Khi thị trường sụt giảm mạnh, nhà đầu tư vẫn thường nghe tới cụm từ “Call margin”. Vậy Call margin là gì? Rtt là gì và được tính như nào? Rtt bao nhiêu thì bị Call Margin ?… Bài viết của Big Đầu Tư dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc trên. Hãy cùng theo dõi nhé !
TÓM TẮT BÀI VIẾT
Call Margin Là Gì ?
Margin hay còn gọi là Ký quỹ.
- Margin trong chứng khoán có nghĩa đen là tiền đặt cọc, và hiểu theo nghĩa thông dụng margin là đòn bẩy tài chính hay tỷ lệ cho vay của công ty chứng khoán cho nhà đầu tư vay để mua chứng khoán.
- Tỷ lệ cho vay tùy thuộc và từng thời điểm, từng công ty chứng khoán và tùy vào giá trị tiền, giá trị chứng khoán của nhà đầu tư
Call Margin là thuật ngữ dùng để chi sự thông báo của công ty chứng khoán đối với nhà đầu tư đã vay tiền để mua chứng khoán, nhưng rơi vào thời điểm chứng khoán của nhà đầu tư bị giảm gần dưới ngưỡng an toàn so với tài sản đảm bảo của nhà đầu tư, với mục đích yêu cầu nhà đầu tư nộp thêm tiền hoăc bán bớt chứng khoán để tỉ lệ vay Margin ở ngưỡng an toàn.
Vậy Rtt là gì và được tính như nào ?
Tỷ lệ ký quỹ của tài khoản (Rtt) là tỷ lệ giữa Giá trị tài sản cổ phiếu trên tổng nợ vay.
HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1
Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : /tcbs
Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán
Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366
Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z
Rtt có ý nghĩa giúp các nhà đầu tư xác định tình trạng tài khoản vay ký quỹ của mình so sánh với các mốc quan trọng cần quan tâm trong nghiệp vụ quản lý tài khoản ký quỹ: tỷ lệ ký quỹ ban đầu, tỷ lệ ký quỹ duy trì, tỷ lệ cảnh báo, tỷ lệ Force sell
Công thức tính Rtt:
Rtt = ∑(Số lượng CK thực có * tỷ lệ tính tài sản (1) * giá tính tài sản (2)) / (Tổng nợ đã giải ngân + nợ các loại phí + dư nợ chờ giải ngân – tiền mặt – tiền chờ về)
(1) (2) Tỷ lệ tính tài sản và giá tính tài sản của từng mã chứng khoán được quy định theo danh mục cho vay của TCBS và được công bố trên website
Con số Rtt cụ thể của Quý KH và các giá trị trong công thức tính Rtt được xác định hàng ngày và hiển thị trên tài khoản giao dịch trực tuyến của Quý KH
Các mốc tỷ lệ ký quỹ thực tế cần lưu ý:
- Tỷ lệ an toàn của tài khoản: Rtt ≥ 100% Là mức tỷ lệ an toàn của tài khoản.
- Tỷ lệ duy trì của tài khoản – Rdt: 100% > Rtt > 87% Là mức tỷ lệ mà Khách hàng phải đảm bảo duy trì trong thời gian vay. Tại mức Rtt này, sức mua trên tài khoản của QK sẽ < 0.
- Tỷ lệ cảnh báo (Call margin): 87% ≥ Rtt ≥ 80%: Khi tỷ lệ đạt mức này, KH cần bổ sung tiền hoặc tài sản hoặc bán một phần chứng khoán để đưa Rtt về mức lớn hơn hoặc bằng Tỷ lệ duy trì (Rdt).
- Tỷ lệ xử lý – Rxl (Force Sell): Rtt < 80% Khi tỷ lệ ký quỹ đạt mức này, DNSE sẽ tự động bán chứng khoán trong tài khoản của Khách hàng để đưa về tỷ lệ quy định
( Các mốc tỷ lệ này có thể thay đổi theo từng thời kỳ )
Xem thêm: Tổng hợp Tải các bộ Code Amibroker hữu ích miễn phí Code tín hiệu mua bán trong Amibroker
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ về Call Margin, RTT những thông tin hữu ích giúp bạn biết được RTT bao nhiêu thì bị call margin ở Thị trường Chứng Khoán Việt Nam. Hy vọng những chia sẻ của Big Đầu Tư sẽ giúp các bạn giải quyết những thắc mắc của bạn.
Để hiểu thêm về thị trường chứng khoán cho người mới bắt đầu Thông tin Chứng khoán sẽ giúp bạn những thông tin hữu ích quan trọng và cần thiết về thị trường chứng khoán !
*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!