Thứ sáu , 22 Tháng mười một 2024

Nhận định cổ phiếu VPB Cổ phiếu tăng trưởng điển hình Khuyến nghị cổ phiếu VPB 2022

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB, VPBank) được thành lập năm 1993 dưới tên gọi Ngân hàng TMCP Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh Việt Nam. VPBank phát triển mạng lưới lên 229 chi nhánh và phòng giao dịch, với đội ngũ gần 21,000 cán bộ nhân viên. Số lượng khách hàng hiện tại sử dụng dịch vụ của Ngân hàng đã tăng lên hơn 3 triệu khách hàng cá nhân, gần 150 ngàn hộ kinh doanh cá thể, hơn 80 nghìn doanh nghiệp,… Nhận định cổ phiếu VPB Cổ phiếu tăng trưởng điển hình Khuyến nghị cổ phiếu VPB 2022

Nhận định cổ phiếu VPB Cổ phiếu tăng trưởng điển hình Khuyến nghị cổ phiếu VPB 2022

18/11/2021

VPB Chờ mua Kết quả kinh doanh Q3/2021 thấp hơn ước tính ban đầu của chúng tôi, lợi nhuận sau thuế đạt 2,161 tỷ đồng giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái do ảnh hưởng của dịch bệnh và giãn cách xã hội. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 3.5% lên 4% do tập khách hàng thu nhập thấp vay tiêu dùng bị tác động mạnh và công ty con FE Credit ghi nhận lỗ. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đánh giá VPB có tiềm năng tăng trưởng tích cực trong trung dài hạn và sẽ hồi phục nhanh chóng sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Giá cổ phiếu đang có xu hướng điều chỉnh trong thời gian gần đây, khuyến nghị nhà đầu tư theo dõi mua vào khi ở gần các vùng hỗ trợ.

