Tiền thân của công ty là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng Cục thực phẩm được thành lập năm 1976. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực chế biến sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm sữa và các sản phẩm dinh dưỡng khác. Tháng 11/2003, Công ty chuyển sang hình thức cổ phần, chính thức đổi tên là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Định giá cổ phiếu VNM 2022 bao giờ mới tăng tương lai ở đâu có nên mua?
TÓM TẮT BÀI VIẾT
Định giá cổ phiếu VNM 2022 bao giờ mới tăng tương lai ở đâu có nên mua?
11/02/2022
VNM
HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1
Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : /tcbs
Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán
Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366
Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z
20/08/2020
VNM Chờ mua Lợi nhuận 1H2020 tăng nhẹ 2,8% so với cùng kỳ 2019. Do chương trình sữa học đường bị tác động bởi Covid-19, dự kiến kết quả kinh doanh 2020 không tăng trưởng đáng kể so với 2019. Tuy niên, VNM là doanh nghiệp đầu ngành sữa có vị thể vững chắc khó thay thế. VNM cũng thực hiện chia cổ tức tiền mặt đều hàng năm với tỷ suất cổ tức khoảng 3%. Do đó, nhà đầu tư nên theo dõi những biến động của thị trường để có giá mua hợp lý hơn.
Hãy cứ tin VNM năm tới sẽ khởi sắc!
2022 có thể là năm tạo ra bệ phóng tăng trưởng cho Vinamilk nhờ thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng, quy mô tầng lớp trung lưu bùng nổ và gói kích cầu kinh tế của Chính phủ.
Bốn năm qua là giai đoạn hoạt động khá tẻ nhạt của hãng sữa số 1 trong nước Vinamilk (mã chứng khoán VNM), thậm chí một số đơn vị phân tích còn cho rằng cổ phiếu doanh nghiệp này không còn hấp dẫn.
Nhưng 2022 có thể là năm tạo ra bệ phóng tăng trưởng cho Vinamilk nhờ thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng, quy mô tầng lớp trung lưu bùng nổ và gói kích cầu kinh tế của Chính phủ.
Vinamilk có tài sản giá trị lớn, có thị phần khoảng 45% trên thị trường trong nước sau khi tiếp quản Mộc Châu Milk. Trong khi đó, công ty sữa lớn thứ hai là Friesland Campina mới chỉ đạt thị phần 15,8%. Giá trị vốn hóa thị trường của VNM đạt 7,9 tỷ USD và cổ phiếu hiện đang giao dịch với PE 18 lần.
Trong bốn năm qua diễn biến giá cổ phiếu VNM kém hơn so với chỉ số VN-Index. Các nhà đầu tư cũng thất vọng với tốc độ tăng trưởng thu nhập chậm lại của Vinamilk. Do sự cạnh tranh gay gắt trong ngành sữa, Vinamilk không thể mở rộng nhanh chóng như mong muốn. Lợi nhuận ròng của công ty đã không tăng trong bốn năm qua.
Tuy nhiên, bất chấp ảnh hưởng nghiêm trọng của Covid vào năm 2021, việc công ty vẫn có thể giữ lợi nhuận ròng ở mức như năm trước là điều được đánh giá cao. Trái lại, nhiều công ty sữa quy mô nhỏ đang đứng trước bờ vực phá sản, hoặc phải đóng cửa hoàn toàn, điều này có thể sẽ để lại một thị trường rộng lớn hơn cho những người ở lại chiếm lĩnh thêm thị phần.
Gói kích cầu năm 2022 dự kiến của Chính phủ khoảng 35 tỷ USD, tương đương khoảng 10% GDP chắc chắn sẽ giúp thúc đẩy tiêu dùng và các công ty lớn như Vinamilk sẽ được hưởng lợi.
Báo cáo mới đây của Mckinsey về phong cách tiêu dùng hậu đại dịch Covid-19 của người Việt có thể mang tới động lực cho Vinamilk. Đáng chú ý là Mckiney đưa ra nhận định người dân ngày càng ưu tiên nhiều hơn cho các thương hiệu “cây nhà lá vườn”.
