Để có thể đánh giá được một cách đúng đắn về hướng đi hiện tại của doanh nghiệp, người ta thường sử dụng một đại lượng trong kinh tế học đó là biên lợi nhuận. Tuy nhiên, cũng có không ít người chưa thực sự hiểu rõ về khái niệm này. Vậy biên lợi nhuận là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào? Cách tính Biên lợi nhuận ra sao? Bạn đọc hãy cùng theo chân Bigdautu trong bài viết để có được những thông tin hữu ích nhất nhé.
Việc nắm rõ khái niệm, công thức hay cả các ý nghĩa liên quan tới biên lợi nhuận sẽ giúp bạn đánh giá tốt được khả năng hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra quyết định chính xác hơn
TÓM TẮT BÀI VIẾT
I. Biên Lợi Nhuận Là Gì?
Biên lợi nhuận có tên gọi Tiếng Anh là Profit Margin và chúng có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận. Hiểu một cách chi tiết thì đó là sự chênh lệch giữa giá bán của một sản phẩm và chi phí sản xuất cùng với chi phí tiêu thụ của chúng.
Profit margin, net margin, net profit margin or net profit ratio is a measure of profitability. It is calculated by finding the net profit as a percentage of the revenue – Theo Wikipedia
☞ Thông tin thêm hữu ích: 5 Lợi ích và Lưu Ý Biên Lợi Nhuận gộp
Biên lợi nhuận được sử dụng chủ yếu để so sánh nội bộ. Rất khó để so sánh chính xác tỷ lệ lợi nhuận ròng của các thực thể khác nhau. Việc sắp xếp hoạt động và tài chính của các doanh nghiệp cá nhân thay đổi rất nhiều bởi các thực thể khác nhau có các mức chi tiêu khác nhau, do đó so sánh biên lợi nhuận giữa các công ty với nhau có thể có ý nghĩa rất ít. Biên lợi nhuận thấp cho thấy biên độ an toàn thấp: rủi ro cao hơn là doanh số bán hàng giảm sẽ giảm lợi nhuận và dẫn đến thua lỗ.
Biên lợi nhuận là một chỉ số về chiến lược định giá của công ty và mức độ kiểm soát chi phí của nó. Sự khác biệt trong chiến lược cạnh tranh và kết hợp sản phẩm khiến biên lợi nhuận thay đổi giữa các công ty khác nhau.
II. Các Khái Niệm Liên Quan Tới Biên Lợi Nhuận
1. Biên lợi nhuận gộp
Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) là tỷ suất lợi nhuận gộp và chúng cho ta biết được mỗi đồng doanh thu được tạo ra thì doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng thu nhập.
Thông thường, người ta sử dụng Gross Profit Margin để đánh giá mô hình kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp trên thị trường.
2. Biên lợi nhuận ròng
Biên lợi nhuận ròng chính là lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra và được tính theo phần trăm doanh thu. Chính xác hơn thì biên lợi nhuận ròng là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần của công ty.
Chúng được biểu thị dưới dạng phần trăm hoặc thập phân và có ý nghĩa thể hiện số tiền đã chuyển thành lợi nhuận trên mỗi đồng từ doanh thu của doanh nghiệp.
Người ta cũng thường sử dụng biên lợi nhuận ròng làm cơ sở đánh giá khả năng tạo lợi nhuận của công ty, doanh nghiệp.
III. Đặc Điểm Của Biên Lợi Nhuận
Biên lợi nhuận giúp chúng ta xác định lợi nhuận có thể thu về sau khi kết thúc quá trình sản xuất một sản phẩm. Chính vì thế, bạn có thể hiểu rằng biên lợi nhuận gây ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô sản xuất của doanh nghiệp.
HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1
Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : /tcbs
Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán
Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366
Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z
Trong tương lai, khi doanh nghiệp đạt mức phát triển nhất định thì lợi nhuận có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào cơ cấu chi phí cùng với mức độ phát triển của kinh tế tại thời điểm đó.
☞ Bạn có thể xem thêm: Sự khác biệt giữa dòng tiền và lợi nhuận Hiểu ĐÚNG về lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD
Hiện nay, biên lợi nhuận được áp dụng chủ yếu nhằm so sánh nội bộ bởi sẽ rất khó để áp dụng biên lợi nhuận cho việc so sánh lợi nhuận ròng của các thực thể khác nhau.
Bên cạnh đó, việc so sánh biên lợi nhuận giữa các công ty trong cùng ngành cũng không mang lại nhiều ý nghĩa. Lý do là bởi mỗi một công ty sẽ có quy trình hoạt động, phương pháp sản xuất khác nhau.
