Liên tiếp các giấy chứng nhận niêm yết vừa được Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) cấp cho các cổ phiếu trong những ngày cuối cùng của năm 2021, gồm 1 quỹ đầu tư và 6 doanh nghiệp, báo hiệu sự nhộn nhịp trong hoạt động niêm yết mới tại sàn HoSE ngay từ những ngày đầu tiên của năm 2022. Danh sách Các mã cổ phiếu sắp lên sàn 2022 tiềm năng tăng trưởng tốt
TÓM TẮT BÀI VIẾT
Quỹ ETF KIM Growth
KIM VN30 ETF là quỹ hoán đổi danh mục, không bị giới hạn về thời gian hoạt động. Mục tiêu của quỹ là mô phỏng biến động của chỉ số tham chiếu VN30 (Chỉ số VN30 gồm 30 mã cố phiếu có giá trị vốn hóa và thanh khoản hàng đầu niêm yết trên HOSE)
Quỹ KIM VN30 ETF là sản phẩm quỹ nội địa đầu tiên của Công ty QLQ KIM Việt Nam tại thị trường Việt Nam. KIM Việt Nam được thành lập với 100% vốn sở hữu của công ty mẹ Korea Investment Management Co., Ltd – Công ty quản lý tài sản hàng đầu Hàn Quốc về quy mô quản lý tài sản với tổng giá trị 52,6 tỷ USD.
Quỹ ETF KIM Growth VN30 đã được HoSE chấp thuận niêm yết từ 21/12/2021 và ngày giao dịch đầu tiên là ngày 7/1 với mã chứng khoán FUEKIV30.
Quỹ KIM VN30 ETF là sản phẩm quỹ nội địa đầu tiên của Công ty Quản lý quỹ KIM Việt Nam (100% vốn Hàn Quốc). Vốn thực góp 71 tỷ đồng, tương đương 7,1 triệu chứng chỉ quỹ. Chỉ số tham chiếu của quỹ là VN30, bao gồm 30 cổ phiếu đại diện cho 30 công ty niêm yết trên HoSE có giá trị vốn hóa và thanh khoản lớn hàng đầu.
Với triển vọng hồi phục của thị trường trong dài hạn, quỹ KIM VN30 ETF chính thức được niêm yết sẽ cung cấp cho nhà đầu tư thêm lựa chọn đầu tư nội địa và quốc tế muốn lựa chọn đầu tư vào những cổ phiếu hàng đầu.
Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam thành lập từ tháng 10/2020. Hiện quy mô tài sản ủy thác của KIM Việt Nam đạt gần 23.000 tỷ đồng.
>>>>> Bán cổ phiếu bao lâu tiền về TCBS Thời gian và phương thức giao dịch
Cổ phiếu EVF của Công ty Tài chính CP Điện lực
Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực được thành lập năm 2008 với vốn điều lệ ban đầu là 2,500 tỷ đồng. Năm 2018, cổ phiếu EVF giao dịch trên thị trường UPCOM. Công ty hiện đang hoạt động trong các lĩnh vực chính bao gồm Huy động vốn; Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá. Công ty có tại trụ sở Hà Nội và 2 chi nhánh ở Đà Nẳng, TP.HCM.
Công ty Tài chính CP Điện lực cũng được chấp thuận niêm yết vào ngày 21/12/2021 với mã chứng khoán EVF, khối lượng niêm yết là 304,7 triệu cổ phiếu. Ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu EVF tại sàn HoSE sẽ là ngày 12/1.
EVN Finance được thành lập năm 2008 với mục tiêu làm đầu mối thu xếp vốn, quản trị vốn cho các dự án thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị thành viên. Trong 9 tháng năm 2021, EVF ghi nhận lợi nhuận sau thuế 238 tỷ đồng, tăng 56% và thực hiện 93% kế hoạch năm.
Giá cổ phiếu của nhóm chứng khoán, ngân hàng đã ở một tầm cao mới sau khi VN-Index vượt xa mốc 1.200 điểm, tuy nhiên vẫn còn đó không ít cổ phiếu bị lãng quên.
