Trong những năm gần đây, thị trường chứng khoán đã trở nên phổ biến và nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư. Trong đó, tự doanh chứng khoán là một nghiệp vụ của công ty chứng khoán đóng vai trò quan trọng trong các lực lượng tham gia trên thị trường chứng khoán. Vậy bạn đã hiểu rõ bản chất và đặc điểm của nó hay chưa. Tự doanh chứng khoán là gì? Cách Thống kê giao dịch tự doanh chứng khoán? Hãy cùng Big Đầu Tư tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé !
TÓM TẮT BÀI VIẾT
Tự doanh chứng khoán là gì ?
Theo Luật chứng khoán, tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán mua hoặc bán chứng khoán cho chính mình.
Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán, có cơ cấu tổ chức phức tạp và có tính chuyên nghiệp cao trên thị trường, do đó hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán mà các Công ty chứng khoán thực hiện có nhiều điểm khác biệt so với hoạt động đầu tư của các chủ thể khác trên thị trường chứng khoán.
Đặc điểm của tự doanh chứng khoán
Sau khi giải đáp được thắc mắc Tự doanh chứng khoán là gì, bài viết sẽ cung cấp tới bạn đọc 3 đặc điểm chính của tự doanh chứng khoán, bao gồm: tính chuyên nghiệp cao; quy mô đầu tư lớn, đa dạng và tính rủi ro.
1. Tính chuyên nghiệp cao
Một trong những đặc điểm nổi bật của tự doanh chứng khoán là tính chuyên nghiệp cao. Các cán bộ thực hiện hoạt động tự doanh cần có kiến thức chuyên sâu, khả năng phân tích và đưa ra các quyết định đúng đắn. Đồng thời, các cán bộ tự doanh cần có tính tự chủ và năng động trong các phạm vi, quy định ràng buộc chặt chẽ của đơn vị, nhằm mang lại hiệu suất công việc tốt nhất. Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán luôn có mục đích, tính định hướng và nằm trong chiến lược lâu dài của công ty.
2. Quy mô đầu tư lớn, đa dạng
Với nền tảng tài chính được xây dựng vững chắc và các hoạt động mang tính chuyên nghiệp cao nên quy mô đầu tư tự doanh chứng khoán của các công ty thường lớn và đa dạng. Thông thường, hoạt động tự doanh thường hướng đến nhiều ngành nghề, thị trường ( cả trong và ngoài nước)
3. Có nhiều rủi ro
Hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán thường chứa đựng rất nhiều rủi ro. Bởi vậy đơn vị thường sử dụng các công cụ phòng vệ như option, future trong hoạt động đầu tư, chiến lược phát triển, chính sách quản lý danh mục đầu tư của công ty để giảm thiểu tối đa sự thất thoát, rủi ro.
Xem ngay: Capex là gì? Top 5 Ứng dụng của Capex trong đầu tư chứng khoán
Mục đích của tự doanh chứng khoán
Việc hoạt động tự doanh chứng khoán của các đơn vị được hình thành và phát triển bởi 4 mục đích chính, bao gồm: kiếm lợi nhuận từ cổ phiếu, đầu tư góp vốn, bảo vệ giá, tạo lợi nhuận.
1. Kiếm lợi nhuận từ cổ phiếu
Việc tự doanh chứng khoán sẽ mang lại lợi nhuận từ lợi tức chứng khoán và chênh lệch giá cho các đơn vị chứng khoán. Đồng thời, đơn vị cũng có thể bù được phần mất giá khi giá cổ phiếu bị giảm.
2. Đầu tư góp vốn
Thông qua việc mua các loại cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi hoặc bao gồm quyền chuyển đổi, các đơn vị chứng khoán sẽ trở thành cổ đông của các công ty cổ phần. Các vấn đề liên quan hạn mức đầu tư đều được quy định cụ thể để bảo vệ quyền lợi song phương.
HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1
Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://bigdautu.com/tcbs
Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán
Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366
Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z
3. Bảo vệ giá
Để bình ổn giá cả trước tình hình biến động của thị trường, các công ty chứng khoán sẽ thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán nhằm ổn định lại thị trường theo yêu cầu can thiệp của cơ quan quản lý và tự bảo vệ mình hay khách hàng của mình khi thực hiện các đợt phát hành hay bảo lãnh phát hành.Để thực hiện việc này, các công ty chứng khoán cần có sự thống nhất hợp lực để tự phát hành dưới hình thức “tổ chức bảo trợ thị giá” tức là lập một tập đoàn tài chính (consortium).
4. Tạo lợi nhuận
Mang lại lợi nhuận là mục đích cơ bản của kinh doanh nói chung, kinh doanh chứng khoán và tự doanh chứng khoán nói riêng. Với lợi thế về mặt thu thập và phân tích thông tin, các đơn vị có thể mua bán tích trữ hoặc giao dịch thu lợi nhuận chênh lệch từ chứng khoán trên thị trường.
