Công ty TNHH Thế Giới Di Động thành lập vào tháng 03/2004, lĩnh vực hoạt động chính của công ty bao gồm: mua bán sửa chữa các thiết bị liên quan đến điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số và các lĩnh vực liên quan đến thương mại điện tử. Có nên mua cổ phiếu MWG Bùng nổ từ năm 2022 Đánh giá cổ phiếu MWG
TÓM TẮT BÀI VIẾT
MWG – Có nên gia tăng tỷ trọng nắm giữ kể từ Q4/2021?
Hầu hết các doanh nghiệp niêm yết đã công bố KQKD Q3/2021. Do đó, thời điểm hiện tại được đánh giá tương đối phù hợp để nhà đầu tư có thể tiến hành lựa chọn và tích lũy các cổ phiếu có triển vọng kinh doanh tích cực kể từ Q4/2021. Theo báo cáo tầm soát của TCBS) – ngành bán lẻ là một trong những ngành thường có triển vọng lạc quan trong Q4 hàng năm cho đến hết Q1 năm sau.
Trong bối cảnh đó, chúng tôi thắc mắc: việc tiếp tục nắm giữ/gia tăng tỷ trọng vào MWG – một trong những doanh nghiệp đầu ngành bán lẻ – có thể xem là một chiến lược đầu tư hiệu quả kể từ Q4/2021 hay không?
Để trả lời cho câu hỏi nêu trên, chúng tôi đã thực hiện 2 bước nghiên cứu như sau:
- Bước 1: chúng tôi tiến hành thu thập số liệu KQKD theo tháng của MWG trong giai đoạn 2018-9T/2021 (Hình 2) và nhận thấy:
Tính mùa vụ về hoạt động kinh doanh của MWG được phân hóa tương đối rõ nét: doanh thu và lợi nhuận tập trung chính vào Q2, giảm mạnh ở Q3 – quý thấp điểm nhất trong năm và sẽ bắt đầu phục hồi kể từ Q4 cho đến nửa đầu Q1 năm kế tiếp.
Nguyên nhân chính tạo ra tính mùa vụ trong HĐKD của MWG chủ yếu được giải thích bởi đặc điểm hoạt động của 2 chuỗi: TGDĐ và ĐMX – với đóng góp từ 80%-95% doanh thu trong giai đoạn quan sát – cụ thể như sau:
- TGDĐ: Sản phẩm chủ lực bao gồm điện thoại di động, laptop và các linh kiện điện tử, … do đó, nhu cầu tiêu thụ thường tăng trước các đợt lễ hội lớn vào các tháng cuối năm và trước mùa tựu trường vào Q2 hàng năm.
- ĐMX: Sản phẩm chủ lực bao gồm tủ lạnh, máy điều hòa và các sản phẩm điện tử khác. Do đó, nhu cầu tiêu thụ thường tăng mạnh vào các tháng trong Q2 do đặc thù về khí hậu mùa hè ở Việt Nam và tháng 1 hàng năm nhờ nhu cầu sắm sửa gia tăng cho dịp Tết Nguyên Đán.
- BHX: nhờ sản phẩm chính là các mặt hàng thiết yếu, hoạt động kinh doanh của BHX ít chịu ảnh hưởng bởi tính chất mùa vụ hơn so với 2 chuỗi nêu trên. Tuy nhiên, doanh thu của BHX cũng có xu hướng cao hơn trong Q4 nhờ hưởng lợi chung từ gia tăng cầu mua sắm.
2. Bước 2: chúng tôi quan sát diễn biến giá cổ phiếu và kết quả kinh doanh theo tháng của MWG trong giai đoạn 2018-9T/2021 (Hình 4) và nhận thấy: tồn tại tương quan dương giữa thay đổi giá cổ phiếu với thay đổi về doanh thu cũng như lợi nhuận sau thuế (“LNST”), nghĩa là kết quả kinh doanh càng cải thiện/tăng trưởng thì giá cổ phiếu càng có xu hướng gia tăng.
