Các chuyên gia đầu tư cho rằng việc xác định giá cổ phiếu phù hợp có thể chiếm đến 50% thành công khi bạn đầu tư. Yếu tố này giúp nhà đầu tư xác định rõ giá trị thật của cổ phiếu trước khi xác định có nên mua vào hay không. Đối với nhà đầu tư mới, cách định giá cổ phiếu đơn giản nhất gồm có P/E và P/B. Đây được xem là hai phương pháp phổ biến nhất và có thể áp dụng cho nhiều ngành nghề khác nhau. Vậy định giá cổ phiếu là gì ? Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/B như thế nào ? Hãy cùng Big Đầu Tư tìm hiểu nhé !
TÓM TẮT BÀI VIẾT
Định giá cổ phiếu là gì ? Vì sao cần phải định giá cổ phiếu ?
Định giá cổ phiếu là việc bạn xác định giá cổ phiếu đó trong một khoản thời gian cụ thể. Nhà đầu tư luôn muốn tìm được giá tốt nhất của cổ phiếu đó để nắm giữ nhằm mục đích sinh lời trong tương lai nhờ việc việc xác định được tiềm năng, sự phát triển của cổ phiếu đó so với các cổ phiếu khác trên thị trường. Định giá cổ phiếu chính xác sẽ giúp bạn nắm được một vị thế tốt, tối đa hóa lợi nhuận và đón đầu xu hướng tăng trưởng.
Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/B là gì ?
Với cách định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B, giúp bạn có được cách định giá cổ phiếu đơn giản nhất, cho dù bạn là nhà đầu tư mới. Đây là kinh nghiệm làm giàu tuyệt vời nếu bạn là người mới bắt đầu chơi chứng khoán. Bạn chỉ cần thông tin về giá thị trường hiện tại của cổ phiếu và giá trị sổ sách được công bố trên những kênh đầu tư chính thống của công ty đó để tính tỷ lệ P/B.
Định giá cố phiếu theo phương pháp P/B là cách định giá cổ phiếu dựa trên chỉ số tài chính P/B (từ viết tắt của Price to Book Value Ratio) nghĩa là hệ số thị giá trên giá trị sổ sách.
Chỉ số P/B phản ánh ở thời điểm hiện tại giá cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường gấp bao nhiêu lần so với tài sản của doanh nghiệp được ghi trong sổ sách (thể hiện trên báo cáo tài chính). Hay nói cách khác chỉ số P/B chính là giá trị mà nhà đầu tư phải trả để mua 1 đồng vốn chủ sở hữu.
Chỉ số P/B sẽ được tính theo công thức:
P/B = Giá cổ phiếu đang giao dịch / Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu hoặc P/B = Vốn hóa doanh nghiệp / Vốn chủ sở hữu
Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B giúp nhà đầu tư dễ dàng xác định giá cổ phiếu cho dù bạn là nhà đầu tư mới. Bạn chỉ cần thông tin về giá thị trường hiện tại của cổ phiếu và giá trị sổ sách được công bố trên những kênh đầu tư chính thống của công ty để tính tỷ lệ P/B.
HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1
Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://bigdautu.com/tcbs
Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán
Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366
Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z
Cách định giá cổ phiếu theo chỉ số P/B
Khi sử dụng chỉ số P/B để định giá cổ phiếu, bạn nên dựa trên trung bình ngành vì nếu giá trị P/B chỉ tính và sử dụng riêng lẻ thì nó không có nhiều giá trị. Cho nên nếu muốn biết cổ phiếu của một doanh nghiệp đắt hay rẻ, nhà đầu tư phải so sánh chỉ số P/B của công ty mà bạn quan tâm với đối thủ cạnh tranh và trung bình ngành.
Định giá cổ phiếu theo cách này, nhà đầu tư hãy xem chỉ số P/B của các công ty trong cùng ngành với nhau. Sau đó cộng P/B của tất cả các doanh nghiệp cùng ngành lại và chia trung bình để ra chỉ số P/B trung bình ngành.
Khi đã tính ra chỉ số P/B trung bình ngành, bạn thực hiện việc so sánh chỉ số P/B này với chỉ số P/B của công ty mà bạn quan tâm. Để ra con số giá trị hợp lý của cổ phiếu mà bạn quan tâm hãy lấy chỉ số P/B trung bình ngành nhân với vốn chủ sở hữu của công ty đó. Như vậy là bạn đã định giá được cổ phiếu mình mong muốn.
