Thứ năm , 5 Tháng mười hai 2024

Tiềm năng cổ phiếu TNG Mục Tiêu 8X Dự đoạn cổ phiếu TNG 2022

Ngày 22/11/1979, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, tiền thân là Xí nghiệp May Bắc Thái, được thành lập. Công ty sản xuất và mua bán hàng may mặc; Sản xuất bao bì giấy, nhựa làm túi nilon, áo mưa nilon và nguyên, phụ liệu hàng may mặc; Mua bán máy móc thiết bị công nghiệp; Tiềm năng cổ phiếu TNG Mục Tiêu 8X Dự đoạn cổ phiếu TNG 2022. Đây là mã cổ phiếu phát hành bởi một doanh nghiệp Dệt may, cũng là doanh nghiệp đã phát triển ngành dệt may lớn nhất tại khu vực miền Bắc. Đó chính là đánh giá cổ phiếu TNG – của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG.

Đánh giá cổ phiếu TNG có an toàn để đầu tư hay không?

Doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng ấn tượng, nhưng bức tranh tài chính của CTCP Đầu tư và Thương mại TNG cho thấy nhiều áp lực khi dòng tiền kinh doanh thặng dư thấp so với nhu cầu đầu tư.
Doanh thu, lợi nhuận giữ đà phục hồi tăng trưởng.

Kết thúc 11 tháng năm 2021, báo cáo tài chính của TNG tiếp tục cho thấy những tín hiệu kinh doanh khả quan với doanh thu thuần đạt 433,9 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái; biên lợi nhuận tiếp tục được cải thiện giúp lợi nhuận gộp tăng 68,4%, đạt 41,4 tỷ đồng qua đó, bù đắp sự gia tăng của các khoản mục chi phí tài chính, chi phí quản lý và giúp lợi nhuận sau thuế đạt 20,7 tỷ đồng – gấp gần 2,6 lần cùng kỳ năm trước.

TNG hiện đang duy trì mức đòn bẩy từ 1.74 đến 2. Đây là mức đòn bẩy khá cao đối với công ty sản xuất.

Các khoản nợ của TNG tập trung chủ yếu vào các khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn và dài hạn, là những khoản vay ngân hàng được sử dụng để tài trợ cho khoản đầu tư cho các chuyền may ở các nhà máy TNG Võ Nhai và Đồng Hỷ.

Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn duy trì được các chỉ số thanh toán ở mức hợp lý trong bối cảnh ngành đang có nhiều thuận lợi. Việc tận dụng đòn bẩy là cần thiết giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội.

Lũy kế 11 tháng đầu năm, TNG đạt doanh thu 4.976,6 tỷ đồng, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước; còn lợi nhuận sau thuế tăng 38,5%, với 213,9 tỷ đồng. Như vậy, so với kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông thông qua cho năm 2021, Công ty đã hoàn thành kế hoạch doanh thu và vượt 22% kế hoạch lợi nhuận sau 11 tháng.

Kết quả tích cực của TNG nằm trong xu hướng phục hồi kết quả kinh doanh của các công ty may mặc Việt Nam trong bối cảnh tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng Covid-19 gia tăng, các hạn chế đối với hoạt động bán lẻ tại nhiều thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU… đã được nới lỏng, giúp sản lượng xuất khẩu phục hồi tốt.

Nhận định cổ phiếu TNG có tiềm năng tăng trưởng gì trong năm 2021

Theo chia sẻ mới đây của lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), kim ngạch xuất khẩu dệt may cả năm 2021 ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020. Con số này tăng khoảng 0,3% so với năm 2019 – khi chưa có dịch Covid-19.

Thực tế, doanh nghiệp may mặc Việt Nam cũng đã gặp rất nhiều khó khăn trong quý III/2021, khi bùng phát đợt dịch bệnh Covid-19 lần thứ tư, khiến nhiều địa phương giãn cách xã hội nghiêm ngặt, các doanh nghiệp phải thực hiện sản xuất “3 tại chỗ”, làm cho năng suất sụt giảm, trong khi chi phí sản xuất gia tăng.

– Sự phục hồi của thị trường xuất khẩu:

  • Theo Báo cáo của Bộ công thương Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm của TNG đều có sự tăng trưởng.
  • Thị trường châu Âu với ưu đãi về thuế cũng là cơ hội cho TNG thâm nhập sâu hơn vào thị trường này.
  • Thị trường châu Á cũng là thị trường xuất khẩu tiềm năng của TNG.

– Đầu tư thêm chuyền may tại các nhà máy: Nhà máy Đồng Hỷ và Võ Nhai tiếp tục lắp đặt thêm chuyền may, nâng tổng công suất lên 9%.

Tuy vậy, các nhà máy của TNG tập trung tại tỉnh Thái Nguyên – địa phương ít bị ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội -nên hoạt động của Công ty ổn định hơn, đồng thời hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển các đơn hàng dệt may về các nhà máy sản xuất tại miền Bắc khi các doanh nghiệp phía Nam gặp khó khăn do dịch Covid-19.