4 yêu cầu với nghiệp vụ tự doanh chứng khoán
Để hoạt động hiệu quả, bộ phận tự doanh chứng khoán cần tuân theo 4 yêu cầu: sự tách biệt trong quản lý, sự ưu tiên cho khách hàng và bình ổn giá thị trường.
1. Sự tách biệt trong quản lý
Theo luật pháp nước ta nói riêng và các nước nói chung, nghiệp vụ môi giới và tự doanh chứng khoán cần tách biệt rõ ràng về yếu tố con người, quy trình nghiệp vụ, vốn, tài sản của công ty để đảm bảo tối ưu quyền lợi của khách hàng và thị trường.
2. Sự ưu tiên cho khách hàng
Do các đơn vị có ưu thế hơn về việc nắm bắt và phân tích thông tin, nên để đảm bảo bình ổn thị trường và không có sự cạnh tranh thiếu công bằng; nguyên tắc hàng đầu của các đơn vị khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh là ưu tiên giao dịch của khách hàng.
3. Bình ổn giá thị trường
Theo luật, các công ty chứng khoán đều phải dành 1 tỷ lệ nhất định giao dịch của mình cho hoạt động bình ổn thị trường. Theo đó, các đơn vị buộc phải mua chứng khoán khi giá bị giảm và bán ra khi giá tăng.
4. Tạo lập thị trường
Để tạo thị trường cho các chứng khoán mới phát hành, các công ty chứng khoán cần thực hiện tự doanh mua bán chứng khoán, tạo tính thanh khoản trên thị trường cấp 2.
2 phương thức thanh toán của nghiệp vụ tự doanh chứng khoán
2 phương thức thanh toán phổ biến của nghiệp vụ tự doanh chứng khoán là phương thức trực tiếp và gián tiếp.
1. Trực tiếp
Phương thức thanh toán trực tiếp là các giao dịch “ trao tay” giữa đơn vị chứng khoán với đối tác và khách hàng. Đây là giao dịch song phương mà trong đó công ty chứng khoán đóng vai trò người bán và đối tác khách hàng đóng vai trò người mua. Giá thành và các thỏa thuận liên quan sẽ được song phương bàn bạc và thống nhất trực tiếp. Ví dụ điển hình về giao dịch tự doanh trực tiếp là mua cổ phiếu IPO, mua đấu giá cổ phiếu,…
2. Gián tiếp
Phương thức thanh toán gián tiếp là các giao dịch được thực hiện qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch Chứng khoán. Với các thức thanh toán này, khách hàng có thể thanh toán đa phương tiện.
3 Quy định về tự doanh chứng khoán của pháp luật
1. Vốn pháp lý
Về vốn pháp lý của tự doanh chứng khoán, theo Điểm b, Khoản 1, Điều 18 Nghị định số 14/2007/NĐ-CP, vốn pháp định cho nghiệp vụ tự doanh chứng khoán của công ty chứng khoán, công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài,chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam là 100 tỷ VNĐ.
2. Hoạt động tự doanh chứng khoán
Theo Điều 22,Thông tư số 121/TT-BTC, nghiệp vụ tự doanh chứng khoán của công ty chứng khoán cần đảm bảo những quy định sau:
- Đơn vị phải đảm bảo đủ tiền và chứng khoán để thanh toán các lệnh giao dịch cho tài khoản của chính mình.
- Nghiệp vụ tự doanh phải được thực hiện với danh nghĩa của chính doanh nghiệp, không được mượn danh nghĩa người khác để thực hiện.
Các trường hợp sau không được coi là tự doanh chứng khoán:
- Mua, bán chứng khoán nhằm sửa lỗi sau giao dịch
- Mua, bán cổ phiếu của chính mình.
Công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của chính mình.
Công ty chứng khoán phải công bố cho khách hàng biết khi mình là đối tác trong giao dịch thỏa thuận với khách hàng.
3. Tài khoản
Theo Điểm 2.3, mục 2, Công văn số 2327/UBCK-PTTT do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành hướng dẫn thực hiện Thông tư 74/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn giao dịch chứng khoán: “Công ty chứng khoán có nghiệp vụ tự doanh chỉ được phép mpr một tài khoản giao dịch tự doanh chứng khoán tại chính công ty chứng khoán và không được phép mở bất cứ tài khoản tự doanh nào tại các công ty chứng khoán khác”.
Xem thêm: Lướt t0 là gì ? Giao dịch T+0 có rủi ro và 5 lưu ý khi Đầu Tư Chứng Khoán
Lời kết
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã phần nào nắm được khái niệm và những đặc điểm của nghiệp vụ Tự doanh chứng khoán. Big Đầu Tư hy vọng những kiến thức này có thể giúp bạn trong quá trình phân tích và đầu tư trên thị trường chứng khoán. Chúc bạn đầu tư thành công!
*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!