Ví dụ: Công ty A (thuộc ngành dịch vụ) có chỉ số P/B là 1.51, vốn chủ sở hữu/cổ phiếu của A là 21,358. Chỉ số P/B trung bình ngành dịch vụ là 1.14. Từ đó ta tính ra được giá trị hợp lý của cổ phiếu công ty A là:
Giá trị hợp lý của A = chỉ số P/B trung bình ngành x vốn chủ sở hữu/cổ phiếu của A = 1.14 x 21,358 = 24,348.
Cách định giá cổ phiếu theo P/B có thể áp dụng cho nhiều ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên cách định giá cổ phiếu này được đánh giá hiệu quả nhất khi áp dụng cho lĩnh vực ngân hàng. Bởi giá trị trên sổ sách của các ngân hàng phản ánh khá rõ giá trị tài sản ròng, các tài sản vô hình như công cụ tài chính cũng có tính thanh khoản rất cao và dễ chuyển đổi thành tiền mặt.
Ưu – nhược điểm của phương pháp định giá cổ phiếu theo chỉ số P/B
Ưu điểm:
- Phương pháp đơn giản, dễ tính toán, nhà đầu tư mới cũng có thể sử dụng được
- Có thể áp dụng cho nhiều ngành nghề khác nhau
Nhược điểm:
- P/B chỉ đánh giá được biến động trên tổng giá trị tài sản hữu hình của công ty, trong khi thực tế còn phải tính đến các tài sản vô hình như thương hiệu, uy tín, thị phần… mà một công ty đang sở hữu.
- Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi nhà đầu tư xem xét các doanh nghiệp có mức độ tập trung vốn cao hoặc các công ty tài chính, bởi giá trị tài sản của các công ty này tương đối lớn.
- Giá trị ghi sổ P/B không có ý nghĩa nhiều với các công ty dịch vụ vì giá trị tài sản hữu hình của họ không lớn.
Những lưu ý khi định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B
Khi định giá cổ phiếu theo chỉ số P/B, nhà đầu tư cần lưu ý:
+ Nếu một doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó (tức là P/B < 1) thì có hai trường hợp sẽ xảy ra:
Thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức: Nếu điều này xảy ra, các nhà đầu tư không nên đầu tư vào các cổ phiếu này vì giá trị tài sản của công ty sẽ nhanh chóng được thị trường điều chỉnh về đúng giá trị thật.
Thu nhập trên tài sản của công ty là quá thấp: Nếu điều này đúng thì khả năng cao công ty sẽ có các chính sách đem lại những triển vọng kinh doanh mới, tạo dòng thu nhập dương và tăng lợi nhuận cho các cổ đông.
+ Nếu một công ty có giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá trị ghi sổ (P/B > 1) thì đây thường là dấu hiệu cho thấy công ty làm ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao.
Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B là một trong những phương pháp đơn giản nhất hiện nay mà các nhà đầu tư có thể áp dụng. Tuy nhiên, với những nhà đầu tư mới hoặc chưa có nhiều kiến thức về tài chính thì cần trang bị thêm nhiều kiến thức về chỉ số này cũng như cách thức áp dụng. Hy vọng với bài viết trên đây bạn đã hiểu rõ hơn về cách định giá cổ phiếu này.
Xem thêm: Tổng hợp Kinh nghiệm mua, bán chứng khoán 10 Kinh Nghiệm Cho Nhà Đầu Tư Mới
Lời kết
Những chia sẻ được Big Đầu Tư tổng hợp chi tiết trên đây hy vọng sẽ giúp các nhà đầu tư có thêm những kiến thức bổ ích khi lựa chọn đầu tư làm một kênh đầu tư mang lại thêm nguồn lợi cho mình.
Để hiểu thêm về thị trường chứng khoán cho người mới bắt đầu thông tin về Kinh nghiệm đầu tư sẽ giúp bạn những thông tin hữu ích quan trọng và cần thiết đem lại sự tự tin cũng như nền tảng kiến thức vững chắc để bạn bước chân vào lĩnh vực này. Chúc các bạn đầu tư thành công !
*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!