Sau nhiều tuần giá phân bón trong nước được điều chỉnh, cổ phiếu ngành này cũng chững lại. Hiện tại giá phân đang điều chỉnh giảm trên toàn bộ các mã của ngành phân bón. Liệu đã đến thời điểm để vào hàng mới hay chưa? Khi mà tình hình phân bón trên thế giới vẫn leo ở mức cao.. Hãy cùng Đầu Tư Là Gì Đánh giá Cổ phiếu ngành phân bón! Danh sách Cổ phiếu ngành phân bón đón sóng tăng giá mới 2022.
TÓM TẮT BÀI VIẾT
Sóng ngành phân bón 2022?
Khi lạm phát tăng thì phân bón, hoá chất dường như được hưởng lợi nhiều nhất!
Cùng với việc Nga và TQ hạn chế xuất khẩu các Sp này, đặc biệt NH3 thì DPM LÀ DN duy nhất sx được NH3 sẽ hưởng lợi lớn và mức giá xuất khẩu tăng 2-3 lần so với mấy năm trước đây!
Dự con sóng phân bón có thể kéo dài khá lâu và biết đâu lại là 1 con sóng lớn năm 2022
Điều gì đã khiến giá phân bón tiếp tục leo thang ?
Nga ban hành hạn ngạch xuất khẩu khí thiên nhiên sang EU (tính từ tháng 11 đến tháng 5/2022)
Gần đây nhất, Nga đã “khóa van” một trong 2 đường ống dẫn khí chính trên biển Baltic sang Đức với lý do đảm bảo nguồn cung nội địa, mà phần nhiều cũng tới từ căng thẳng chính trị của Nga và EU
Giá khí leo thang dẫn tới giá vốn đầu vào của các nhà máy tại EU quá cao, các nhà máy này đồng loạt phải cắt giảm 1 phần hoặc hoàn toàn hoạt động sản xuất, thay vào đó là nhập khẩu
Một số nguồn tin khác cho hay, lượng hàng tồn kho tại Trung Đông cũng sẽ cạn kiệt vào tháng 1/2022.
Đầu vào của DPM DCM có bị ảnh hưởng?
Đầu vào của DCM DPM được cung cấp bởi GAS, vốn có cơ chế: 50% fix theo giá vốn miệng giếng + biên lời, 50% còn lại biến thiên theo dầu FO của Singapore – đi theo giá dầu Brent thế giới, nên đội này vẫn không bị ảnh hưởng bởi giá đầu vào tăng lên như các nhà máy tại EU. Nói cách khác là xúc vàng đi bán với giá vốn rẻ mạt!!!
Như vậy, nhẩm tính tiềm năng của DPM DCM còn rất lớn, PE forward xoay quanh 5 6 lần, đỉnh lợi nhuận chắc chắn không phải Q4/2021 như thiên hạ vẫn nghĩ. Đỉnh lợi nhuận có thể sớm nhất là vào Q1/2022 hoặc tình hình giá khí còn diễn biến tệ hơn thì đội phân đạm DCM DPM còn hưởng lợi dài dài, có thể là cả một năm sắp tới.
Nhóm ngành tăng trưởng 2022 phân bón
Giá phân bón liên tục được đẩy lên các mức kỷ lục cũng giúp cổ phiếu trong ngành được hưởng lợi và tăng vọt lên đỉnh lịch sử. Giá dầu hồi phục và khan hiếm nguồn khí cũng giúp hàng loạt mã dầu khí bứt phá trong năm… Khi dòng tiền lớn nhập cuộc các nhóm ngành đang hưởng lợi thì chỉ cần cổ phiếu có giá thấp, chưa tăng đều được nhà đầu tư tìm kiếm để khai thác.
Các cổ phiếu ngành phân bón như: DCM, DPM, SFG… đều đang giao dịch ở mức giá đỉnh từ trước đến nay và đã tăng hơn 100% trong vòng 1 năm qua.
Công ty CP Chứng khoán Dầu khí (PSI) đánh giá, ngoài yếu tố giá thành phẩm hỗ trợ giảm chi phí nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển tăng, DCM cho thấy một số tín hiệu sản xuất kinh doanh tích cực khác. Cụ thể, DCM đã xuất xưởng lô phân bón NPK đầu tiên với sản lượng 20.000 tấn đúng vào dịp mùa vụ Hè Thu, tiêu thụ tại Đồng bằng sông Cửu Long. Mảng phân bón NPK hứa hẹn sẽ là động lực tăng trưởng cho DCM trong những năm tiếp theo, bên cạnh sản phẩm urê đã chiếm lĩnh thị trường rộng lớn là miền Tây Nam Bộ và Campuchia.
Được mệnh danh là cổ phiếu phòng thủ, nhóm cổ phiếu phân bón đã thể hiện đúng chất “phòng thủ” như vậy trong thời gian qua. Tính từ đầu năm, mức tăng bình quân chung của toàn thị trường đã trên 15%, thậm chí phần lớn cổ phiếu trên thị trường có mức tăng giá vượt trội so với mức bình quân chung thì nhóm cổ phiếu ngành phân bón vẫn giao dịch kém sôi động
HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1
Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://bigdautu.com/tcbs
Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán
Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366
Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z
>>>>> Tiềm năng cổ phiếu BĐS 2022 Giá đất tăng mạnh, Cổ Phiếu tăng trưởng năm 2022
Cập nhật Ngành Phân bón: Hứa hẹn một chu kỳ mới
1. Giá hàng hóa nông sản tăng mạnh trên phạm vi toàn thế giới
Sau khi tạo đáy vào T4/2020 do khủng hoảng COVID–19, giá nông sản đã có sự hồi phục mạnh mẽ và tăng lên mức cao nhất 5 năm. Chỉ số giá nông sản và ngũ cốc của WorldBank (WB) có mức tăng lần lượt 36.6% và 36.4% từ đáy T4/2020.