Cổ phiếu của Công ty Tài chính cổ phần Điện lực (EVF) là một trường hợp như vậy. Với vốn điều lệ 2.652 tỉ đồng, giá trị sổ sách gần 14.300 đồng/cổ phiếu, lợi nhuận sau thuế quí 1-2021 đạt 118 tỉ đồng, nợ xấu thấp, Tài chính Điện lực có một bảng cân đối tài chính lành mạnh hơn không ít ngân hàng nhỏ. Cho đến ngày 24-5-2021 thị giá của EVF vẫn chỉ nhỉnh hơn mệnh giá.
Cuối tháng 4-2021 EVF đã công bố nghị quyết của đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua việc chi trả cổ tức 15% bằng cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận giữ lại của năm 2018 và 2019 để tăng vốn, đồng thời chi trả cổ tức 6,5% cho năm 2020. Trong vòng năm năm trở lại đây, năm nào EVF cũng có lãi ròng trên 200 tỉ đồng/năm, và các năm trở về trước EVF hầu như chưa bao giờ lỗ.
Công ty đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2022 tăng trưởng 15-20%, phụ thuộc vào các phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước.
Về hoạt động kinh doanh, kết thúc quý III/2021, Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực đạt hơn 89 tỉ đồng lợi nhuận ròng, tăng 6% so cùng kỳ. Nợ xấu tăng 18% so với đầu năm, lên hơn 349 tỉ đồng.
Tuy nhiên, các hoạt động phi tín dụng của EVF đều có kết quả ảm đạm với lỗ thuần dịch vụ hơn 5 tỉ đồng, lỗ kinh doanh ngoại hối hơn 3 tỉ đồng.
Ngoài ra, lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư và hoạt động khác lần lượt giảm 81% và 50% so cùng kỳ. Đồng thời, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 19% so với quý III/2020, lên hơn 42 tỉ đồng.
Dự kiến trong quý I/2022, EVF tiếp tục phát hành thêm gần 20 triệu cổ phiếu để tăng vốn lên 3.245 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận năm 2020, tỷ lệ 6,5%. Kế hoạch này sẽ được triển khai sau khi Ngân hàng Nhà nước phê duyệt và UBCKNN chấp thuận.
Cổ phiếu HHV của Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả
Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả được thành lập năm 1974, tiền thân là Xưởng Thống Nhất. Năm 2015, cổ phiếu công ty giao dịch trên thị trường UPCoM. Công ty là một trong những tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam với hơn 30 công ty thành viên và liên kết, có năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính, kinh doanh bất động sản, năng lượng tái tạo và đầu tư xây dựng công trình, xây dựng hạ tầng…
Dự kiến, vào ngày 20/1, 267 triệu cổ phiếu HHV của Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả cũng sẽ có phiên giao dịch đầu tiên tại HoSE. Trước đó, HoSE đã ban hành quyết định chấp thuận niêm yết đối với cổ phiếu HHV vào ngày 23/12/2021.
Trong 9 tháng năm 2021, Đèo Cả ghi nhận doanh thu 1.245 tỷ đồng, tăng 47%; lợi nhuận sau thuế 219 tỷ, gấp hơn 3 lần cùng kỳ năm 2020. Trong cơ cấu doanh thu hiện nay của doanh nghiệp, hoạt động thu phí vẫn đóng góp lớn nhất, sau đó là xây lắp. Công ty dự kiến đến năm 2022 sẽ có thêm sự đóng góp của mảng bất động sản.
Thông tin từ HOSE cho biết, tổng giá trị chứng khoán niêm yết là 2.673.840.900.000 đồng, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 25.660 đồng/cổ phiếu, biên độ giao động giá +/-20%.
Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả tiền thân là “Xưởng Thống Nhất” thành lập vào năm 1974 trực thuộc Ban Xây dựng 67. Trải qua quá trình hoạt động và phát triển, đơn vị đã trở thành công ty đại chúng từ năm 2015 và đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả vào năm 2019. Với ngành nghề kinh doanh chính là hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ, đến nay, sau nhiều lần tăng vốn, điều lệ của Công ty hiện đạt hơn 2.673 tỷ đồng.
HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1
Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : /tcbs
Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán
Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366
Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z
Đèo Cả có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 2.673 tỷ đồng lên 11.736 tỷ đồng từ năm đến năm 2025. Công ty sẽ tập trung vào lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ, cung cấp dịch vụ khép kín với 4 hoạt động chính gồm đầu tư hạ tầng giao thông theo hình thức PPP, thi công xây lắp, quản lý vận hành và khai thác công trình hạ tầng giao thông đường bộ, bất động sản và các dịch vụ gắn liền với đường cao tốc.
Cổ phiếu CTR của Tổng công ty CP Công trình Viettel
Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel (CTR), một công ty con của Tập đoàn Viễn thông quân đội – Viettel Group, là công ty lớn trong lĩnh vực xây dựng. Công ty và các công ty trực thuộc chủ yếu là tham gia vào xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông. CTR chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần từ năm 2010. Tại thị trường trong nước, công ty đã tiến hành thi công gần 50% tổng số dự án viễn thông được phân công.
Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh vừa thông báo chấp thuận niêm yết hơn 92,9 triệu cổ phiếu CTR của Tổng Công ty CP Công trình Viettel (Viettel Construction). Trước đó, Viettel Construction đã nộp đơn đăng ký niêm yết hơn 92,9 triệu cổ phiếu lên HoSE, tương ứng số vốn điều lệ hiện tại hơn 928 tỷ đồng của công ty. Đây cũng là toàn bộ số cổ phiếu mà Viettel Construction đang đăng ký giao dịch trên UPCoM.
93 triệu cổ phiếu CTR của Tổng công ty CP Công trình Viettel cũng đã được cấp quyết định niêm yết tại HoSE từ ngày 27/12. CTR là công ty thành viên của Tập đoàn Viettel bên cạnh Viettel Global và Viettel Post. Đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và cho thuê hạ tầng kỹ thuật, xây lắp mạng lưới viễn thông và dân dụng, vận hành khai thác mạng lưới viễn thông…
Hiện tại, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) có 4 công ty con đã trở thành công ty đại chúng, gồm: Viettel Global, Viettel Construction, Viettel Post, Viettel Consultant. Trong số đó, Viettel Construction là đơn vị đầu tiên lên sàn chứng khoán và đăng ký giao dịch tại Upcom.
Tại Tập đoàn Viettel, Công ty CP Công trình Viettel là đơn vị chủ lực trong hoạt động thi công, xây lắp, bảo dưỡng, quản lý vận hành mạng lưới viễn thông. Hoạt động chính của Viettel Construction là xây lắp các công trình viễn thông và công nghệ thông tin như xây lắp trạm thu phát sóng (BTS), tuyến cáp quang,… Thị trường hiện nay của công ty là Việt Nam và 10 quốc gia mà Tập đoàn Viettel đang đầu tư.
Trong 11 tháng năm 2021, CTR đạt doanh thu 6.780 tỷ đồng, vượt 3% kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế 406 tỷ đồng, vượt 16% kế hoạch năm và cao hơn 18% so với cả năm 2020.
Cổ phiếu CTR của Tổng công ty Phát điện 3
Tổng Công ty Phát điện 3 được thành lập năm 2012 của Bộ Công Thương trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại Công ty TNHH một thành viên Nhiệt điện Phú Mỹ, các công ty phát điện hạch toán phụ thuộc, các ban quản lý dự án nguồn điện và tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại một số công ty phát điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Thu hút sự chú ý hơn cả là cổ phiếu PGV của Tổng công ty Phát điện 3 – vừa được chấp thuận niêm yết tại HoSE vào ngày 29/12 với khối lượng niêm yết hơn 1,1 tỷ cổ phiếu. Với mức giá hiện đang giao dịch tại sàn UpCOM là 39.000 đồng/đơn vị, vốn hóa của PGV đạt 42.900 tỷ đồng, thuộc nhóm doanh nghiệp có vốn hóa “tỷ USD” trên thị trường chứng khoán.