08/09/2021
VPB
Mua
@63.5
Kết quả kinh doanh quý 3/2021 dự kiến vẫn sẽ tăng trưởng so với cùng kỳ nhờ nền lợi nhuận thấp ở quý 3 năm ngoái; Ngân hàng Nhà nước kéo dài thời hạn cơ cấu nợ đến 30/06/2022 và ngân hàng cũng đã có sự đối phó cho các kịch bản xấu của dịch bệnh Covid nhưu tăng mức dự phòng rủi ro, tối ưu hóa chi phí. Ngoài ra, VPB sẽ hạch toán khoản tiền hơn 1 tỷ USD thu được từ FE Credit lên bảng cân đối kế toán trong quý này. P/B sau khi hạch toán sẽ ở mức 2.0x, chúng tôi cho là hấp dẫn đối với một ngân hàng dẫn đầu và đang chuẩn bị thực hiện bán vốn cho đối tác chiến lược nước ngoài như VPB.
21/07/2021
VPB
Chờ mua
Kết quả kinh doanh quý 2 tăng trưởng tích cực với lợi nhuận sau thuế đạt ~4000 tỷ đồng (tăng hơn 30% YoY). Chi phí dự phòng ghi nhận tăng mạnh do những tác động của dịch bệnh COVID và giãn cách xã hội lên tập khách hàng của VPB. Tuy nhiên, điểm nhấn là ngân hàng đã thực hiện chuyển đổi số, tăng cường khả năng vận hành công nghệ và giảm chi phí với CIR chỉ ở mức 23.4%, cách xa mức trung bình ngành hiện tại khoảng 30%. Các thông tin về việc ghi nhận khoản bán vốn của FE (dự kiến Q3/2021) và phát hành thêm cổ phiếu VPB cho đối tác nước ngoài có thể giúp hỗ trợ biến động giá cổ phiếu trong trung hạn.
23/06/2021
VPB
Mua
@68.5
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn duy trì tăng trưởng tích cực nhờ mặt bằng lãi suất ở mức thấp và nhu cầu tín dụng của khối doanh nghiệp bắt đầu phục hồi. Ngân hàng vừa trình lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc chia cổ tức bằng cổ phiếu. Hoạt động này là một phần trong kế hoạch tăng vốn chủ sở hữu của VPB lên khoảng 90,000 tỷ cuối năm 2021 và có thể là động lực tăng giá cổ phiếu trong thời gian tới.
14/06/2021
VPB
Chờ mua
Việc SMBC thúc đẩy thương vụ thoái vốn khỏi EIB và VPB khóa room ngoại xuống 15% cho thấy khả năng thương vụ phát hành thêm cổ phiếu cho đối tác nước ngoài sẽ được thực hiện sớm trong năm nay. Ngoài ra chúng tôi kỳ vọng hạch toán khoản thu từ FE Credit lên báo cáo sẽ làm tăng đáng kể giá trị sổ sách của VPB. Định giá ước tính P/B forward năm 2021 sẽ ở mức 1.8 – 1.9x, khá hấp dẫn cho một ngân hàng dẫn đầu và đang được cổ đông nước ngoài quan tâm như VPB.
28/05/2021
VPB
Mua
@68
Việc SMBC thúc đẩy thương vụ thoái vốn khỏi EIB và VPB khóa room ngoại xuống 15% cho thấy khả năng thương vụ phát hành thêm cổ phiếu cho đối tác nước ngoài sẽ được thực hiện sớm trong năm nay. Ngoài ra chúng tôi kỳ vọng hạch toán khoản thu từ FE Credit lên báo cáo sẽ làm tăng đáng kể giá trị sổ sách của VPB. Định giá ước tính P/B forward năm 2021 sẽ ở mức 1.8 – 1.9x, khá hấp dẫn cho một ngân hàng dẫn đầu và đang được cổ đông nước ngoài quan tâm như VPB.
05/05/2021
VPB
Chờ mua
VPB công bố chính thức thương vụ bán 49% FE Credit cho SMBC với giá trị 1.4 tỷ USD sẽ mang lại cho ngân hàng một nguồn vốn thặng dư tương đối lớn, hệ số an toàn vốn (CAR) có thể đạt gần 20 tại cuối năm 2021. Ngoài ra, ngân hàng có kế hoạch phát hành riêng lẻ cho đối tác nước ngoài để tăng vốn tại ngân hàng mẹ. Đây có thể là động lực tăng giá cho cổ phiếu trong năm 2021.
14/04/2021
VPB
Mua
@50
Ngân hàng công bố kế hoạch kinh doanh 2021 trong đó lợi nhuận trước thuế ở mức 16,000 tỷ, tăng trưởng hơn 20% so với cùng kỳ 2020. Kế hoạch này gần sát với dự phóng ban đầu của chúng tôi và không có nhiều bất ngờ. Với kỳ vọng phản ánh việc ghi nhận thặng dư từ thương vụ bán vốn FE Credit, định giá P/B forward cho 2021 hiện ở mức 1.6x, hấp dẫn để đầu tư.
13/04/2021
VPB
Chờ mua
Ngân hàng công bố kế hoạch kinh doanh 2021 trong đó lợi nhuận trước thuế ở mức 16,000 tỷ, tăng trưởng hơn 20% so với cùng kỳ 2020. Kế hoạch này gần sát với dự phóng ban đầu của chúng tôi và không có nhiều bất ngờ. Với kỳ vọng phản ánh việc ghi nhận thặng dư từ thương vụ bán vốn FE Credit, định giá P/B forward cho 2021 hiện ở mức 1.6x, vẫn hấp dẫn để đầu tư. Nhà đầu tư có thể giải ngân ở những nhịp thị trường điều chỉnh để có mức giá tốt hơn và hạn chế rủi ro.