Mức tăng ấn tượng trong một thời gian ngắn, và sau chu kỳ giảm giá kéo dài 8 năm có thể đang báo hiệu về một chu kỳ tăng giá mới của ngành nông nghiệp.
2. Giá phân bón thế giới và Việt Nam
Giá phân bón thế giới có độ trễ 2 tháng so với giá nông sản khi tạo đáy vào T6/2020, từ đây, chỉ số giá phân bón của WorldBank (WB) đã tăng 58.8%, cao nhất 5 năm trở lại đây.
Giá phân bón Việt Nam tạo đáy trong khoảng T7–10/2020, và chỉ thực sự tăng mạnh từ cuối T12/2020. Bên cạnh giá, khối lượng tiêu thụ phân bón của Việt Nam 4 tháng đầu năm 2021 cũng tăng 8.2% CK. Trái ngược với xu hướng giảm trong những năm trước đó.
3. Nhu cầu tăng kéo theo giá nguyên liệu đầu vào
Giá các loại nguyên liệu đầu vào ngành phân bón đều có mức tăng giá mạnh mẽ. Tính từ đáy khủng khoảng COVID–19, 31/03/2020, khí thiên nhiên tăng 106%, dầu nhiên liệu (dầu FO, giá bán khí ở Việt Nam được neo theo giá dầu FO) tăng 106%.
Đối với nguyên liệu đầu vào của phân Lân và Kali: Acid phosphoric tại Trung Quốc tăng 58%, quặng phosphoric Bắc Phi tăng 80%; riêng giá Kali thế giới hiện tại mới bắt đầu hồi phục về mức trước dịch, nhưng đang tăng khá mạnh mẽ tại thị trường Mỹ. Từ 21/6, Liên minh Châu Âu bắt đầu áp lệnh cấm vận với Belarus, nơi có nhà sản xuất Kali lớn nhất thế giới khiến giá Kali có thể tiếp tục tăng cao.
Giá bán và chi phí đầu vào đều đã tăng mạnh, khiến triển vọng ngắn hạn trở nên khó dự đoán. Tuy nhiên về trung–dài hạn, nếu giá nông sản giữ được mức cao hay tiếp tục tăng sẽ hỗ trợ cho ngành phân bón.
4. Tiêu thụ phân bón/ha của Việt Nam đã ở mức cao so với thế giới
Theo Tổng Cục Thống Kê (TCTK), tổng diện tích canh tác đạt đỉnh trong 2013 và bắt đầu xu hướng giảm vvà có xu hướng tăng tốc trong 2 năm gần đây (2018–2019). Sự suy giảm chủ yếu đến từ diện tích trồng các loại cây có mùa vụ hàng năm như lúa, ngô, mía… (CAGR -1.4%/năm, 2 năm gần nhất giảm 2.1%–2.5%). Có thể thấy sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng rõ rệt từ các cây có mùa vụ hàng năm sang cây lâu năm: Cây ăn trái, cây công nghiệp.
Theo thống kê từ WB, năm 2018, trung bình Việt Nam sử dụng 415 Kg phân bón trên mỗi hecta đất canh tác, ở mức cao nhất trong khu vực. Đổi lại, sản lượng ngũ cốc cũng đạt mức khá cao, 5,685 Kg/ha. Từ năm 2013 mức độ tiêu thụ phân bón/ha của Việt Nam đạt đỉnh ở mức 484Kg/ha và giảm dần về 415 Kg/ha năm 2018. Điều này cho thấy mức độ thâm nhập thị trường của phân bón đã sớm tới giới hạn.
Mặt khác, hiện tại chính sách thuế xếp phân bón vào nhóm không chịu thuế giá trị gia tăng nên khách hàng không phái trả thêm 10% thuế giá trị gia tăng khi mua nhưng khi doanh nghiệp thanh toán các chi phí đầu vào của quá trình sản xuất vẫn phải chịu 10% thuế giá trị gia tăng.
Mới đây, ngày 6/5, Chính phủ ban hành Nghị quyết 48 về việc sửa đổi, bổ sung luật thuế giá trị gia tăng. Nếu luật thuế mới được thông qua, ngành phân bón sẽ chịu 5% thuế giá trị gia tăng. Đồng nghĩa, giá bán tăng 5% nhưng doanh nghiệp sẽ được khấu trừ toàn bộ 10% thuế giá trị gia tăng cho các chi phí đầu vào.
Kết quả sẽ còn tùy thuộc vào việc các doanh nghiệp điều chỉnh giá bán ra sao sau luật mới. Tuy nhiên, về cơ bản đây là thay đổi tích cực đối với ngành phân bón.
>>>>> Kích hoạt vsd là gì? Hướng dẫn hoàn thiện hợp đồng online TCBS Giao dịch cổ phiếu
Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!