Mô hình giá Cốc Tay cầm là gì? Ý nghĩa mô hình cốc tay cầm đầu tư chứng khoán

Mô hình Cốc Tay cầm (cup and handle) là mô hình khá mạnh thường được dùng bởi các Trader chứng khoán để bắt các xu hướng tăng mạnh, và nếu bắt được thì lợi nhuận đem lại là rất lớn. Nhưng nếu xác định sai mô hình, dính phá vỡ giả, hoặc xác định đúng nhưng không biết cách vào lệnh, thì đây lại là một mối nguy bào vốn. Đó là lý do tại sao bạn nên tìm hiểu chiến lược giao dịch mô hình Cốc Tay Cầm này. Vậy Mô hình giá Cốc Tay cầm là gì ? Ý nghĩa mô hình cốc tay cầm đầu tư chứng khoán ?… Hãy cùng Big Đầu Tư tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé !

Mô hình giá Cốc Tay cầm là gì ?

Mô hình giá cốc và tay cầm là dạng mô hình tiếp diễn, đánh dấu 1 giai đoạn củng cố, sau khi bứt phá sẽ tiếp tục xu hướng ban đầu. Mô hình có kết cấu giống hệt cốc uống cà phê, trong đó phần cốc có dạng hình tròn hoặc giống chữ “U” và tay cầm sẽ hơi lệch nhẹ nhẹ.
Có 2 dạng mô hình cốc và tay cầm gồm: cốc và tay cầm thuận, loại thứ 2 chính là cốc và tay cầm nghịch.

Đặc điểm mô hình cốc và tay cầm

William J. O’neil người được xem là phù thuỷ chứng khoán, cũng chính là cha đẻ của mô hình cái cốc và tay cầm đã nói về mô hình này trong cuốn sách được xuất bản năm 1988, với tên gọi “How to make Money in Stocks”. Các bạn có thể tự Google để đọc thêm. Ngoài ra, rất nhiều đầu sách của William đã có mặt tại Việt Nam, nên nếu bạn hay đọc sách về tài chính chắc chắn sẽ không xa lạ gì với cái tên này.
Quay trở lại với mô hình cái cốc và tay cầm, sẽ có 2 phần cấu tạo chính là phần cốc và tay cầm.

  • Phần cốc: Giá cổ phiếu sau chuỗi giảm giá đã có dấu hiệu tạo đáy và bắt đầu đi lên tạo thành chiếc cốc (Giống hình chữ U, đôi khi là V)
  • Phần tay cầm: Sau khi giá tăng lên đến vùng đỉnh cốc, sẽ có nhiều NĐT bắt đầu bán ra để thu lợi nhuận hoặc bán hòa vốn. Lúc này giá cổ phiếu sẽ giảm tạo thành vùng điều chỉnh. Khi nguồn cung cạn dần, phe mua thắng thế, giá cổ phiếu vượt khỏi phần tay cầm. Lúc này mô hình cốc tay cầm được hoàn thành.

+ Phần thứ 3, đó là phần xu hướng: xu hướng trước đó cần phải rõ ràng là xu hướng tăng hoặc giảm, phụ thuộc vào dạng mô hình cốc.
Với mô hình cái cốc và tay cầm thuận, xu hướng phía trước phải là xu hướng tăng, để khi giá phá vỡ, giá sẽ tiếp tục đà tăng.
Với mô hình cái cốc và tay cầm nghịch, xu hướng phía trước phải là xu hướng giảm để khi giá phá vỡ phần tay cầm giá sẽ tiếp tục giảm.
+ Phần thứ 4: là phần cuối cùng để cho mô hình này được hoàn thiện, chính là phần phá qua khỏi phần tay cầm.

Mô hình cốc tay cầm được hình thành như thế nào ?

HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1

Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://bigdautu.com/tcbs

Đăng ký Mở Tài Khoản

Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán

Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366

Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z

  • Giai đoạn 1- giai đoạn tạo cốc: Xu hướng tăng mạnh sau đó giá sẽ điều chỉnh. Chính sự điều chỉnh thoai thoải không dốc này là cơ sở cho anh em thấy giá giảm không dốc tức là giá giảm không sâu cho thấy lực mua vẫn còn. Sau đó giá tiếp tục tăng lên chạm lại đỉnh cũ hình thành cốc
  • Giai đoạn thứ 2 – giai đoạn tạo tay cầm: Sau khi giá đã hình thành cốc lúc này sẽ có một số nhà giao dịch đu đỉnh, một số non tay sau đợt điều chỉnh vội vàng chốt lệnh giá lại tiếp tục điều chỉnh. Đây là giai đoạn “run lắc” để các nhà đầu tư tay mơ nhảy tàu, giá tiếp tục điều
    chỉnh nhưng độ dốc cũng không sâu nó vẫn thoai thoải như giai đoạn hình thành cốc.
  • Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn của các nhà đầu tư gan lì, những trader có kinh nghiệm. Sau hai đợt run lắc giá tăng lên phá đỉnh cũ xác nhận cho xu hướng tăng tiếp tục và hoàn thanh mô hình cốc tai cầm. Những nhà đầu tư lão luyện với tâm lí cứng sẽ nhận được quả ngọt cuối cùng.
  • Nếu trader ưa thích sự an toàn có thể chờ cho đến khi giá breakout khỏi kháng cự tạo bởi đỉnh chúng ta có 1 điểm mua tốt và an toàn. Nếu nhà đầu tư mạo hiểm hơn có thể mua từ đáy cốc lên tuy nhiên cách này không được khuyến khích trừ khi anh em đã quá quen với mô hình này
  • Mục tiêu giá được tính bằng khoảng cách giữa đỉnh khi bắt đầu điều chỉnh đến đáy cốc. Đối với trường hợp mô hình cốc và tay cầm ngược, các trader cũng có thể áp dụng tương tự, chỉ ngược lại là mục tiêu giá sẽ giảm chứ không phải tăng.

Ý nghĩa mô hình Cốc tay cầm trong đầu tư Chứng khoán

Kĩ thuật viên người Mỹ William J. O’Neil đã định nghĩa mô hình cốc và tay cầm (C&H) trong tác phẩm kinh điển năm 1988 của ông, tên là “Cách kiếm tiền bằng cổ phiếu”, bổ sung các yêu cầu kĩ thuật thông qua một loạt các bài báo được đăng trên tờ Investor’s Business Daily mà ông thành lập vào năm 1984.

O’Neil bổ sung thêm các phép đo khung thời gian cho từng thành phần, cũng như mô tả chi tiết về các khung số lượng giao dịch thấp được làm tròn, tạo ra mô hình tách trà độc đáo.

Một cổ phiếu hình thành mô hình này sẽ kiểm tra các mức giao dịch cao trước đó, do vậy, cổ phiếu đó có khả năng sẽ chịu áp lực bán từ các nhà đầu tư đã mua trước đó ở các mức cao; áp lực bán này lại có khả năng làm cho giá hợp nhất với xu hướng giảm trong khoảng thời gian từ 4 ngày đến 4 tuần, trước khi tăng cao hơn. Mô hình cốc và tay cầm được coi là một mô hình tăng liên tục và được sử dụng để xác định cơ hội mua cổ phiếu.

Cần xem xét những điều sau đây khi quan sát mô hình cốc và tay cầm:

Chiều dài: Thông thường, cốc có đáy hình chữ “U” dài hơn và nhiều hơn cung cấp tín hiệu mạnh hơn. Tránh cốc có đáy chữ “V” sắc nét.

Độ sâu: Tốt nhất là cốc không nên quá sâu. Ngoài ra cũng nên tránh các tay cầm quá sâu, vì tay cầm sẽ hình thành ở nửa trên của cốc.

Khối lượng: Khối lượng nên giảm khi giá giảm và vẫn thấp hơn mức trung bình, sau đó sẽ tăng khi cổ phiếu bắt đầu tăng giá trở lại nhằm kiểm tra mức giá cao trước đó.

Không cần kiểm tra lại mức kháng cự trước đó để chạm được đến mức giá cao cũ, tuy nhiên phần trên của tay cầm càng xa khỏi mức giá cao thì sự đột phá giá lại càng trở nên cần thiết.

