Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank, CTG) được thành lập trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước vào năm 1988. Năm 2009, VietinBank cổ phần hóa và chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). VietinBank vẫn duy trì vị thế là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần dẫn đầu về quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu. Nhận định cổ phiếu CTG mục tiêu tăng trưởng 20% Có nên mua cổ phiếu CTG 2022
TÓM TẮT BÀI VIẾT
CTG vượt kế hoạch lợi nhuận. 2022 mục tiêu tăng trưởng 20%
VietinBank lãi vượt kế hoạch
Đầu năm 2021, VietinBank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế riêng lẻ đạt 16.800 tỷ đồng, lãnh đạo ngân hàng cho biết mức lợi nhuận thực tế đã vượt kế hoạch.
Cụ thể, VietinBank cho biết trong năm 2021 vừa qua, bất chấp dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhà băng này vẫn ghi nhận hàng loạt chỉ tiêu tài chính đạt và vượt mục tiêu kế hoạch đầu năm, đặc biệt là các chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng, huy động vốn, tiền gửi không kỳ hạn (CASA) và thu phí dịch vụ.
Cụ thể, tính đến hết năm 2021, tổng tài sản hợp nhất VietinBank ước đạt 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2020. Trong đó, dư nợ tín dụng hợp nhất đạt 1,14 triệu tỷ, dư nợ tín dụng bình quân tăng 12,3%.
Từ các số liệu tài chính kể trên, lãnh đạo VietinBank cho biết lợi nhuận trước thuế riêng lẻ năm vừa qua đã đạt và vượt mục tiêu kế hoạch đại hội đồng cổ đông giao (16.800 tỷ đồng).
Hiện tại, VietinBank cũng là ngân hàng quốc doanh đầu tiên tuyên bố vượt kế hoạch kinh doanh năm 2021.
Đến cuối năm 2021, tỷ lệ nợ xấu của VietinBank ở mức 1,3% với tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức 171%.
Tổng hợp một số ý kiến bạn đọc:
“nđt nào cũng sợ vụ nợ xấu – giờ nợ xấu thấp , rất thấp còn thấp hơn năm ngoái thì còn cái gì để sợ trong khi lãi cao hơn nhiều so với năm ngoái nhưng cái cản cho dòng cp tốt giờ là nđs chỉ quan tâm mua cp bđs , penny ( à giờ hết penny rồi vì toàn ngang và cao hơn blue hết rồi )”
“Hôm nọ đang có con pow thấy báo cáo lỗ té ngay ato giá 16x thế là mất hàng. rút kinh nghiệm mấy hôm trc thấy ae kháo nhau ctg quý này tăng trg âm nên ôm thì nó đạp tiếp.”
“Ai cũng kêu bank hét tăng trưởng. Đây trích lập dự phòng 1 đống. Tỉ lệ bao phủ nợ xấu 171%. Năm 2022 vẫn đặt kế hoạch tăng trưởng 20%. Mà kế hoạch thường đặt ra để vượt.”
“Kiến nghị thay tên các Ngân hàng thêm chữ “BĐS” vào là lên vù vù đấy. Lợi nhuận thì đỉnh của đỉnh thật đó nhưng thiếu cái chữ đẹp”
“Nhu cầu tín dụng đặc biệt là từ các khách hàng doanh nghiệp khá mạnh trong Quý 4/2021 khi các hoạt động kinh doanh bắt đầu gia tăng trở lại sau thời gian giãn cách xã hội. Ước tính tổng tín dụng tăng ròng khoảng 450 nghìn tỷ đồng riêng trong Quý 4/2021 so với 724 nghìn tỷ đồng trong 3 quý đầu năm 2021. Đà tăng trưởng này sẽ tiếp tục duy trì trong 2022. Nhu cầu vay cũng lan toả đến mảng bán lẻ cùng với đà hồi phục của nền kinh tế.”
CTG còn gì xấu hơn nữa không ?
Con hàng này khiến anh em 4 tháng qua sống dỡ chết dỡ , thôi em lại mặt dày mở lại pic cho mấy anh em bị kẹp vào chém gió cho đỡ buồn , ai thích chửi cứ vào chửi cho thoái mái , trước em có mở pic DCM DPM , sau đấy tới POW toàn cổ phiếu lúc bị ghét , giờ tiếp theo tới con hàng này vậy . Hy vọng có duyên mở pic với mấy em ù lì này .
Điểm qua một số thông tin xấu về em nó nha :
– Chi phí dự phòng trong quí 2 tăng mạnh 221,9% svck đạt 7.106 tỷ đồng, đây là ảnh hưởng của việc ngân hàng tăng cường trích lập dự phòng để tái cơ cấu nợ theo Thông tư 03, kéo LN ròng Q2/21 giảm 38,2% svck xuống còn 2.206 tỷ đồng, thấp hơn mức 65,9% svck trong Q1/21 . Quí 3 này dự kiến cũng trích lập khá nhiều .