05/03/2021
VPB
Mua
@42.5
Kết quả kinh doanh quý 1 dự kiến tăng trưởng tốt nhờ sự hồi phục nhu cầu của thị trường bán lẻ. Ước tính tăng trưởng tín dụng có thể đạt 3 – 4%, tương đương hạn mức được giao của Ngân hàng Nhà nước. Thương vụ bán vốn tại FE Credit tiếp tục là động lực tăng giá cổ phiếu trong ngắn hạn với kỳ vọng có thể hoàn thành trong nửa đầu năm 2020.
08/02/2021
VPB
Mua
@37
Triển vọng kinh tế hồi phục trong năm 2021 dự kiến sẽ giúp kết quả kinh doanh của ngân hàng tiếp tục tăng trưởng tích cực. Điểm nhấn của VPB năm tới sẽ là thương vụ thoái vốn khỏi FE Credit, trong đó chúng tôi dự đoán VPB sẽ vẫn duy trì tỷ lệ sở hữu trên 51% để hợp nhất FE Credit vào ngân hàng mẹ. Định giá forward 2021 của cổ phiếu ở mức 1.3x cho thấy mức giá hiện tại vẫn khá hấp dẫn để đầu tư
22/12/2020
VPB
Mua
@33
Kỳ vọng thương vụ bán vốn tại FE Credit sẽ được thực hiện giúp mang lại lợi nhuận đột biến và sẽ được ghi nhận trong năm 2021. VPB cũng là một trong số các ngân hàng mới được tăng hạn mức tín dụng lên gần hơn 25% và nhu cầu tiêu dùng được đẩy mạnh dip cuối năm sẽ kích thích tăng trưởng trong quý 4 năm nay và quý 1/2021. Định giá cổ phiếu forward cho năm 2021 dự kiến khoảng 1.2x, thấp hơn so với mức trung bình ngành 1.5x.
09/12/2020
VPB

HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1

Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://bigdautu.com/tcbs

Đăng ký Mở Tài Khoản

Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán

Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366

Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z

Kết quả kinh doanh quý 4/2020 dự kiến không có nhiều khác biệt so với cùng kỳ 2019. Triển vọng 2021 sẽ tập trung vào thương vụ bán vốn của VPB tại FE Credit. Mặc dù ảnh hưởng của thương vụ này đến bảng cân đối và lợi nhuận của VPB là khá lớn nhưng chúng tôi chưa phản ánh trong dự phóng hiện tại do chưa chắc về thời điểm thương vụ này có thể hoàn thành. Chúng tôi kỳ vọng sớm nhất phải đến cuối 2021, thương vụ này mới có thể thực hiện. Giá cổ phiếu hiện đang phản ứng quá mức trước thông tin này và đang ở mức đỉnh 2 năm. Nhà đầu tư nên bán chốt lời và hạn chế bớt rủi ro.
26/10/2020
VPB
Chờ bán
Kết quả kinh doanh quý 3/2020 đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng đạt 7,517 tỷ đồng, tương đồng với dự phóng của chúng tôi. Tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 3% trong quý 3 và khoảng 8% tính từ đầu năm 2020. Chi phí hoạt động tiếp tục được cắt giảm giúp cải thiện lợi nhuận tuy nhiên đây khó có thể làm động lực tăng trưởng lâu dài cho VPB. Nợ xấu tăng từ 3.2% cuối Q2 lên 3.6% cuối Q3. Định giá hiện tại không hấp dẫn với P/B forward khoảng 1.1x, tương đương trung bình ngành
14/09/2020
VPB
Chờ mua
Hoạt động kinh doanh vẫn tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế khó khăn nhờ kiểm soát tốt chi phí. Ngân hàng vẫn duy trì vị thế số 1 trong thị trường tài chính tiêu dùng với nhiều tiềm năng khai thác. Giá cổ phiếu đang dao động quanh mức 20k – 23k/cp với P/B khoảng 1.1x – 1.2x, tương đương trung bình ngành. Nhà đầu tư nên chờ giá cổ phiếu điều chỉnh để có điểm mua phù hợp.

