Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (MSN) có tiền thân là Công ty Cổ phần Hàng hải Ma San được thành lập vào năm 2004. MSN là công ty quản lý vốn đầu tư và tài sản, chủ yếu là các cổ phần của những công ty khác, hiện nay bao gồm cổ phần của Công ty Cổ phần Thực phẩm Ma San (Masan Food) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). Nhận định cổ phiếu MSN Tâm điểm ngành Hàng tiêu dùng 2022
TÓM TẮT BÀI VIẾT
MSN 2021- Một năm tăng trưởng rực rỡ
Vừa qua, MSN đã chính thức CBTT về kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2021 với nhiều thành công rực rỡ, đánh dấu sự tăng trưởng ở hầu hết các mảng như sau:
- Tổng doanh thu đạt mức 88,629 tỷ đồng – tăng trưởng 15% yoy. Cụ thể:
- CrownX (MCH và Wincommerce) đạt 58 nghìn tỷ đồng – chiếm khoảng 66% tổng doanh thu – tăng trưởng 7%. Trong đó, MCH duy trì được KQKD và WCM đã tăng trưởng ấn tượng 20%.
- MML tăng trưởng 17% yoy. Tuy nhiên, nếu chỉ xét trên cơ sở tương đương đối với mảng TACN (đã chuyển nhượng cho Deheus VN trong T12) thì doanh thu tăng trưởng lên đến 27%.
- MSR tăng trưởng 80% yoy nhờ vào giá kim loại vẫn duy trì ở mức cao.
- EBITDA đạt mức 16,280 tỷ đồng, tăng 58% yoy nhờ vào việc gia tăng doanh thu và cải thiện hiệu quả hoạt động, đặc biệt đối với chuỗi WCM đã ghi nhận liên tiếp EBITDA dương trong 2021.
- LNST cổ đông cty mẹ đạt mức ~8,600 tỷ đồng, tăng trưởng gần 6 lần yoy.
Nhận định: năm 2021 là một năm bản lề để MSN dần chinh phục chiến lược Point of Life. Kỳ vọng ngành bán lẻ sẽ tiếp tục được phục hồi trong ngắn hạn khi nền kinh tế tăng trưởng trở lại. Nhà đầu tư có thể cân nhắc nắm giũ trong trung-dài hạn.
>>>>> Nhận định cổ phiếu BVH 2022 Tiềm năng cổ phiếu BVH sắp hoàn tất các thủ tục thoái vốn
MSN – Siêu cổ phiếu ẩn mình
Triển vọng lợi nhuận
– Vinmart về Masan: Từ lỗ nghìn tỷ đến lợi nhuận dương. Nỗ lực tái cơ cấu VinCommerce của Masan đã mang lại kết quả rõ rệt khi VinCommerce ghi nhận lợi nhuận trong hai quý liên tiếp, biên EBITDA cải thiện từ mức 0,2% vào Quý 4/2020 lên 1,8% vào Quý 1/2021. => Sự biến chuyển thần tốc được ghi nhận từ những con số biết nói
– MCH – Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan khi ghi nhận doanh thu tăng trưởng 18,8% và biên EBITDA tăng trưởng 20,8% dù giá nguyên liệu thô tăng. Động lực tăng trưởng chủ yếu đến từ mảng gia vị, thực phẩm tiện lợi, đồ uống, thịt chế biến và sản phẩm chăm sóc gia đình/cá nhân.
– Thị trường thịt tiếp tục tăng trưởng cao, MML tăng trưởng doanh thu 38,5% so với quý 1/2020, đạt biên EBITDA ổn định ở mức 10,6% trong Quý 1/2021 dù giá cả hàng hóa tăng => MML bước vào chu kỳ tăng trưởng, kỳ vọng giống DBC – HPG năm vừa qua.