– Khối ngoại bán ròng liên tục không ngừng nghĩ , tới ngày hôm nay room ngoại hở ra đã là 266 tr CP ( Hở room hơn 5% rồi )
– CTG sẽ tiếp tục triển khai nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như giảm lãi suất cho vay từ 1,0% đến 1,5% đối với các khoản vay hiện hữu hoặc vay mới, ưu đãi thanh toán quốc tế, ưu đãi lãi suất cho vay đối với các khoản vay thanh toán trước hạn… với tổng chi phí ước tính là khoảng 6.000 tỷ đồng trong năm 2021 .
– Bank đang phải hỗ trợ doanh nghiệp nhiều về lãi suất , CP mới cam kết bù lãi suất tuy nhiên chưa có thông tin chính thức , dự kiến kỳ họp QH tháng 10 này sẽ bàn vấn đề cấp bù lãi suất này .
– Nợ xấu chắc có tăng , phải đợi báo cáo chính thức mới xem được số liệu cụ thể .
Tuy nhiên ko phải xấu hoàn toàn mà quí 4 tới có thể thay đổi được tình hình lợi nhuận khi :
– CTG dự kiến ghi nhận thu nhập từ phân phối bảo hiểm độc quyền vào nửa cuối năm 2021 hoặc quý đầu tiên năm 2022 khi Manulife hoàn tất các thủ tục pháp lý . Thương vụ dự tính có giá trị 1 tỷ USD , 2 bên ko tiết lộ số tiền cụ thể của hợp đồng này .
– Thoái vốn tại Công ty cho thuê tài chính TNHH MTV: Hội đồng Quản trị của CTG đã chấp thuận kế hoạch chuyển 50% vốn điều lệ, trong đó: 49% cho Công ty Mitsubishi UFJ Lease & Finance và 1% cho nhà đầu tư trong nước. Hiện tại, hồ sơ của thương vụ này đang được chờ Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, và thương vụ này được kỳ vọng sẽ hoàn thành và ghi nhận trong năm 2021 .
HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1
Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://bigdautu.com/tcbs
Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán
Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366
Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z
– Thoái vốn tại Công ty Cổ phần chứng khoán Viettinbank: CTG có kế hoạch giảm tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ trong tương lai, ngay khi CTG tìm được đối tác cho thương vụ này . Giá của CTS đang gần 3x , có khả năng quí 4 này có thông tin .
– Thoái vốn tại Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ: CTG đang cân nhắc kế hoạch giảm tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ trong tương lai . Cái này thì thôi bỏ qua ko có thông tin chính thức
– CTG cũng đang tìm kiếm đối tác nước ngoài để chuyển nhượng dự án VietinBank Tower. Đây là dự án được xây dựng với diện tích gần 30.000 m2, bao gồm 2 tòa 48 và 68 tầng tại Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội. Theo kế hoạch ban đầu, dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 10.267 tỷ đồng . Có nhiều bên đang muốn chuyển nhượng lại dự án này , tuy nhiên giá cả chắc chưa thỏa thuận xong , chuyển nhượng được cái dự án này thì CTG mới bứt phá được .
– Cuối cùng là cổ tức còn lại của năm 2019 và 2020 chưa chia , cái này chắc đợi NHNN cho phép .
>>>>>Nhận định và Đánh giá Cổ phiếu VPG Siêu phẩm cho năm 2022 trúng đất khủng
VPB tốt mà , mình cũng có VPB , VPB có cái hay là khóa luôn room ngoại để bán luôn cho khối ngoại giá cao , CTG do bank nhà nước nên ko quyết được mấy vấn đề này , chứ CTG giờ hở room ngoại hơn 5% rồi , khóa room lại xong bán luôn cho nước ngoài làm cổ đông lớn với giá 5x thậm chí 6x bảo đảm nhiều bên mua ngay .
Theo TA thì thấy cửa về 26 cũng có mà , đều ai cũng nhắm về mốc đấy mua làm nó lại khó về . CTG mà nhìn theo TA chả ai muốn mua .Thế mới phải trích dự phòng cao ngất làm lợi nhuận giảm mạnh , quí 2 đã trích tới hơn 7k tỷ , độ bao phủ nợ xấu đã hơn 130% rồi , cách làm như VCB giai đoạn 2018 2020 , trích dự phòng cao ngất sau đấy xử lý nợ ổn thì lại chạy thẳng vào lợi nhuận , em là em ủng hộ cứ trích càng cao càng tốt , cái gì xấu phải bung ra hết đi , đừng có ém lại . Khúc này trích càng cao càng tốt , bung lợi nhuận ra cả làng người ta kêu ngay , khó khăn vậy ngân hàng NN lại lãi cao thì chết .
Cá mập gom CTG
Lộ diện ”ông lớn” bắt đáy hàng trăm tỷ đồng cổ phiếu CTG trong quý III, nắm giữ lượng lớn POW, MBB, VNR và hàng chục nghìn tỷ tiền gửi ngân hàng
Vào cuối quý III, “ông lớn” này nắm giữ 317 tỷ đồng cổ phiếu POW, 287 tỷ đồng cổ phiếu CTG, 266 tỷ đồng VNR và 172 tỷ đồng MBB. Báo cáo tài chính cho biết công ty đang dự phòng lỗ gần 20 tỷ cho lượng cổ phiếu CTG sở hữu và 10 tỷ cho POW.
