Big Đầu Tư – Xin chào các bạn,
Ngày nay, bất kì một công ty hay doanh nghiệp nào khi đầu tư kinh doanh đều với một mục đích duy nhất là tạo ra lợi nhuận. Nhưng làm thế nào để có thể đánh giá một cách chính xác và đúng đắn về hiệu suất và thực tế lợi nhuận của một doanh nghiệp hay một công ty? Cách tốt nhất là dùng tính toán biên lợi nhuận. Tuy nhiên rất nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về khái niệm này. Vậy Profit Margin là gì? Nó có ý nghĩa và đặc điểm như thế nào ? Và những lưu ý khi dùng Profit Margin trong Đầu Tư chứng khoán. Hãy cùng Big Đầu Tư tìm hiểu nhé !
TÓM TẮT BÀI VIẾT
Profit Margin Là Gì ?
Thuật ngữ này còn được gọi với cái tên biên lợi nhuận được định nghĩa là tỷ lệ nhận được bằng cách lấy thu nhập hoặc lợi nhuận ròng chia cho tổng doanh thu. Nói một cách dễ hiểu hơn, nó cũng có thể được hiểu là tỷ suất lợi nhuận, lợi nhuận ròng hay tỷ suất lợi nhuận ròng và nó chính là thước đo khả năng sinh lời. Chỉ số này sẽ cho chúng ta biết một đồng doanh thu thu về sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập.
Để có thể đánh giá được biên lợi nhuận, hiện nay các doanh nghiệp thường xem xét phân loại biên lợi nhuận Profit Margin như sau:
+ Biên lợi nhuận ròng
Biên độ lợi nhuận ròng trong tiếng Anh là Net profit margin được dùng để tính toán khả năng sinh ra dòng tiền cho toàn bộ doanh nghiệp. Chỉ số này càng cao, doanh nghiệp càng thu về lợi nhuận ròng nhiều. Nếu chỉ số này không đạt chỉ tiêu như mong muốn, doanh nghiệp có thể đang gặp vấn đề về chi phí cho nhân sự, máy móc hay quản lý.
Tăng trưởng biên độ lợi nhuận ròng là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trẻ, vì thế mà cần kiểm soát tốt các yếu tố như chi phí phát sinh, lương cho nhân công… Tuy nhiên đến một lúc nào đó, biên độ lợi nhuận ròng sẽ bị bão hòa, vì vậy các doanh nghiệp cần thúc đẩy phát triển trong giai đoạn mới thành lập.
+ Biên lợi nhuận gộp
Với cách tính cũng giống như biên lợi nhuận ròng. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp hay Gross profit margin chỉ được áp dụng cho một sản phẩm, mặt hàng cố định.
HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1
Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : /tcbs
Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán
Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366
Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z
Biên độ lợi nhuận gộp sinh ra để giúp doanh nghiệp có thể đánh giá chính xác chi phí cần sản xuất cho sản phẩm đó cũng như mà lợi nhuận mà mặt hàng đó mang lại. Từ đó có thể vạch ra số liệu để thương thảo với nhà cung cấp dịch vụ sản xuất. Bên cạnh đó, thúc đẩy biên lợi nhuận gộp cũng góp phần gia tăng biên lợi nhuận ròng.
+ Biên lợi nhuận hoạt động
Đây là loại biên lợi nhuận được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong trường hợp phải đi vay tiền và đóng thuế cho khoản thu nhập. Với loại biên lợi nhuận này, doanh nghiệp sẽ tính được hiệu suất quản lý cũng như thành công từ hoạt động kinh doanh cụ thể như thế nào. Cách tính: EBIT (Lợi nhuận trước thuế)/ Doanh thu
Bạn nên xem ngay: Mẹo hay xác định điểm hỗ trợ hoặc kháng cự bằng đường TRENDLINE
Ý nghĩa của Profit Margin trong kinh doanh
Chỉ số biên lợi nhuận có ý nghĩa rất lớn với các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Cụ thể:
- Kết quả tính toán chỉ số này sẽ cho các doanh nghiệp biết được khả năng sinh lời của sản phẩm. Khi biên độ càng lớn thì thì có nghĩa là lợi nhuận thu được từ sản phẩm này càng cao.
- Nếu chỉ số thấp thì nó cũng có nghĩa là biên độ an toàn thấp, đồng nghĩa với lợi nhuận mà sản phẩm đem lại cũng thấp và nó sẽ kéo theo doanh số bán hàng bị giảm, thậm chí có thể dẫn đến bị thua lỗ và phá sản.
- Mặt khác, chỉ số biên lợi nhuận cũng có thể được hiểu là mức chênh lệch của giá bán so với tổng chi phí cho nó. Chính vì thế, nó thường được dùng để so sánh trong nội bộ bởi vì chỉ có doanh nghiệp đang bán ra sản phẩm mới có thể biết được rõ chi phí sản xuất ra sản phẩm và chi phí chi tiêu của sản phẩm là bao nhiêu.
- Đối với mỗi một doanh nghiệp có quy mô, định hướng và chiến lược khác nhau thì chỉ số cũng sẽ khác nhau. Vì vậy, việc so sánh giữa hai doanh nghiệp lúc này không có nhiều ý nghĩa vì nó không thể giúp đưa ra một nhận xét chính xác và hữu ích được.
Những lưu ý về Profit Margin mà doanh nghiệp cần nắm chắc
Như đã nói ở trên, biên lợi nhuận chỉ có thể đánh giá được mức độ sinh lời khi hoàn thành một sản phẩm chứ nó không thể đánh giá được lợi nhuận chung của toàn doanh nghiệp. Chính vì vậy, nếu lợi nhuận của một sản phẩm sau khi sinh ra làm giảm đi lợi nhuận chung của doanh nghiệp thì điều đó có nghĩa là sản phẩm này không còn đảm bảo được tính hiệu quả trong kinh doanh và việc nên ngừng sản xuất sản phẩm đó là điều mà doanh nghiệp nên làm.
Ngoài ra, nó cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau đây:
- Chi phí vật tư nguyên liệu
- Chi phí nhân công
- Lãi vay phát sinh
- Thuế
Lời kết
Trên đây là những thông tin cơ bản về Profit margin là gì? Big Đầu Tư hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn thế nào là biên lợi nhuận cũng như đặc điểm và ý nghĩa để thông qua đó có thể đưa ra được những phương án phù hợp phát triển doanh nghiệp của mình.
Để hiểu thêm về thị trường chứng khoán cho người mới bắt đầu thông tin về Kinh nghiệm đầu tư sẽ giúp bạn những thông tin hữu ích quan trọng và cần thiết đem lại sự tự tin cũng như nền tảng kiến thức vững chắc để bạn bước chân vào lĩnh vực này. Chúc các bạn đầu tư thành công !
*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!