Thứ năm , 5 Tháng mười hai 2024
Cơ Cấu Vốn Là Gì? Phân Tích Các Chỉ Tiêu Cơ Cấu Nguồn Vốn Cho Doanh Nghiệp

Cơ Cấu Vốn Là Gì? Phân Tích Các Chỉ Tiêu Cơ Cấu Nguồn Vốn Cho Doanh Nghiệp

Cơ cấu nguồn vốn được đánh giá là một trong những chỉ số tài chính cần thiết mà các doanh nghiệp quan tâm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu xem Cơ cấu vốn là gì? cũng như Ý nghĩa và các chỉ tiêu phân tích cơ cấu nguồn vốn cho doanh nghiệp thế nào là nhất nhé!

I. Cơ Cấu Vốn Là Gì?

1. Khái niệm cơ cấu vốn

– Định nghĩa Cơ cấu vốn trong tiếng Anh là Capital structure.

– Cơ cấu vốn là khái niệm này thường dùng để chỉ tỷ trọng các loại vốn hay nguồn vốn của một công ty, Công ty cổ phần có vốn cổ phần thông thường, vốn cổ phần ưu đãi, vốn trái khoán hay vốn vay dài hạn.

Cơ cấu vốn cho chúng ta biết tỷ trọng của các loại vốn khác nhau trong tổng số vốn sử dụng. Các Công ty cần hiểu rõ cơ cấu vốn để quyết định tỷ lệ vốn vay và vốn sở hữu. Có nhiều cuộc tranh luận xung quanh vấn đề là có thể có một tỷ lệ nợ/vốn sở hữu (gọi là tỷ lệ đòn bẩy) tối ưu cho phép tối thiểu hoá chi phí vốn nói chung của một Công ty không.

Quan điểm truyền thống thì cho rằng với tỷ lệ đòn bẩy rất thấp, vốn vay sẽ rẻ hơn vốn sở hữu vì mức rủi ro thấp khi lãi suất là chi phí trả trước. Cũng chính bởi vì vậy, có thể cắt giảm chi phí vốn nói chung bằng cách sử dụng vốn vay.

Còn trong trường hợp lhi tỷ lệ đòn bẩy tăng lên, lãi suất chiếm tỷ lệ lớn hơn trong lợi nhuận dự kiến thu được. Cả chủ thể là người nắm vốn sở hữu và chủ thể là người chủ nợ đều nhận thức được điều này và cả hai đều muốn thu được lợi tức lớn hơn. Cho dù lãi suất là chi phí trả trước, nhưng lãi suất vẫn tồn tại rủi ro là khi tỷ lệ đòn bẩy cao, lợi nhuận cũng sẽ có thể giảm và không đủ để trả lãi suất. Như vậy, ta nhận thấy rằng, chi phí vốn có hình chữ u khi tỷ lệ đòn bẩy tăng.

Modigliani và Miller đã phản đối quan điểm này, Trong tác phẩm của mình, Modigliani và Miller đã cho rằng chi phí chung của vốn không thay đôi khi tỷ lệ đòn bẩy tăng, đặc biệt là trong tình huống mà hai công ty có cùng mức lợi nhuận dự kiến hoặc cùng mức rủi ro, nhưng có tỷ lệ đòn bẩy khác nhau.

Cơ cấu nguồn vốn cũng là thuật ngữ được sử dụng nhằm mục đích chính là để nhằm thể hiện tỉ trọng của các nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động kinh doanh.

+=> Xem thêm: Phân Tích Đòn Bẩy Tài Chính Có Ý Nghĩa Gì Cho Doanh Nghiệp

HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1

Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : /tcbs

Đăng ký Mở Tài Khoản

Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán

Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366

Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z

2. Các thuật ngữ liên quan

Nguồn vốn được hiểu là những nguồn tạo ra sự tăng thêm tổng tài sản của doanh nghiệp. Nhìn trên tổng thể, nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

  • Vốn chủ sở hữu (Equity) là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, bao gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh. Hoặc ta có thể hiểu, vốn chủ sở hữu là phần còn lại của giá trị tài sản của doanh nghiệp sau khi bù đắp các khoản nợ phải trả.
  • Nợ phải trả (Liabilities) là biểu hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: nợ vay, các khoản phải trả cho người bán, cho Nhà nước, cho người lao động trong doanh nghiệp…

II. Ý Nghĩa Của Cơ Cấu Nguồn Vốn 

Quyết định về cơ cấu nguồn vốn là vấn đề tài chính hết sức quan trọng của doanh nghiệp bởi lẽ:

– Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là một trong các yếu tố quyết định đến chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) của doanh nghiệp.

– Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng đến tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay thu nhập trên một cổ phần (EPS) và rủi ro tài chính của một doanh nghiệp hay công ty cổ phần.

III. Phân Tích Cơ Cấu Nguồn Vốn Như Thế Nào?

Phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu.

Phân tích cơ cấu nguồn vốn là so sánh tổng nguồn vốn và từng loại nguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu năm. Đối chiếu giữa cuối kỳ và đầu năm của từng loại nguồn vốn qua đó đánh giá xu hướng thay đổi nguồn vốn.

Trong phân tích cơ cấu nguồn vốn ta cũng đặc biệt chú ý đến tỉ suất tự tài trợ (còn gọi là tỉ suất vốn chủ sở hữu). Chỉ số này sẽ cho thấy mức độ tự chủ của doanh nghiệp về vốn, là tỉ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn.

IV. Các Chỉ Tiêu Phân Tích Cơ Cấu Nguồn Vốn

Khi xem xét cơ cầu nguồn vốn của một doanh nghiệp, người ta chú trọng đến mối quan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn của doanh nghiệp.

Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu sau đây:

1. Hệ số nợ

Hệ số nợ = Tổng nợ / Tổng nguồn vốn (hoặc Tổng tài sản)

Hệ số nợ phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp hay trong tài sản của doanh nghiệp bao nhiêu phần trăm được hình thành bằng nguồn nợ phải trả.

2. Hệ số vốn chủ sở hữu

Hệ số vốn chủ sở hữu = Nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn (hoặc Tổng tài sản)

Hệ số này phản ánh vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nhìn trên tổng thể, nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

Do vậy có thể xác định

Hệ số nợ = 1 – Hệ số vốn chủ sở hữu

Hay

Hệ số vốn chủ sở hữu = 1 – Hệ số nợ

Cơ cấu nguồn vốn còn được phản ánh qua hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (kí hiệu D/E)

3. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ / Nguồn vốn chủ sở hữu

*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!
Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang  Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả! Liên Hệ Quảng Cáo Tại Đây

Xem thêm

Phân Tích Đòn Bẩy Tài Chính Có Ý Nghĩa Gì Cho Doanh Nghiệp

Phân Tích Đòn Bẩy Tài Chính Có Ý Nghĩa Gì Cho Doanh Nghiệp

Đòn bẩy tài chính khi được doanh nghiệp sử dụng đúng đắn và hiệu quả …

Chat Zalo
0966192366