Ngày 14/2, Đài truyền hình Việt Nam sẽ chào bán cạnh tranh lô cổ phần của Công ty TNHH Truyền hình số Vệ tinh Việt Nam (Truyền hình K+). Theo đó, giá trị phần vốn góp đưa ra chào bán cạnh tranh là 51,67 tỷ đồng, tương đương 15% vốn trong tổng số 51% vốn điều lệ của Truyền hình K+ mà VTV đang nắm giữ. Giá khởi điểm đưa ra là 188,8 tỷ đồng.
Cổ phiếu PGV đã đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM từ năm 2018 sau khi thực hiện cổ phần hoá và chào bán lần đầu ra công chúng. Phiên giao dịch cuối cùng trên UPCoM vào ngày 21/1/2022.
PGV là cổ phiếu thứ 538 của sàn HoSE. Trong năm Tân Sửu, một phần do ảnh hưởng của đợt nghẽn giao dịch, số cổ phiếu niêm yết trên sàn HoSE tăng lên khá khiêm tốn (thêm 17 mã chứng khoán). Toàn thị trường, số lượng tân binh lên sàn trong năm con Trâu cũng chỉ khoảng 70 mã chứng khoán.
PGV được biết đến là nhà sản xuất điện quy mô lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ sau Tập đoàn Điện lực (EVN), với tổng công suất đến cuối năm 2020 xấp xỉ 6.559 MW. PGV hiện cung cấp các loại hình phát điện từ nhiệt điện khí, nhiệt điện than, thủy điện và điện mặt trời. Sản lượng điện bình quân hằng năm của công ty mẹ giai đoạn 2016 – 2020 giữ ổn định ở mức khoảng 31 tỷ kWh.
Trên sàn HNX, 459.610 cổ phiếu TKG do Công ty cổ phần Sản xuất và thương mại Tùng Khánh chào bán ra công chúng sẽ chính thức giao dịch từ ngày 10/2. Ngoài ra, 3.390 cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng sẽ giao dịch vào tháng 11/2022.
Luỹ kế 9 tháng năm 2021, PGV đạt doanh thu 28.397 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.549,3 tỷ đồng – tăng cao gấp 2 lần so với lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2020 và 90% chỉ tiêu cả năm.
Với việc nền kinh tế đang được mở cửa trở lại, nhu cầu điện năng cho sản xuất kinh doanh được dự báo sẽ tăng mạnh trở lại, từ đó tác động tích cực tới kết quả sản xuất kinh doanh của PGV trong thời gian tới.
>>>>> Nhận định cổ phiếu BSR sóng mới, target 30 mỗi quý cầm chắc 2000 tỷ lợi nhuận
Cổ phiếu ABR của Công ty CP Đầu tư Nhãn hiệu Việt
Công ty đã đăng ký giao dịch trên UPCoM từ giữa tháng 6/2018 với mã chứng khoán ABR và giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên là 10.500 đồng/CP.
Cũng như phần lớn các thành viên khác trên UPCoM, cổ phiếu ABR giao dịch khá hạn chế. Đóng cửa phiên 28/12, cổ phiếu ABR tiếp tục đứng giá tham chiếu và khối lượng khớp lệnh bình quân 10 phiên gần đây chỉ đạt 1.150 đơn vị/phiên.
Tiền thân của Công ty Cổ phần đầu tư Nhãn hiệu Việt là công ty cổ phần Chế biến Gỗ Kiến An được thành lập năm 2012 với vốn điều lệ ban đầu là 1 tỷ đồng. Năm 2018, cổ phiếu công ty giao dịch trên thị trường UPCoM. Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Nhãn Hiệu Việt là một doanh nghiệp chuyên về truyền thông số hóa, đầu tư hệ thống kênh bán lẻ và đầu tư nhãn hiệu hàng đầu tại Việt Nam. Khi mới được thành lập vào năm 2012.