Do đó, biên lợi nhuận chỉ là một phương pháp định giá và kiểm soát chi phí của công ty. Mỗi một công ty sẽ đưa ra chiến lược cạnh tranh và sản xuất khác nhau nên biên lợi nhuận của các công ty thường không giống nhau.
IV. Ý Nghĩa Của Biên Lợi Nhuận ( Profit Margin )
Profit Margin hay biên lợi nhuận, có ý nghĩa tương đối quan trọng hiện nay. Nếu là một nhà đầu tư thì bạn cần phải nắm rõ mọi thông tin liên quan tới Profit Margin.
Bởi biên lợi nhuận giúp chúng ta có thể đánh giá được doanh nghiệp đó đang có lợi nhuận hay không. Liệu lợi nhuận mà doanh nghiệp đang nắm giữ có đủ để chi trả và đáp ứng cho các nhu cầu kinh doanh không?
Chưa kể, biên lợi nhuận cũng phần nào giúp bạn so sánh các công ty trong cùng một ngành. Để từ đó biết doanh nghiệp đang đứng ở vị trí nào trong ngành. Đồng thời khi làm hồ sơ vay, ngân hàng sẽ cho bạn biết mức biên mong muốn phù hợp với kích cỡ, loại hình doanh nghiệp của bạn.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể thay đổi biên lợi nhuận bằng cách tạo ra nhiều doanh thu. Hay thậm chí là giảm bớt chi phí của doanh nghiệp. Kể cả khi biên lợi nhuận không thay đổi thì khi bạn tăng tổng doanh thu và chi phí lên mức nhất định thì thu nhập ròng vẫn sẽ tăng.
V. Đâu Là Cách Tính Biên Lợi Nhuận Chuẩn Xác?
Nếu chỉ nắm rõ những khái niệm thôi thì chưa đủ, các bạn cần phải biết rõ công thức tính để có thể áp dụng vào trong thực tế. Vậy cách tính profit margin như thế nào? Hãy tham khảo các công thức chúng tôi đưa ra dưới đây nhé.
1. Công thức tính biên lợi nhuận gộp
Tính toán chính xác biên lợi nhuận gộp sẽ giúp công ty thiết lập được chính sách giá và có thể sử dụng kết quả này để đàm phán chi phí mua nguyên, vật liệu. Cụ thể công thức tính biên lợi nhuận gộp như sau:
Biên lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu (Đã trừ chi phí thuế) – Số tiền phải trả cho nguyên vật liệu (Đã trừ thuế)
Ngoài ra, bạn cũng cần biết thêm một công thức nữa:
Lợi nhuận gộp cận biên = (Lợi nhuận gộp : Doanh thu từ bán hàng) x 100%
2. Công thức tính biên lợi nhuận ròng
Biên lợi nhuận ròng thường phản ánh lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Do đó, người ta thường dùng chỉ số này để xác định khả năng sinh lời của công ty. Biên lợi nhuận ròng càng cao thì càng chứng tỏ rằng công ty có lãi và ngược lại.
Và công thức tính biên lợi nhuận ròng được thể hiện như sau:
Biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp : Doanh thu (%)
VI. Những Lưu Ý Doanh Nghiệp Cần Nắm Rõ Khi Sử Dụng Profit Margin
Biên lợi nhuận không phải là một chỉ số toàn năng. Do đó, bạn cần phải chú ý tới một vài điều như sau:
- Biên lợi nhuận chỉ có thể giúp bạn đánh giá mức độ sinh lời khi đã hoàn thành một sản phẩm chứ không thể đánh giá toàn bộ lợi nhuận chung của doanh nghiệp. Do đó, ngay khi biết được lợi nhuận của 1 sản phẩm làm giảm đi lợi nhuận chung thì hãy ngừng sản xuất sản phẩm đó.
- Cần phải kết hợp phân tích nhiều chỉ số tài chính khác cùng với biên lợi nhuận để đánh giá chính xác và đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
- Thu thập càng nhiều dữ liệu về biên lợi nhuận sẽ giúp bạn đưa ra một kết quả đúng hơn. Từ đó có thể điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh trở nên tốt hơn trước.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận biên của một sản phẩm có thể kể đến như:
- Lao động
- Chi phí vật tư hoặc nguyên liệu
- Lãi vay phát sinh
- Thuế
Lời Kết
Như vậy, bigdautu.com đã tổng hợp toàn bộ kiến thức liên quan tới biên lợi nhuận cho các bạn ở bài viết ngày hôm nay. Mong rằng với những thông tin trên bạn đã biết được biên lợi nhuận là gì. Nếu bạn mong muốn được tìm hiểu thêm bất kỳ chỉ số tài chính nào khác thì hãy quay trở lại với chúng tôi vào các bài viết sau nhé.
*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!