28/02/2020

VPB Mua @27.2 Hoạt động kinh doanh được dự báo sẽ tăng trưởng tích cực nhờ (1): tín dụng tiếp tục tăng trưởng; (2) tỷ lệ CP dự phòng/thu nhập hoạt động giảm sau khi công ty đã trích lập mạnh mẽ trong năm 2019 và công tác quản trị rủi ro cũng được thực hiện chặt chẽ hơn. Ngoài ra, công ty con FE Credit cũng mới chuyển hình thức từ công ty TNHH sang công ty cổ phần và VPB có thể thực hiện việc chuyển nhượng vốn tại FE Credit trong thời gian tới.

>>>>>Có nên mua cổ phiếu SAB Cổ VUA sẽ trở lại 2022 Nhận định cổ phiếu SAB

VP Bank Cổ phiếu Giá trị – Cổ phiếu tăng trưởng điển hình

Sau khi kiếm được khá nhiều tiền nhờ cổ phiếu VPB em nghiên cứu và nhận thấy, cổ phiếu này có rất nhiều tiềm năng để tăng giá về mặt FA. Em xin phép được lập topic này với hi vọng tất cả anh em chia sẻ thông tin về VPB, đánh giá nhận định về cổ phiếu VPB cả về cơ bản và kỹ thuật.

Em nghĩ để topic chất lượng, các bác có thể chia sẻ tất cả thông tin (cả chính thống) và dạng tin đồn (rumor) nhưng cần nói rõ là tin đồn để ae khác hỗ trợ kiểm chứng thông tin.

Anh em có thể chia sẻ sự yêu thích, những yếu tố yêu thích của cổ phiếu VPB đồng thời cũng có thể chia sẻ các quan điểm “không thích” và cố gắng nêu lý do hợp lý cho sự không thích này.

Em hi vọng chúng ta có thể thoải mái trao đổi về VPB với tiêu chí thân thiện, vì sự hiểu biết toàn diện của thị trường với cổ phiếu VPB và em cũng hi vọng niềm tin em đặt vào VPB là đúng, chính xác.

Sau khi chính thức hoàn tất thương vụ bán 50% cổ phần FE credit (FEc) vào ngày 28/10 vừa qua VPB đã thu về 1,4 tỷ $, giá vốn của FEc trên BCTC Q3/2021 là ~11.152 tỷ (~ 0.475 tỷ USD). Như vậy thương vụ này có thể giúp VPB ghi nhận lợi nhuận đột biến ngay trong quý này ~1,2 tỷ USD, lợi nhuận sau thuế cả năm theo ước tính dè xẻng nhất của VPB năm nay khoảng 35-40k tỷ! (Năm 2020 quán quân lợi nhuận thuộc về VHM 27.839 tỉ, thứ nhì là VCB 18.468 tỉ) Có lẽ khó công ty nào trên 3 sàn vượt qua được con số này, với vốn hóa ở mức giá 34k chưa đến 150.000 tỷ PE sau khi ghi nhận lợi nhuận năm nay sẽ khoảng 3.75-4.2!

Chưa hết, với PB hiện tại là 2.4, sau khi ghi nhận bán FEc thì PB của VPB chỉ còn 1.8, tuy nhiên nếu tính 50% cổ phần của FEc và VPB đang nắm giữ với định giá $1.4tỷ thì PB của VPB chỉ còn 1.2 ở mức giá này, so với PB trung bình ngành ~2.2 có lẽ mơ mộng x2 với VPB không khó nếu nắm giữ đủ lâu.

Nhưng đây chưa phải là những cái tôi tâm đắc nhất ở VPB, bất kỳ doanh nghiệp khủng long nào thì phía sau đó đều phải là đội ngũ lãnh đạo có tài năng và tham vọng, không có ngoại lệ.