Trong quý III/2021, trong khi nhiều doanh nghiệp dệt may sụt giảm mạnh về doanh thu và lợi nhuận, thậm chí báo lỗ, thì TNG vẫn duy trì được mức tăng trưởng 1% về doanh thu và 17% về lợi nhuận so với cùng kỳ năm 2020.

– Mở rộng sang mảng Bất động sản Khu công nghiệp.

– Một số rủi ro cần lưu ý:

  • Rủi ro hoạt động
  • Rủi ro nguồn nguyên liệu đầu vào
  • Rủi ro vận chuyển

Trong bối cảnh ngành dệt may trong nước và thế giới tiếp tục được dự báo duy trì xu hướng phục hồi hậu đại dịch, triển vọng kinh doanh của TNG thời gian tới vẫn tiếp tục được đánh giá khả quan. Báo cáo tháng 11/2021, Bộ phận Phân tích của CTCP Chứng khoán MB (MBS) cập nhật số lượng đơn hàng của TNG đã lấp đầy đến hết tháng 6/2022. Đơn hàng đến từ các đối tác lâu năm như Decathlon, ANF, TCP, Nike, Adidas… vẫn tăng trưởng đều đặn.

HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1

Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : /tcbs

Đăng ký Mở Tài Khoản

Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán

Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366

Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z

Bên cạnh đó, Công ty cũng còn nhiều tiềm năng tăng trưởng từ các lĩnh vực kinh doanh bất động sản thương mại và bất động sản khu công nghiệp, với các dự án như Cụm công nghiệp Sơn Cẩm 1, TNG Landmark, TNG Village 2, Khu đô thị Đại Thắng, Khu đô thị Hồng Tiến…
Sở hữu 15 nhà máy với 278 chuyền may đang hoạt động và các nhà máy phụ trợ như thêu, giặt, sản xuất thùng túi, bao bì…, TNG hiện là một trong các doanh nghiệp dệt may có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Việt Nam. TNG cũng đã phát triển dòng sản phẩm hàng thời trang do Công ty tự thiết kế mang thương hiệu TNG.

Định giá cổ phiếu TNG

TNG là một doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng tốt và có chiến lược linh hoạt trong bối cảnh dịch Covid-19. Ước tính TNG có thể đạt 376 tỷ đồng lợi nhuận năm 2021, tương đương EPS đạt 4.055 đồng/ cổ phiếu. Mức định giá phù hợp từ 37-40 nghìn đồng/ cổ phiếu.

Năng lực sản xuất của Công ty đã liên tục mở rộng trong những năm qua nhờ sự tập trung vào những khách hàng lớn và đẩy mạnh phát triển mảng hàng tự thiết kế, tương ứng quy mô doanh thu, lợi nhuận cũng liên tục gia tăng. Tuy vậy, nhu cầu đầu tư lớn, nhu cầu vốn lưu động liên tục gia tăng đã gây áp lực lớn với dòng tiền của Công ty.

Tính đến ngày 30/11/2021, TNG có tổng nợ phải trả là 2.765,4 tỷ đồng, trong đó có 1.465,8 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và 669,5 tỷ đồng nợ vay dài hạn. Tổng nợ vay chiếm 50,7% tổng nguồn vốn và gấp gần 1,48 lần vốn chủ sở hữu. Tính từ đầu năm đến cuối tháng 11/2021, nợ vay của Công ty đã tăng thêm 282,6 tỷ đồng, chủ yếu là tăng nợ vay ngắn hạn trong bối cảnh phải thu tăng mạnh. Nợ vay dài hạn cũng tăng thêm gần 100 tỷ đồng, khi Công ty đẩy mạnh đầu tư vào các dự án mở rộng tại các nhà máy Phú Bình, Sông Công, Võ Nhai…

Trong 11 tháng đầu năm, trong khi dòng tiền kinh doanh thặng dư 83 tỷ đồng, thì dòng tiền đầu tư đã âm 517,7 tỷ đồng, chủ yếu là do nhu cầu dòng tiền lớn để đầu tư vào các tài sản cố định. Trước đó, trong năm 2020, dù dòng tiền kinh doanh của TNG thặng dư 196,5 tỷ đồng, nhưng dòng tiền đầu tư vào tài sản cố định cũng lên đến 490 tỷ đồng, khiến Công ty phải tăng vay nợ ròng thêm 215 tỷ đồng trong năm này. Nhìn chung, trong những năm qua, dù dòng tiền hoạt động kinh doanh của TNG có thặng dư, nhưng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu đầu tư và nguồn vốn phụ thuộc vào nợ vay.

