nhóm.

Sự thật thì không phải vậy, trên thực tế vẫn có nhiều người thành công ở 2, 3 thậm chí cả 4 nhóm. Bởi vì, những suy nghĩ, tính cách, chuyên môn hoàn toàn có thể được học tập và rèn luyện.

 ➣ Sai lầm 4: “Ở nhóm C và Đ sẽ thành công về mặt tài chính”. Điều này không hẳn đúng, vì thực tế đã cho thấy nhiều trường hợp, nhóm C và Đ vẫn có thể thất bại và trở về số 0, thậm chí là âm.

Bởi vì, việc ở một nhóm nào đó không quyết định thành công về tài chính mà chỉ đem lại cơ hội thành công về tài chính. Việc thành công hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nữa.

 ➣ Sai lầm 5: Đôi khi có sự so sánh là “Ở nhóm này sẽ tốt hơn nhóm kia”, “Nhóm này quan trọng hơn nhóm kia”, “Ở nhóm này sẽ abcxyz hơn nhóm kia”,…

Sự thật thì không hẳn vậy. Ở một nhóm bất kỳ không hẳn đã tốt hơn hay quan trọng hơn nhóm khác.

Bởi vì mỗi nhóm đều có những ý nghĩa nhất định và có những đóng góp giá trị nhất định cho nền kinh tế và xã hội.

Nền kinh tế luôn cần đủ 4 nhóm người trên Kim tứ đồ.

Và để trở nên giàu có và tự do về tài chính hơn, mỗi người đều nên tìm cách nâng cao năng lực, mục tiêu của mình và đặt mình vào ít nhất 2 nhóm trên Kim tứ đồ.

3. Yêu cầu cần thiết trước khi “nhảy nhóm” Kim tứ đồ

Theo Robert Kiyosaki: “Không phải những hành động của bạn cần thay đổi, mà trước hết chính cách suy nghĩ của bạn nên thay đổi”!

Nguồn gốc của 4 nhóm người khác nhau là do quan điểm, suy nghĩ, niềm tin, tính cách, sở thích,… khác nhau. Chính những điểm nằm “sâu bên trong con người” này đã quyết định việc một người chọn cách kiếm tiền như thế nào.

Robert Kiyosaki gọi đó là “giá trị gốc rễ”, nên khi muốn “di cư” sang một nhóm nào đó và hơn hết là để trụ lại và kiếm tiền từ nhóm đó thì trước hết, chúng ta cần tìm hiểu, làm quen và thích nghi với những “giá trị gốc rễ” của nhóm đó.

Hay nói cách khác chính là thay đổi suy nghĩ, thay đổi thói quen, rèn luyện thái độ, cá tính cần có sao cho phù hợp với nhóm mà chúng ta cần đến. Sau đó là học tập những kiến thức, kỹ năng chuyên môn cần có của nhóm đó.

Sau cùng mới là hành động cụ thể để đạt đến nhóm chúng ta mong muốn.

Cũng vì vậy mà ông đã gọi việc “di cư” từ nhóm này sang nhóm khác là một cuộc “cách mạng”, vì việc làm đó sẽ thay đổi mọi thứ, từ suy nghĩ đến hành động, từ trong ra ngoài, giống như việc con người ta “thay da đổi thịt”.

Những việc này xảy ra bên trong nội tâm, bên trong suy nghĩ của bản thân mỗi người. Việc di chuyển từ nhóm này sang nhóm khác chủ yếu là một quá trình trở thành chứ không phải hành động trong ngày 1 ngày 2.

Không phải việc “nộp đơn xin nghỉ việc và gia nhập thị trường chứng khoán” là sẽ giúp chúng ta chuyển sang nhóm Đ ngay lập tức.

Kim tứ đồ đã khuyên chúng ta rằng, từ trong suy nghĩ, chúng ta hãy:

– Hãy chọn tự do thay vì ổn định, an toàn.

– Hãy học cách quản lý rủi ro thay vì né tránh rủi ro.

– Hãy hỏi “Làm thế nào để tôi mua nổi nó?” thay vì nói “Tôi không mua nổi nó”

– Hãy nghĩ “Thứ đó trị giá bao nhiêu về dài hạn?” thay vì “Thứ đó quá đắt tiền”

Việc tìm “nơi trú ngụ” trên Kim tứ đồ có thể được tóm tắt trong 6 bước:

Bước 1: Vượt qua nỗi sợ thất bại, nỗi sợ rủi ro.

Bước 2: Chấp nhận thay đổi và xây dựng niềm tin.

Bước 3: Tìm hiểu, làm quen và thích nghi với những “giá trị gốc rễ” của nhóm cần đến.

Bước 4: Xác định sở trường và đam mê của bản thân để phát huy.

Bước 5: Học hỏi những kiến thức, kỹ năng, thái độ và chuyên môn cần thiết tương thích với nhóm đó.

Ví dụ như Nhóm C và Đ thường cần có những kỹ năng chuyên môn như cách quản trị, kỹ năng lãnh đạo, sự hiểu biết về tiền bạc, quản trị rủi ro, phân tích thị trường, cách gọi vốn, cách sắp xếp nợ, cách điều chỉnh giá bán,…

Bước 6: Hành động.

LỜI KẾT

Hy vọng rằng, sau bài viết này bạn đã hiểu thêm nhiều điều hơn về Kim tứ đồ và có định hướng riêng cho mình về việc chọn nhóm nào phù hợp cũng như quá trình bước vào nhóm đó, và đừng quên chia sẻ điều này với bạn bè, người thân của chúng ta bạn nhé!

*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!
Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang  Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả! Liên Hệ Quảng Cáo Tại Đây

Xem thêm

Bạn cần phải biết cách thức đội lái thao túng giá cổ phiếu Wash Trade

Nếu bạn thấy đồ thị các cổ phiếu nằm như một đường thẳng trong một …

Chat Zalo
0966192366