Báo cáo tài chính quý III của tập đoàn Bảo Việt (BVH) cho biết đơn vị này sở hữu danh mục chứng khoán kinh doanh có giá gốc vào cuối tháng 9 lên tới hơn 2.546 tỷ đồng, tăng 30% so với cuối quý II và tăng 3,9% so với đầu năm, chiếm khoảng 1,5% tổng tài sản.
Trong đó, cổ phiếu niêm yết là cấu phần lớn nhất (chiếm khoảng 72%) với giá trị hơn 1.843 tỷ đồng, tăng lần lượt 32% và 19% so với thời điểm cuối quý II và cuối năm 2020 với các mã chủ lực là POW, VNR, CTG, MBB.
Danh mục chứng khoán kinh doanh của BVH. (Nguồn: BCTC quý III)
Đi sâu vào danh mục đầu tư cổ phiếu niêm yết BVH, cổ phiếu POW của Tổng công ty điện lực Dầu khí Việt Nam có giá trị cao nhất lên tới gần 317 tỷ đồng. Tuy nhiên, tập đoàn này phải dự phòng khoản lỗ cho lượng cổ phiếu trên gần 10 tỷ đồng.
Bên cạnh POW, BVH cũng đã mua vào gần 266 tỷ đồng cổ phiếu VNR của Tổng công ty cổ phần Tái Bảo hiểm quốc gia. BVH không dự phòng cho khoản đầu tư cổ phiếu VNR.
Ngoài ra, danh mục đầu tư của tập đoàn còn chứa hai cổ phiếu ngân hàng với giá trị lên tới hàng trăm tỷ đồng. Cụ thể, tại thời điểm cuối tháng 9, BVH sở hữu hơn 287 tỷ cổ phiếu CTG của VietinBank và đang dự phòng lỗ gần 20 tỷ cho số cổ phiếu này. Vào cuối tháng 6, CTG không được BVH hạch toán trong danh sách các khoản đầu tư lớn nhất.
>>>>> Nhận định cổ phiếu BVH 2022 Tiềm năng cổ phiếu BVH sắp hoàn tất các thủ tục thoái vốn
Điều này cho thấy, Bảo Việt đã mua vào một lượng lớn cổ phiếu VietinBank trong quý III vừa qua.
Về diễn biến giá cổ phiếu, CTG đã liên tục lao dốc trong giai đoạn từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 9 với mức giảm giá lên tới hơn 25%. Đây có thể là yếu tố thúc đẩy BVH ‘’bắt đáy’’ cổ phiếu của VietinBank trong bối cảnh lượng tiền mặt của tập đoàn đã tăng mạnh trong nửa đầu năm.
Diễn biến cổ phiếu CTG trong những tháng gần đây. (Nguồn: Tradingview)
Trong nhóm ngân hàng, BVH cũng nắm giữ gần 172 tỷ đồng cổ phiếu MBB. Con số này không thay đổi so với cuối quý II và giảm gần 147 tỷ so với hồi đầu năm.
Danh mục của BVH còn có 801 tỷ cổ phiếu niêm yết khác, tăng hơn 21% so với cuối năm 2020 và gần 80 tỷ cổ phiếu chưa niêm yết.
Việc mở rộng danh mục đầu tư cổ phiếu vào quý III của BVH diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam giảm sâu sau nhịp tăng mạnh nửa đầu năm. Bên cạnh đó, xu hướng gia tăng đầu tư chứng khoán của tập đoàn cũng được hỗ trợ mạnh mẽ bởi tiềm lực tài chính hùng hậu với lượng tiền mặt và tiền gửi lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.
Báo cáo tài chính cho biết, dù đã sụt giảm trong quý vừa qua nhưng lượng tiền mặt của BVH vào thời điểm 30/9 vẫn lên tới hơn 1.000 tỷ đồng. Ngoài ra, tập đoàn này cũng có gần 14.900 tỷ tài sản tương đương tiền (chủ yếu là các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn dưới 3 tháng) và hơn 66.100 tỷ tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn trên 3 tháng đến dưới một năm.
Với lượng tiền gửi ngân hàng ‘’khổng lồ’’ và tình trạng lãi suất huy động liên tục ở mức thấp kỷ lục, việc BVH chuyển dịch tài sản từ tiền gửi sang chứng khoán là điều không quá khó hiểu và phù hợp với xu hướng thị trường.
Trong báo cáo về ngành bảo hiểm phát hành mới đây, Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đánh giá lãi suất tiền gửi thấp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Theo BVSC, trung bình hơn 60% lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp bảo hiểm đến từ lợi nhuận hoạt động tài chính, trong đó chủ yếu là doanh thu tiền gửi (hơn 80% danh mục đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm là tiền gửi ngân hàng). Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm, mặt bằng lãi suất được dự báo vẫn sẽ duy trì ổn định ở mức thấp. Điều này trực tiếp ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm.
*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!