Nợ vay lớn đã khiến chi phí lãi vay bào mòn đáng kể lợi nhuận. Chi phí lãi vay trong 11 tháng đầu năm 2021 là 125,5 tỷ đồng, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước và chi phí này tương đương 35,3% lợi nhuận hoạt động kinh doanh. Tỷ lệ này của TNG đã có xu hướng gia tăng, từ 22,3% năm 2019, lên 32,4% năm 2020 và 35,3% sau 11 tháng năm 2021.

Ở chiều ngược lại, nguồn tiền dự trữ của Công ty khá mỏng, khiến nguồn thu từ lãi tiền gửi thấp, doanh thu tài chính chủ yếu đến từ lãi chênh lệch tỷ giá.

Với nhiều kế hoạch đầu tư mở rộng, bao gồm cả năng lực sản xuất cho lĩnh vực may mặc và các dự án bất động sản, áp lực về nguồn vốn, dòng tiền của TNG trong thời gian tới được đánh giá còn rất cao, nhất là khi bất động sản là lĩnh vực cần có nguồn vốn rất lớn để phát triển.

>>>>>Biểu đồ tâm lý thị trường là gì? 4 điều tối quan trọng Biểu đồ tâm lí nhà đầu tư cá nhân năm 2022

Phân tích và định giá cổ phiếu dệt may TNG

– Bộ máy lãnh đạo TNG
Chủ tịch HDQT/TGĐ : Nguyễn Văn Thời từ tháng 2/1993
Phó chủ tịch HĐQT/PTGĐ: Nguyễn Đức Mạnh từ tháng 2/2015.

– Đối với một cổ phiếu tiềm năng tăng trưởng thì lãnh đạo nắm giữ tỉ trọng lớn cổ phiếu như TNG thể hiện phần trách nhiệm với công ty và trách nhiệm với cổ đông.

1.LỢI THẾ CẠNH TRANH NGÀNH DỆT MAY TRONG VÀ SAU ĐẠI DỊCH COVID
– Nhà máy ở Thái Nguyên TNG gần như hoạt động bình thường trong bối cảnh dịch covid diễn biến phức tạp trong quý III/2021.
– Về bối cảnh Vĩ Mô thì các đối thủ cạnh tranh dệt may Việt Nam như ẤN ĐỘ, Trung Quốc, Bangladesh ảnh hưởng rất bởi dịch covid và thiếu điện chưa hoàn toàn quay trở lại sản xuất.
– Hầu hết các chi nhánh của TNG đã đủ đơn hàng sản xuất hết thời điểm 31/12/2021 thậm chí các khách hàng lớn đã đặt chuyền và sản lượng cho năm 2022

2. Tiềm năng mở rộng quy mô sản xuất nhà máy may mặc
– TNG cho biết, giai đoạn 2 Nhà máy TNG Võ Nhai đã xong bàn giao đưa vào sử dụng từ 1/7/2021. Nâng tổng số chuyền may của TNG từ 256 lên 298 chuyền, tăng 42 chuyền may so với năm 2020, tương đương mức tăng 16% công suất.
– Trong năm 2021 ngoài giai đoạn 2 của TNG Võ Nhai, TNG tiếp tục đầu tư mở rộng TNG Phú Bình, TNG Sông Công , đầu tư dây chuyền bông số 3.
– Sau khi hoàn thành mở rộng TNG Phú Bình và TNG Sông Công, tổng số chuyền may dự kiến sẽ đạt 342 chuyền may, tăng 34% so với năm 2021. Giai đoạn 2 của TNG Đồng Hỷ sẽ được triển khai trong năm 2022 – 2023.

3. BĐS và BĐS KCN
– TNG hiện đang triển khai Dự án cụm công nghiệp Sơn Cẩm, đầu tư năm 2020, 2021, 2022 với tổng mức đầu tư 1.176 tỷ đồng. Hiện đã giải phóng được 75% diện tích và tổng chi phí đầu tư đạt 450 tỷ đồng. Dự án này đang trao đổi hợp tác với nhà đầu tư Nhật Bản đến thuê đất.

4. Báo cáo tài chính
khoản phải thu tăng 400 tỷ gấp đôi so với cùng kỳ quý 3

Biên lợi nhuận tăng mạnh 31% và 9 tháng đầu năm thực hiện 96% kế hoạch đề ra trong năm.

5. Tài chính:
P/e hiện 14. hiệu chỉnh báo cáo quý 3 ~12
EPS: 2.2 hiệu chỉnh > 2.4
Mục tiêu ngắn và trung hạn: +- 38 Điểm mua đầu tư mới đợi nhịp điều chỉnh nhẹ chạm ma50.

>>>>>Hướng dẫn Cách nạp tiền vào tài khoản chứng khoán ACBS mới 2022

*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!
Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang  Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả! Liên Hệ Quảng Cáo Tại Đây

Xem thêm

Bạn cần phải biết cách thức đội lái thao túng giá cổ phiếu Wash Trade

Nếu bạn thấy đồ thị các cổ phiếu nằm như một đường thẳng trong một …

Chat Zalo
0966192366