Tâm lý thường thấy khi giao dịch với mô hình cốc tay cầm

Phần chữ ‘U’ của cốc là nơi giá giảm, chính điều này thường dễ làm các nhà đầu tư bị nản chí. Dễ nhận thấy khi khối lượng giao dịch ở phần bên trái của cốc bị suy giảm. Khi giá đạt tới một mức mà các tổ chức cũng như những nhà giao dịch lớn nhìn thấy được giá trị thì lúc này họ sẽ bắt đầu tích lũy cổ phiếu, điều này được thể hiện rõ nhất khi có một sự gia tăng về khối lượng giao dịch.

Tuy nhiên khi mà mức giá chạm tới phía bên trái của cốc thì lúc đó giá ở đó sẽ đóng vai trò là một đường kháng cự và đây là thời điểm các người chơi tiến hành chốt lời. Việc các nhà đầu tư đồng loạt chốt lời sẽ tạo ra phần tay cầm của cốc. Và lúc này các nhà giao dịch lại tiếp tục mua thêm một lần nữa và lúc này giá lại một lần nữa quay trở lại đạt đến mức kháng cự.

Khi giá mà vượt qua đường kháng cự thì thời gian tích lũy giá kéo dài nhiều tháng xem như đã kết thúc và giá tiếp tục tăng. Sự phá vỡ này đồng thời thu hút được sự chú ý của những trader theo hướng mạnh và chính những người này sẽ giúp tăng khối lượng giao dịch và sẽ tạo sức mạnh hơn nữa cho sự phá vỡ.

Cách giao dịch với mô hình cốc tay cầm

Phương pháp giao dịch với mô hình cốc tay cầm được đánh giá là khá đơn giản bởi bạn chỉ cần xác định chuẩn thời điểm vào lệnh buy là đã giải quyết được 80% vấn đề.

Cụ thể, để vào một lệnh mua, bạn có thể thực hiện theo 2 cách sau đây:

+ Cách 1: Vào lệnh tại điểm đáy của phần tay cầm, đây là cách giao dịch phổ biến với mô hình cốc tay cầm. Vị trí lý tưởng để cài lệnh buy trong trường hợp này là điểm cách đỉnh cốc một đoạn bằng ⅓ chiều cao mô hình.
+ Cách 2: Vào lệnh ngay khi giá breakout ra khỏi vùng tay cầm. Thời điểm này giá sẽ tăng lên vô cùng mạnh nên bạn có thể không cần đặt chốt lời (take profit). Phương pháp này được cho là khá an toàn và đem lại mức sinh lời ổn cho các trader.
Tiếp theo, bạn đặt stop loss (cắt lỗ) tại vị trí phía dưới đáy của tay cầm . Tuy nhiên đây là theo lý thuyết, cắt lỗ như vậy thì khả năng rủi ro sẽ cao hơn. Do đó, theo kinh nghiệm của các nhà đầu tư lâu năm, bạn nên đặt stoploss tại mức giá đóng cửa của cây nến có volume lớn nhất.

Xem thêm:

Phương pháp Canslim là gì ? Lọc SIÊU cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM 2021

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của  Big Đầu Tư  một cách chi tiết về mô hình cup and handle, hi vọng có thể giúp các bạn hiểu rõ ý nghĩa và ứng dụng quan trọng của mô hình cái cốc và tay cầm trong giao dịch Chứng khoán

Để hiểu thêm về thị trường chứng khoán cho người mới bắt đầu thông tin về Kinh nghiệm đầu tư sẽ giúp bạn những thông tin hữu ích quan trọng và cần thiết đem lại sự tự tin cũng như nền tảng kiến thức vững chắc để bạn bước chân vào lĩnh vực này. Chúc các bạn đầu tư thành công !

*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!
Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang  Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả! Liên Hệ Quảng Cáo Tại Đây

Xem thêm

Bạn cần phải biết cách thức đội lái thao túng giá cổ phiếu Wash Trade

Nếu bạn thấy đồ thị các cổ phiếu nằm như một đường thẳng trong một …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
0966192366