Năm 2010, ông Ngô Chí Dũng tiếp quản VPB, với tham vọng trở thành ngân hàng có quy mô lớn nhất VN ông đã có rất nhiều cải cách, ngày đó ai cũng nghĩ tham vọng này là “nói cho vui”, “hô khẩu hiệu” tuy nhiên với việc hợp tác với SMBC thì hiện thực này đang ở ngay trước mắt, không quá 2 năm nữa VPB sẽ có quy mô lớn nhất VN, vượt qua cả VCB, BIDV…

Để có những bước phát triển thần tốc, VPB tham gia vào thị trường có biên lợi nhuận cao nhất nhưng cũng đầy rủi ro “tài chính tiêu dùng” và FE Credit ra đời. Để thành công trong mảng này cần 2 yếu tố: có thật nhiều khách hàng và không bị giật nợ! Lãnh đạo VPB đã làm rất tốt cả 2 việc.

Với 50% thị phần cho vay tiêu dùng tại VN, không một cty cạnh tranh nào có thể ngồi chung mâm với FEc, vị trí của FEc là độc tôn tại VN nên không ngẫu nhiên mà SMBC định giá FEc 2.8 tỷ $.

Về khâu quản trị rủi ro, VPB đã làm vô cùng tốt, kết quả được phản ánh qua lợi nhuận của FEc đóng góp vào VPB và các giải thưởng mang tầm châu lục. “VPBank lần thứ 2 liên tiếp nhận giải thưởng quản trị rủi ro danh giá cấp châu lục 2021″

>>>>>Nhận định cổ phiếu POW 2022 Đầu tư chắc chắn thắng lợi Giá mục tiêu cổ phiếu POW

VPB khủng thế nào

Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất của VPBank có thể lên tới 17% sau khi hoàn tất thương vụ bán 49% vốn của FE Credit, đưa ngân hàng lên nhóm dẫn đầu về tỷ lệ an toàn vốn của hệ thống ngân hàng.

Sau 6 tháng ký hợp đồng, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa chính thức hoàn tất chuyển nhượng 49% vốn điều lệ Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) cho đối tác là công ty con thuộc SMBC Group (Nhật Bản).

Việc hoàn thành thương vụ bán vốn công ty tài chính có giá trị lớn nhất ngành ngân hàng, lợi ích đầu tiên, là bước đệm để VPBank thực hiện kế hoạch tăng vốn “khủng” được thông qua từ phiên họp thường niên đầu năm.

Tính đến hết quý III, vốn chủ sở hữu của VPBank là hơn 57.000 tỷ đồng với vốn điều lệ gần 25.300 tỷ đồng. Ngân hàng đang trong quá trình hoàn tất việc phát hành 1,97 tỷ cổ phiếu thưởng để nâng vốn điều lệ lên 45.000 tỷ đồng. Khi đó, VPBank sẽ trở thành nhà băng có quy mô vốn đứng thứ hai toàn hệ thống, chỉ sau VietinBank.

Nhưng lộ trình tăng vốn của VPBank chưa dừng lại, vốn điều lệ ngân hàng dự kiến tăng lên 75.000 tỷ đồng trong năm 2022, đưa VPBank trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống, nếu xét theo kế hoạch tăng vốn mà các nhà băng đã tiết lộ.

VPB ghi nhận tăng trưởng tín dụng đạt 8,1% so với hồi đầu năm trong quý III với động lực chính là cho vay khách hàng cá nhân và nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Huy động tiền gửi khách hàng tăng 2,5% so với hồi đầu năm, trong khi huy động từ thị trường liên ngân hàng tăng mạnh 73% so với đầu năm nhờ thanh khoản dồi dào và chi phí vay thấp.

Đáng chú ý, biên lãi ròng (NIM) quý III của VPB đã giảm khá mạnh so với quý trước, xuống còn 7,05%. Trong khi đó, chất lượng tài sản tại ngân hàng mẹ lẫn FE Credit đều giảm so với quý trước, tỷ lệ nợ xấu hợp nhất tăng lên mức 4% so với mức 3,41% ở thời điểm đầu năm và hệ số LLR tăng lên mức 48,9% từ 45,3% tại thời điểm cuối năm 2020, và ở mức thấp so với các ngân hàng khác.