Từ 2 bước quan sát trên, với triển vọng kinh doanh trong Q4/2021 tiếp tục tích cực nhờ:
- HĐKD thường được phục hồi/tăng trưởng trong tháng cuối năm. Đặc biệt, riêng đối với năm 2021: mức độ tăng trưởng trong Q4 có thể cao hơn so với 3Q đầu năm do (1) doanh thu có thể được bù đắp bởi lượng cầu sụt giảm trong Q3/2021 đối với 2 chuỗi TGDĐ và ĐMX; (2) Tết nguyên đán 2022 đến sớm, do đó, nhu cầu mua sắm có thể được đẩy mạnh kể từ T12/2021 so với định kỳ thường vào tháng 1 và tháng 2 hàng năm.
- Trong T10/2021, MWG đã vận hành chuỗi TOPZONE – thương hiệu độc quyền chuyên phân phối các sản phẩm/linh kiện/dịch vụ chính hãng từ Apple – với sản phẩm Iphone 13 vừa ra mắt, kỳ vọng sẽ đóng góp đáng kể về quy mô cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Hiện nay MWG đã khai trương 4 cửa hàng và sẽ đẩy mạnh lên mức 50-60 cửa hàng cho đến hết Q1/2022. Như vậy, nếu thành công, trong điều kiện vận hành ổn định, TOPZONE sẽ đóng góp khoảng 350 tỷ đồng doanh thu/tháng, tương đương ~ 4% tổng doanh thu trung bình tháng hiện hữu. - Hơn thế nữa, trong trung-dài hạn, tiềm năng tăng trưởng của MWG vẫn còn nhiều dựa trên các yếu tố:
Hưởng lợi chung từ nền kinh tế được phục hồi và tăng trưởng.
Công ty có định hướng tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phân phối đa ngành/đa sản phẩm với tầm nhìn trở thành doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu Việt Nam cũng như trong khu vực.
Nhận định:
Dựa vào các phân tích như trên, chúng tôi cho rằng: việc tiếp tục nắm giữ/gia tăng tỷ trọng đối với MWG kể từ Q4/2021 có thể là một chiến lược đầu tư hiệu quả, nhà đầu tư nên tiếp tục quan sát diễn biến giá cổ phiếu, diễn biến thị trường để cân nhắc giải ngân đối với MWG.
>>>>> Cổ nên mua cổ phiếu DLG năm 2022 Thông tin mới nhất về cổ phiếu DLG
MWG – CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI DI ĐỘNG
1. Chuỗi Bách Hóa Xanh kỳ vọng sẽ đạt mốc hòa vốn trước khấu hao vào cuối năm 2021 và hòa vốn toàn tập đoàn vào năm 2023.
2. Điện máy xanh Supermini – Động lực tăng trưởng lợi nhuận chính trong trung hạn.
3. Tình hình kinh tế vĩ mô ổn định cùng cơ cấu dân số vàng khiến thu nhập người dân tăng trưởng là môi trường thuận lợi cho ngành bán lẻ.
I. TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP
MWG là doanh nghiệp dẫn đầu ngành bán lẻ tại Việt Nam với tổng cộng 4059 cửa hàng các loại trên toàn quốc và 37 cửa hàng Bluetronics tại Campuchia. Công ty hiện đang duy trì 3 mảng bán lẻ: Thế giới di động, Điện máy xanh, Bách hóa xanh. Cả 3 mảng này đều đóng góp doanh thu rất lớn cho MWG.
Đầu vào:
Trong quá khứ, chuỗi giá trị ngành bán lẻ Việt Nam bao gồm 4 phần: Manufacturer (Nhà sản xuất) => Distribution Company (Công ty phân phối – bán buôn) => Retail chain (Chuỗi bán lẻ – MWG) => Consumers (Người tiêu dùng). Chính vì hàng hóa phải qua tay nhiều trung gian nên khi đến được tay người tiêu dùng, giá sản phẩm đã đắt hơn giá nhiều so với giá bán ở nhà máy.
Hiện tại, với vị thế và tiềm lực tài chính rất vững chắc của mình, MWG đang cố gắng đạt được các hợp đồng phân phối hàng hóa từ chính nhà sản xuất rồi phân phối tới người tiêu dùng, bỏ qua bước trung gian Distribution Company. Với cách này, MWG có thể cải thiện biên lợi nhuận của mình, đồng thời cung cấp được hàng hóa với giá rẻ hơn tới người tiêu dùng.
HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1
Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://bigdautu.com/tcbs
Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán
Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366
Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z
Ngoài ra, MWG còn tập trung phát triển nhóm sản phẩm mang nhãn hiệu MWG. Với nhóm sản phẩm này, MWG thiết kế ra sản phẩm rồi đem bộ thiết kế đó đến tay các nhà sản xuất ở Trung Quốc. Họ sản xuất những sản phẩm mang nhãn hiệu MWG rồi nhận tiền công. Bằng cách này, MWG có lợi nhuận tốt hơn khi bán sản phẩm (vì giá nhập sản phẩm nhãn hiệu khác cao hơn giá thành tự sản xuất) đồng thời người tiêu dùng cũng có thể mua sản phẩm với giá cả phải chăng hơn.
Đầu ra:
Hiện MWG đang sở hữu tổng cộng 4165 cửa hàng (bao gồm Bluetronics và chuỗi nhà thuốc An Khang). Hệ thống cửa hàng này là “xương sống” cho mô hình kinh doanh của MWG.
II. TIỀM NĂNG TĂNG TRƯỞNG
Điện máy xanh lớn, Điện máy xanh Mini, Điện máy xanh Supermini là ba mô hình cửa hàng Điện máy khác nhau của MWG. Trong khi cửa hàng Điện máy xanh lớn, Điện máy xanh Mini được triển khai ở khu vực thành thị, Điện máy xanh Supermini được tạo ra để phục vụ khu vực nông thôn, nơi hiện đang bị chiếm lĩnh bởi các cửa hàng điện máy nhỏ khác với thị trường còn rất phân mảnh.
Ưu điểm của Điện máy xanh Supermini có thể kể đến như: diện tích cửa hàng nhỏ khiến giá thuê thấp, số lượng nhân viên ít dẫn tới lương trả cho nhân viên không nhiều, có thể cung cấp đủ loại đồ dùng điện máy cho hộ gia đình (tuy sự đa dạng về nhãn hiệu không bằng với Điện máy lớn, Điện máy Mini). Ngoài ra, chiến lược phát triển sản phẩm nhãn hiệu riêng như đề cập ở trên phát huy cực hiệu quả ở thị trường này bởi người tiêu dùng không quá quan tâm tới nhãn hiệu lớn mà thường quan tâm tới chất lượng và giá cả.
Mô hình Điện máy xanh đã và đang là trụ cột tăng trưởng lợi nhuận cho MWG, vì thế chuỗi ĐMX Supermini vẫn nhận được kỳ vọng sẽ tiếp tục là yếu tố quyết định tăng trưởng lợi nhuận cho MWG.
2. Bách Hóa Xanh chứng tỏ hiệu quả, hòa vốn vào năm 2023
Chuỗi Bách Hóa Xanh được thử nghiệm triển khai vào năm 2016, tuy đã chứng tỏ được vị thế trên thị trường với doanh thu 21 nghìn tỷ và 1719 cửa hàng, vẫn đang chịu một khoản lỗ 1900 tỷ năm 2020. Trong quá khứ, khi chuỗi Điện máy xanh chứng minh được hiệu quả, giá cổ phiếu đã tăng rất mạnh, định giá P/E đi từ 14 tới đỉnh 26. Hiện mọi ánh mắt đang đổ dồn vào chuỗi BHX và chắc chắn hiệu quả của BHX sẽ là yếu tố chính quyết định xu hướng tăng/giảm của cổ phiếu. BHX có thể tiến tới mốc hòa vốn bằng 2 yếu tố: cải thiện biên lợi nhuận và tiết giảm chi phí hoạt động. Lãnh đạo của BHX có thể cải thiện tốt biên lợi nhuận bằng việc deal giá nhập sản phẩm với các nhà sản xuất, đồng thời đưa thêm hàng nhãn hiệu riêng vào bày bán, dự kiến biên lợi nhuận gộp sẽ tăng từ 24% năm 2020 tới 26.25% năm 2021 và tới 30% năm 2025. Với các chi phí hoạt động như chi phí nhân công, chi phí hủy hàng, chi phí vận chuyển, ban lãnh đạo bày tỏ khả năng giảm mỗi loại chi phí 0.5% doanh thu trong dài hạn.