Ngày 24/12/2021, HoSE đã cấp chứng nhận niêm yết cho 20 triệu cổ phiếu ABR của Công ty CP Đầu tư Nhãn hiệu Việt. Hoạt động của công ty tập trung vào các lĩnh vực truyền thông số hóa, đầu tư hệ thống kênh bán lẻ và đầu tư nhãn hiệu. Trong 9 tháng năm 2021, doanh thu của công ty sụt giảm 13% so với cùng kỳ năm 2020, chỉ đạt 68 tỷ đồng, lãi sau thuế cũng giảm 27% xuống 13,2 tỷ đồng.
Về hoạt động kinh doanh, 9 tháng đầu năm 2021, Đầu tư Nhãn hiệu Việt ghi nhận doanh thu hơn 67,67 tỷ đồng, giảm 11,76% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 13,22 tỷ đồng, giảm 26,84% so với cùng kỳ.
Tính tới 30/9/2021, cổ đông lớn của công ty là CTCP Phát triển Quang Thái sở hữu 39,7% vốn điều lệ; Công ty TNHH Phát triển Đổng Đức sở hữu 24,75% vốn điều lệ; Công ty TNHH Phát triển Đồng Thịnh sở hữu 14,35% và còn lại gần 21,2% là các cổ đông khác.
Hiện cổ phiếu ABR đang giao dịch trên sàn UpCOM nhưng hầu như không có giao dịch, giá cũng đi ngang ở mức trên 20.000 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu GMH của Công ty CP Minh Hưng Quảng Trị
Công ty cổ phần Minh Hưng Quảng Trị có tiền thân là Nhà máy xi măng Đông Hà, được thành lập từ ngày 27/11/1992. Năm 2012, Công ty thực hiện cổ phần hoá và hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ phần. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, với các sản phẩm chính là gạch Tuynel, gạch không nung và xi măng.
16,5 triệu cổ phiếu GMH của Công ty CP Minh Hưng Quảng Trị cũng đã được chấp thuận niêm yết trên HoSE từ 30/12/2021. Trước đó, Trung tâm lưu ký chứng khoán đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán cho doanh nghiệp này vào ngày 14/12/2021. Dự kiến ngày 12/1 sẽ là ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu này tại sàn HoSE.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) vừa có quyết định về việc niêm yết và ngày giao dịch đầu tiên của CTCP Minh Hưng Quảng Trị (Mã: GMH). Theo đó, 16,5 triệu cổ phiếu GMH sẽ bắt đầu giao dịch từ ngày 12/1 với giá tham chiếu 22.000 đồng/cp.
Công ty CP Minh Hưng Quản Trị được thành lập từ việc cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Đông Trường Sơn (tên cũ là Công ty Xi măng Quản Trị). Hiện ngành nghề kinh doanh chính của GMH là sản xuất xi măng, vôi và thạch cao.
Hồi tháng 11/2021, công ty chào bán ra công chúng 500.000 cổ phiếu với giá khởi điểm 11.000 đồng, với mục đích bổ sung vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Tổng khối lượng cổ phiếu nhà đầu tư đăng ký 2.243.500 cổ phiếu, gấp gần 5 lần khối lượng Công ty chào bán ra công chúng với số lượng 25 nhà đầu tư cá nhân.
Trong 9 tháng năm 2021, công ty ghi nhận 135 tỷ đồng doanh thu và 19 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng lần lượt 46% và 171% so với cùng kỳ năm 2020.
Về hoạt động kinh doanh, theo báo cáo tài chính tự lập quý III/2021, Minh Hưng Quảng Trị ghi nhận doanh thu đạt hơn 135,26 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu đến từ sản xuất gạch nung.
*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!