Theo nhóm phân tích, kinh nghiệm cho thấy những diễn biến mới như với VPBank, từ việc bán vốn công ty tài chính cho tới mục tiêu tìm nhà đầu tư chiến lược, là sự kiện để đánh giá lại tích cực cho ngân hàng.

Cùng quan điểm với VCSC, CSI Sercurities cũng nhận xét: “Nguồn lực từ thương vụ bán vốn FE Credit sẽ giúp cho VPB trở thành một trong những ngân hàng có bộ đệm vốn dày nhất hệ thống”. Đồng thời, nhóm phân tích cho rằng đây sẽ là yếu tố quan trọng giúp VPB nhận được hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn.

Có thêm nguồn lực lớn, ngoài việc gia tăng tấm đệm an toàn vốn của ngân hàng, còn là bàn đạp cho sự vượt lên của ngân hàng mẹ VPBank.

Theo ước tính từ CSI, lợi nhuận trước thuế của VPB năm nay có thể đạt gần 17.400 tỷ đồng cho năm 2021, tăng 33,5 % cùng kỳ, với đóng góp 14.500 tỷ từ ngân hàng mẹ, tương đương với tỷ trọng hơn 80%. Lợi nhuận năm sau có thể vượt ngưỡng 20.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng hai con số. Mức 80% có thể cũng là mức đóng góp cao nhất trong nhiều năm gần đây của ngân hàng mẹ VPBank.

Kết quả này phần nào cũng được phản ánh trong bức tranh hoạt động quý III. Trong quý, trong khi hoạt động kinh doanh của FE Credit bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và giãn cách xã hội, hoạt động kinh doanh của ngân hàng mẹ đã trở thành điểm sáng.

Tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng mẹ đạt 20.404 tỷ đồng, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi doanh thu của ngân hàng riêng lẻ tiếp tục tăng trưởng mạnh, chi phí hoạt động tiếp tục được kiểm soát chặt, giảm 5,6%. Chỉ số chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức 22% – thấp nhất thị trường, có nghĩa để thu về 100 đồng lợi nhuận, VPBank chỉ phải bỏ ra 22 đồng chi phí.

Nhờ những cải thiện này, tính đến cuối quý III, ROA và ROE của VPBank đạt 3,05% và 27,9%, cả hai chỉ số này đều tăng mạnh so với mức cùng kỳ là 2,02% và 22,7%.

Lưu ý rằng, VPB sẽ không ghi nhận lợi nhuận từ việc bán FE Credit mà chỉ ghi tăng lợi nhuận giữ lại trên báo cáo tài chính do ngân hàng vẫn hợp nhất với báo cáo tài chính của FE Credit.

Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) đánh giá tích cực triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của VPB trong năm nay với dự phóng lợi nhuận trước thuế tăng 31,5% so với cùng kỳ, lên mức 17.100 tỷ đồng. Động lực tới từ tăng trưởng tín dụng ở mức cao, ước đạt 17% so với cùng kỳ với NIM không biến động nhiều so với năm 2020.

Trong khi đó, việc thoái vốn tại Fe Credit và phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược sẽ bổ sung nguồn vốn đáng kể cho VPB, giúp hệ số CAR ở những năm tới ở mức cao và đảm bảo cho tăng trưởng tín dụng duy trì ở mức cao.

“Chúng tôi cho rằng tất cả các sự kiện nói trên là những yếu tố then chốt để đưa VPB đến một vị thế cạnh tranh hơn về mặt cơ cấu, để có được nguồn vốn giá rẻ trong 3 năm tới”, VCSC nhận xét.

*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!
Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang  Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả! Liên Hệ Quảng Cáo Tại Đây

Xem thêm

Bạn cần phải biết cách thức đội lái thao túng giá cổ phiếu Wash Trade

Nếu bạn thấy đồ thị các cổ phiếu nằm như một đường thẳng trong một …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
0966192366