>>>>>Đánh giá cổ phiếu GIL Cổ Phiếu Tăng Trưởng Dài Hạn 2022 Đối tác AMAZON
HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1
Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : /tcbs
Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán
Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366
Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z
MSN – Cổ phiếu mạnh trong thị trường suy yếu
1. Sơ lược công ty:
MSN là một trong những tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam, sở hữu nhiều danh mục đầu tư và ngành nghề kinh doanh của nền kinh tế Việt Nam. Hoạt động chính của MSN là phát triển các ngành nghề kinh doanh mà Tập đoàn đã đầu tư.
2. Điểm nhấn đầu tư:
– Masan Consumer Holding (MCH): MSN sở hữu gián tiếp 72.7% cổ phần của MCH – công ty hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng. Tăng trưởng doanh thu đến từ các phát kiến mới và dòng sản phẩm cao cấp.
– Masan MeatLife (MML): MSN sở hữu gián tiếp CTCP Masan MEAT Life (87.9%). Tăng trưởng được thúc đẩy bởi khả năng thâm nhập thị trường sâu hơn của thịt mát, mở rộng danh mục thịt chế biến, và mảng thức ăn chăn nuôi phục hồi.
– Masan Resource (MHT): Công ty cũng sở hữu gián tiếp 86% MHT – nhà cung cấp vonfram lớn thứ hai thế giới. Tăng trưởng doanh thu nhờ nỗ lực kết hợp các tài nguyên sơ cấp với nền tảng vonfram cận sâu và năng lực tái chế của H.C.Stack (HCS) nhằm vượt qua các biến động do chu kỳ giá cả hàng hóa.
– Vincommerce (VCM): MSN nhận sáp nhập VCM và sở hữu 80% cổ phần EBITDA đạt mức dương nhờ tái cấu trúc mô hình kinh doanh hiệu quả.
3. Luận điểm đầu tư:
– Các công ty chứng khoán nâng giá mục tiêu của MSN lên mức 140 ngàn đồng/ cổ phiếu.
– Kết quả kinh doanh quý 1 có sự tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận.
– LazMall: Mối quan hệ hợp tác hàng đầu – Tập đoàn Alibaba và Baring đầu tư 400 triệu đô, sở hữu tương đương 5.5% cổ phần CrownX vào cuối tháng 4 và Phúc Long Kiosk.
– Cơ cấu cổ đông của MSN khá cô đặc, hơn 70% được nắm trong tay cổ đông lớn.
– Đang có sóng ngành bán lẻ với các cổ phiếu trong ngành: MWG, DGW, PET, PNJ…
4. Góc nhìn kỹ thuật:
Chỉ số VNINDEX bắt đầu có dấu hiệu suy giảm mạnh từ phiên 5/7/2021, hiện tại chỉ số VNINDEX giảm 8.5%. Khi thị trường bước vào giai đoạn suy giảm, xác suất 75% các mã CP bị suy giảm theo thị trường. Trong khi mã CP MSN lại tăng khá mạnh (10.5% từ phiên 6/7/2021). Điều này chứng minh sức mạnh nội tại cũng như niềm tin của các cổ đông lớn nắm giữ CP. Kết thúc phiên giao dịch 16/7/2021, MSN tăng từ 115k lên 120.5k tương ứng mức tăng 4.8% kết hợp với khối lượng giao dịch lớn 1.97tr CP, sự kết hợp của 2 điều kiện trên đã cho tín hiệu mua cho MSN, dự báo đợt sóng mới khi thị trường có dấu hiệu hồi phục.
MSN update PHS
CTCP Tập đoàn Masan (MSN) ghi nhận doanh thu trong nửa đầu năm 2021 đạt 41.196 tỷ đồng, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 44.,7% kế hoạch năm, được thúc đẩy bởi i) tăng trưởng hai chữ số ở mảng kinh doanh thịt mát và hàng tiêu dùng có thương hiệu và ii) hợp nhất các mảng kinh doanh mới sáp nhập.
Lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông của Masan đạt 979 tỷ đồng, tăng 8,4 lần so với nửa đầu năm 2020 nhờ (1) VCM cải thiện lợi nhuận mạnh mẽ; (2) Tỷ lệ sở hữu cao hơn của MSN tại MCH và lợi nhuận của MCH tiếp tục duy trì mức cao; (3) Tăng trưởng vượt bậc của mảng thịt mát và thức ăn chăn nuôi và duy trì biên EBITDA ở mức 9%. Các yếu tố trên đã bù đắp được khoản chi phí lãi vay do Tập đoàn tăng các khoản vay để tăng tỷ lệ sở hữu tại The CrownX và VCM.
Chúng tôi ước tính doanh thu thuần MCH tăng 40% trong quý III/2021 hưởng lợi từ tăng nhu cầu tiêu dùng tại nhà đối với thực phẩm tiện lợi, gia vị và thịt chế biến. Biên lãi gộp ước tính ở mức 40%, thấp hơn mức 42,9% do giá cả hàng hóa đầu vào tăng mạnh. MCH vẫn được kỳ vọng là động lực tăng trưởng chính của MSN với mức tăng trưởng hơn 20% trong 2022 nhờ vào các phát kiến mới và chiến lược cao cấp hóa danh mục.
Masan đặt mục tiêu nâng công suất các nhà máy chế biến thịt lên 25 – 30% trong quý IV/2021 so với hiện tại là 11%. Ước tính doanh thu từ thịt mát sẽ đạt 220 triệu USD trong năm 2021. Bên cạnh đó, mảng thức ăn chăn nuôi tăng trưởng trở lại nhờ quá trình tái đàn vẫn đang diễn ra ổn định. MML có thể đạt 30% doanh thu trong 2022 nhờ khả năng thâm nhập thị trường sâu hơn của mảng thịt mát.
Doanh thu VCM giảm 8,5% do số lượng điểm bán giảm và ảnh hưởng tiêu cực từ Covid-19 đến hệ thống siêu thị Vinmart. Tuy nhiên, biên EBITDA dương trong 3 quý liên tiếp, đạt 2,1% trong nửa đầu năm 2021 nhờ cải thiện biên lợi nhuận thương mại, tối ưu hóa chi phí vận hành cửa hàng và cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng. Ngoài ra, VCM cũng tăng tốc đẩy mạnh hợp tác với Lazada để thúc đẩy nhu yếu phẩm trở thành mặt hàng được mua sắm với tần suất hàng ngày trên kênh online.
Masan Resource – trở thành nhà chế biến vật liệu công nghiệp cận sâu: Với việc sáp nhập mảng kinh doanh vonfram của HCS, các sản phẩm chế biến sâu như hóa chất vonfram và vonfram cacbua có vai trò quan trọng trong các tiến bộ công nghệ mới nhất trên thế giới, hiện chiếm 68% doanh thu. MHT tiếp tục đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm có giá trị cao trong năm 2022, ước tính doanh thu tăng 40%.
Chúng tôi dự phóng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của MSN trong 2022 lần lượt đạt 122.051 tỷ đồng (tăng 32% so với năm trước) và 7.375 tỷ đồng (tăng 141%) nhờ tăng trưởng đến từ các hoạt động kinh doanh cốt lõi. Bằng phương pháp SOTP (Sum-of the-part) đối với giá trị vốn chủ sở hữu đóng góp của các công ty con: MCH, MML, MHT, VCM và công ty liên kết Techcombank, chúng tôi đưa ra giá trị hợp lý của MSN khoảng 171.800 đồng/ cổ phiếu, từ đó chúng tôi khuyến nghị mua cho cổ phiếu này.
Rủi ro: (1) Cạnh tranh khốc liệt trong ngành bán lẻ; (2) Dịch bệnh trong chăn nuôi; (3) Rủi ro biến động giá khoáng sản toàn cầu; (4) Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp; (5) Rủi ro chu kỳ hệ thống ngân hàng.
*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!