>>>>>Nhận định cổ phiếu HDG – Hành tình tỷ đô Triển vọng cổ phiếu HDG 2022
MWG sẽ còn đi xa nữa
Một ít thông tin về MWG
– Ban lãnh đạo quyết dành thị trường bán lẻ về tay người Việt.
– Ban lãnh đạo luôn đi sát thị trường và đang ấp ủ nhiều chuỗi bán lẻ mới để phục vụ nhu cầu từ bình dân đến cao cấp, từ thành thị đến nông thôn.
– Ban lãnh đạo đã nhanh nhẹn thay đổi chiến lược trong lúc dịch bệnh để bảo toàn doanh thu cao.
Nhờ đó mà:
– MWG đã đứng vững sau 8 lần bị cá mập dùng truyền thông bẩn để dìm hàng và gom mua từ tháng 7 đến nay.
– Room ngoại luôn luôn kín, nhà đầu tư nước ngoài chỉ trao tay nhau giá Premium (~40% cao hơn giá thị trường).
– Dù bị truyền thông hô hào tẩy chay bách hoá xanh nhưng doanh thu MWG vẫn cao, cho thấy đó chỉ là tẩy chay ảo của truyền thông để hù doạ nhỏ lẻ bán rồi họ mua gom mà thôi.
Hiện tại và tương lai:
– Hiện tại các chuỗi cửa hàng của MWG đã mở cửa trở lại và ghi nhận số lượng khách hàng dần tăng trở lại.
– Ngày mai 22/10/2021, chuỗi TopZone sẽ khai trương và giao hàng Apple cho khách. Cái hay của TopZone là sẽ bán đầy đủ tất cả sản phẩm của Apple chứ không chỉ Iphone. Cách trang trí và trưng bày cũng phải theo tiêu chuẩn của Apple Sạch Đẹp-Sang Chảnh-Đẳng Cấp như các cửa hàng ở Singapore và Mỹ. Đây là điều rất quan trọng, vì tâm lý người giàu thì thích order hàng ở nơi uy tín và ít người bình thường lui tới. Còn các Nouveau Riche thì thích sang chảnh nên quy tụ chung TopZone sẽ có tập khách hàng tương đối riêng và rất chịu chi tiền. Trong khi đó, Apple có market growth tăng 2 chữ số ở các thị trường mới bao gồm Việt Nam, và cộng với chiến lược triệt tiêu hàng xách tay nữa thì tương lai TopZone là chỉ có tăng.
– Sắp tới, song song với việc mở rộng chuỗi Bách Hoá Xanh, MWG sẽ mở thêm các chuỗi mới, sớm nhất có thể là chuỗi đồ thể thao bán đủ loại như kiểu của Decathlon (tên miền website Bluesports đã có nhưng chưa chạy).
– Quý 3 trong dịch đóng cửa khắp nơi nhưng MWG vẫn giữ doanh thu cao. Sang quý 4 vừa mở cửa trở lại và vừa có thêm TopZone thì có khả năng rất cao là sẽ vượt mục tiêu đề ra cho cả năm một cách rất ngoạn mục.
– Nói thêm rằng khi đất nước càng phát triển thì lượng người đi mua sắm ở siêu thị sẽ tăng dần và ở chợ truyền thống sẽ giảm dần, nhìn sang âu mỹ, singapore, thái lan và so với Việt Nam là thấy ngay. Tương lai việc bán lẻ của BHX và các chuỗi mới chỉ có thể đi lên, no other way around.
Sở hữu hơn 2.700 cửa hàng, vì sao Thế Giới Di Động vẫn mở TopZone?
TopZone kỳ vọng trở thành mảnh ghép cho phần còn trống của thị trường
Với hơn 2.700 cửa hàng, Thế Giới Di Động hiện là nhà bán lẻ giữ thị phần lớn nhất (tương đương 30%) cho các sản phẩm của Apple tại thị trường Việt Nam. Nhưng với iFan, mô hình “shop in shop” tại chuỗi Thế Giới Di Động hay Điện máy Xanh vẫn chưa đủ, họ muốn mua sắm tại không gian riêng, sang trọng, đẳng cấp chuẩn Apple. Mặt khác, trong hai năm nay, vì dịch bệnh Covid-19 trên toàn cầu nên iFan không ra nước ngoài để mua sắm tại Apple Center hay Apple Store, còn các chuỗi bán lẻ trong nước, do quy định của Apple mà chỉ bán những sản phẩm mang tính phổ thông. Được biết, TopZone sẽ bán cả những mặt hàng mà hiện nay nhiều nhà bán lẻ khác chưa cung cấp, chuỗi này được kỳ vọng là mảnh ghép cho phần còn trống của thị trường.
