Với một nhà đầu tư chứng khoán nào, việc đánh giá được mối quan hệ giữa giá thị trường và khoản thu nhập có thể nhận được đối với cổ phiếu mà mình nắm giữ luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Có một chỉ số biểu thị được mối quan hệ này, đó chính là P/E. Vậy Chỉ số P/E cao hay thấp thì tốt Cách tìm chỉ số P/E tốt 2021, mời các bạn cùng theo dõi bài viết này nhé.
TÓM TẮT BÀI VIẾT
Chỉ số P/E là gì?
Chỉ số P/E (Price to Earning ratio, còn được gọi là PER) là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (Earning per Share).
Chỉ số P/E có ý nghĩa: nhà đầu tư sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho một cổ phiếu để đổi lấy 1 đồng thu nhập hiện tại của doanh nghiệp?
Đây là chỉ số được ưa dùng trong phân tích vì nó phản ánh kỳ vọng của thị trường chứng khoán (TTCK) đối với cổ phiếu.
Lưu ý: Thu nhập của doanh nghiệp là lợi nhuận sau thuế đến từ hoạt động kinh doanh, nó không đồng nghĩa với thu nhập (hay lợi nhuận) thu về của nhà đầu tư.
Ý nghĩa của chỉ số P/E
Chỉ số P/E thể hiện mức giá mà bạn sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu.
Chỉ số P/E được hiểu là nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho 1 đồng lợi nhuận.
Ý nghĩa của chỉ số P/E thấp:
– Cổ phiếu đang bị định giá thấp
– Công ty đang gặp vấn đề (tài chính, kinh doanh…)
– Công ty xuất hiện lợi nhuận đột biến, do bán tài sản chẳng hạn
– Công ty ở vùng đỉnh chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ
Ý nghĩa của chỉ số P/E cao:
– Cổ phiếu đang định giá cao.
– Triển vọng công ty trong tương lai rất tốt.
– Lợi nhuận ít nhưng mang tính tạm thời
– Công ty ở vùng đáy chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ
>>>>> Vnindex ngừng rơi – thanh khoản giảm mạnh, liệu có cơ hội vào bắt đáy ngắn hạn ?
Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E:
Chỉ số P/E bao nhiêu là tốt và hợp lý?
Chỉ số P/E chỉ có tác dụng thực sự khi chúng ở cùng hoàn cảnh, điều kiện như nhau. Một số yếu tố ảnh hưởng đến P/E như tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, độ an toàn hay rủi ro về mặt tài chính, ngành kinh doanh, điều kiện vĩ mô như lạm phát, lãi suất, tốc độ tăng trưởng GDP… của đất nước…
HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1
Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://bigdautu.com/tcbs
Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán
Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366
Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z
Khi các điều kiện kinh doanh, tài chính, vĩ mô như nhau, thì chỉ số P/E càng thấp càng tốt.
Thực sự đánh giá chỉ số P/E như thế nào là tốt hay hợp lý là điều rất khó, tuy nhiên Ngọ cố gắng cụ thể hơn nữa, nếu bạn xem trọng P/E thì lưu ý vài góc độ sau:
Công ty phát triển nhanh hay không (nếu chỉ tăng trưởng 5-7% mà P/E vẫn cao ngất ngưởng, chứng tỏ giá cổ phiếu quá cao);
Chỉ số P/E của ngành ra sao (so sánh P/E của một công ty điện lực với P/E của công ty kỹ thuật cao là điều vô nghĩa).
Mức độ lạm phát, lãi suất trái phiếu như thế nào? Chỉ số P/E sẽ ngược chiều với 2 yếu tố này.
Yếu tố rủi ro của doanh nghiệp: như rủi ro về tài chính như Nợ, hay rủi ro về kinh doanh: Khả năng xâm nhập ngành, rủi ro về quản trị như sự trung thực…
Đây có phải là công ty theo chu kỳ không?
Sẽ rất khó để có thể quyết định rằng một chỉ số P/E nào đó là cao hay thấp nếu như không tính toán hai nhân tố chính:
Thứ nhất là tốc độ tăng trưởng của công ty– Công ty đó đã phát triển như thế nào trong quá khứ và tốc độ tăng trưởng này có được kỳ vọng sẽ tăng lên, hay ít nhất là cũng sẽ duy trì không đổi trong tương lai hay không? Rõ ràng là không ổn nếu như trước đây công ty có mức tăng trưởng là 5 nhưng lại có tỷ lệ P/E ở mức trung bình. Nếu như tỷ lệ tăng trưởng kế hoạch không điều chỉnh lại hệ số P/E, khi đó giá cổ phần sẽ cao hơn giá trị thực. Trong trường hợp này, tất cả những gì bạn phải làm là tính toán chỉ số P/E sử dụng EPS kế hoạch.
Thứ hai là yếu tố ngành kinh doanh– việc so sánh các công ty với nhau chỉ thực sự hữu dụng khi các công ty đó nằm trong cùng một ngành kinh doanh. Ví dụ, các doanh nghiệp hay thực thể kinh doanh thường có số nhân (multiple) thấp bởi các doang nhgiệp này hoạt động trong ngành kinh doanh có tốc độ tăng trưởng thấp và tương đối ổn định. Ngược lại, ngành công nghệ là một ngành có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc và liên tục có sự đổi mới. Việc so sánh các công ty công nghệ này so với các thực thể kinh doanh nói trên sẽ chẳng cho bạn thấy được điều gì. Bạn chỉ nên so sánh các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành kinh doanh, hoặc so sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với các chỉ tiêu bình quân ngành.
Nếu một công ty có hệ số P/E cao hơn mức trung bình của toàn bộ thị trường mức bình quân ngành, điều này có nghĩa là thị trường đang kỳ vọng vào khả năng tăng trưởng tốt của công ty trong một thời gian tới, có thể là vài tháng hoặc vài năm nữa. Một công ty có hệ số P/E cao cuối cùng sẽ phải “xứng đáng với kì vọng của thị trường” thể hiện thông qua sự tăng trưởng lớn về lợi nhuận hoạt động, nếu không chắc chắn giá cổ phiếu của công ty đó sẽ giảm.
Một vài điều cần lưu lý về chỉ số P/E
Chỉ số P/E tuy có thể giúp nhà đầu tư định giá được cổ phiếu để tham gia giao dịch. Tuy nhiên, chỉ số này cũng tồn tại rất nhiều nhược điểm. Vì thế khi sử dụng P/E nhà đầu tư cần phải lưu ý những điều sau:
Chỉ số P/E sẽ không còn giá trị nếu trong trường hợp EPS âm. Khi đó, các nhà đầu tư đều sẽ không thể định giá của cổ phiếu bằng việc sử dụng P/E.
Để lợi nhuận của cổ phiếu được đánh giá một cách chính xác thì chỉ số P/E phải được lấy trong một khoảng thời gian dài (thường là trong 3 năm).
Các thông tin khi tính chỉ số P/E cần phải lấy trong cùng một khoảng thời gian.
Nhà đầu tư nên kết hợp P/E với nhiều chỉ số khác nhau để có thể có cái nhìn tổng quan và chính xác nhất.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn thị trường Chứng khoán. Hi vọng bạn có thể áp dụng những kiến thức này một cách phù hợp và có những giải pháp đầu tư hiệu quả nhất cho mình trong tương lai. Chúc bạn thành công !
*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!