TopZone hướng đến nhóm khách hàng thế hệ Millennials (từ 18 đến 35 tuổi). Đây cũng là tập khách hàng đông đảo, chịu chi hiện nay.
Được biết, TopZone có hai mô hình bán lẻ. Đó là mô hình AAR (Apple Authorised Reseller) và mô hình APR (Apple Premium Resellers). Vì có diện tích nhỏ, từ 100 – 120m2/ cửa hàng nên mô hình AAR nằm kế bên chuỗi Thegioididong.com hoặc Điện máy Xanh. Còn mô hình APR có diện tích lớn hơn, từ 180 – 220m2, nên sẽ nằm độc lập.
Ông Hiểu Em – CEO chuỗi Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh tiết lộ, theo tính toán, với số lượng 50 cửa hàng AAR và 10 cửa hàng APR được mở trong quý 1/2022, TopZone sẽ góp thêm 10% thị phần của nhóm hàng Apple tại Thế Giới Di Động. Bên cạnh đó, dự tính doanh thu sẽ đạt khoảng 2-3 tỷ đồng cho mô hình AAR/tháng/cửa hàng và 8-10 tỷ đồng với mô hình APR/tháng/cửa hàng.
TopZone sở hữu “phiên bản nâng cấp nhất” so với những mô hình đã xuất hiện tại Việt Nam trước đây. Với TopZone, Apple hỗ trợ đầu tư phiên bản thiết kế mới nhất, thiết bị quản lý hiện đại: hệ thống bảo mật hàng trưng bày cao cấp, hệ thống thanh toán mPOS tiên tiến, công nghệ quản trị hàng hóa trên iPhone: kiểm tra tồn kho, giá bán, khuyến mại, thanh toán… Đặc biệt, toàn bộ thiết bị trưng bày, nội thất đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Ngoài ra, nhân viên của TopZone sẽ được huấn luyện theo những chuẩn mực của Apple.
Quỹ đầu tư đang sở hữu cổ phiếu MWG như thế nào?
Đây là một trong những tiêu chí trọng yếu trong các quyết định lựa chọn cổ phiếu
Trước khi đầu tư hãy xem các quỹ lớn họ tham gia đầu tư cổ phiếu này như thế nào.
Lấy 3 ví dụ về các quỹ mở chủ động để các bạn tham khảo như sau:
Ví dụ 1: Qũy mở chủ động VF1 của Dragon Capital, Giá trị tài sản dòng của Quỹ ngày 17.5.2021 là 705 tỷ đồng.
Hiện tại VF1 chia khoản đầu tư của mình khoảng 6.1% vào cổ phiếu Thế giới di động (MWG) tương đương với số tiền khoảng 43 tỷ đồng.
Ví dụ 2: Quỹ đầu tư cổ phiếu Hưng Thịnh VinaWeath (VEOF) của VinaCapital. Hiện giá trị tài sản ròng quỹ ngày 14.5.2021 là 314 tỷ đồng.
Tỷ trọng đầu tư quỹ VEOF vào Công ty Thế Giới Di Động đứng thứ 2 trong danh mục. Chiếm tỷ trọng 7.8%, tương đương 24.5 tỷ đồng NAV.
Quỹ cổ phiếu Techcom Top 30 quỹ Techcom Capital, với giá trị tài sản dòng hiện tại khoảng 150 tỷ đồng. Hiện tại quỹ này đang nắm giữ cổ phiếu thế giới di động khoảng 4.4% tỷ trọng đầu tư.
Như vậy qua 3 ví dụ trên các bạn có thể thấy rằng các quỹ đầu tư đang tham giá khá nhiều vào cổ phiếu Thế Giới Di Động. Điều đó cho thấy một tiềm năng tăng trưởng rất tốt vào cổ phiếu này trên cơ sở đánh giá của các quỹ đầu tư.
*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!