Nhìn xa hơn, vùng giá hiện tại của cổ phiếu VNM chỉ tương đương 5 năm trước, tức năm 2016. Theo ông Dũng, thị trường đang tái định giá cổ phiếu này khi Vinamilk chuyển từ giai đoạn hoạt động hiệu quả, tăng trưởng cao (2010- 2016) với mức P/E (hệ số giá cổ phiếu trên lợi nhuận mỗi cổ phần) trên 25 lần sang giai đoạn hoạt động vẫn hiệu quả nhưng chỉ ở mức ổn định và đang nỗ lực tìm hướng tăng trưởng mới (2016 đến nay) với hệ số P/E khoảng 17 lần.
Dù trở nên kém hấp dẫn đối với nhà đầu tư nói chung, hai nhóm cổ đông ngoại lớn của Vinamilk là F&N và Platinum Victory lại liên tục đăng ký mua thêm cổ phiếu VNM hết tuần này đến tuần khác. Tuy nhiên, kết quả mua vào lại là con số 0 với lý do điều kiện thị trường không thuận lợi.
Cứ tưởng VNM là an toàn với hệ sinh thái nhiều sản phẩm, thị phần và tài chính lành mạnh. Nhưng không, Cổ đông VNM đã quá sai khi nhìn quá khứ để phán xét tương lai. Ai mua VNM ở vùng giá 116 (Sau điều chỉnh 112) thì coi như đi đời 30%. 1 Năm cầm VNM với niềm tin bất diệt là sẽ an toàn.
Vinamilk cũng cho thấy các động thái đầu tư quyết liệt và chấp nhận rủi ro khi mở rộng kinh doanh vào các thị trường tiềm năng. Cuối tháng 9 vừa qua, các sản phẩm đầu tiên của liên doanh Del Monte – Vinamilk đã ra mắt thị trường Philippines. Đây là một đảo quốc đông dân ở Đông Nam Á với dân số đứng thứ hai khu vực và thứ 8 châu Á. Với đặc thù của một quốc gia đang phát triển, thu nhập người dân và mức tiêu thụ các sản phẩm sữa bình quân đầu người đang ngày càng tăng. Lãnh đạo công ty cũng xác định vị thế sẵn sàng cho các hoạt động M&A, trong đó ưu tiên tìm kiếm cơ hội đầu tư với các công ty sữa tại các quốc gia khác với mục đích mở rộng thị phần và tăng doanh số.
Từ những dự án đầu tư mới, mở rộng ra cả thị trường ngoài nước, ba năm tới có thể sẽ là chặng đường hứng khởi của Vinamilk. Công ty chứng khoán Bản Việt cho rằng hãng sữa này sẽ bảo vệ được thị phần và giữ vị trí dẫn đầu trong việc tận dụng diễn biến tiêu thụ sữa ngày càng tăng của Việt Nam nhờ vào thế mạnh toàn diện về R&D, phân phối và marketing.
“Chúng tôi dự báo tốc độ tăng trưởng kép lợi nhuận ròng sau lợi ích cổ đông thiểu số là 5% trong giai đoạn 2021-2024, chủ yếu dựa trên tăng trưởng của ngành và kỳ vọng việc Vinamilk sẽ có thị phần ổn định”, Công ty chứng khoán Bản Việt nhận định.
Nhóm F&N thuộc ThaiBev đang sở hữu 20,4% cổ phần Vinamilk trong khi tỷ lệ của quỹ Platinum Victory thuộc tập đoàn Jardine Matheson là 10,6%. Cá nhân ông Dũng cho rằng hai nhà đầu tư chiến lược nước ngoài này thật sự muốn sở hữu thêm cổ phiếu VNM nhưng có thể đang muốn đợi biến động giá hấp dẫn hơn nữa để gia tăng tỷ trọng.
>>>>>Nhận định cổ phiếu SSI hành trình gian nan lên 3 con số 2022 Giá mục tiêu cổ phiếu SSI
Khuyến nghị mua cổ phiếu VNM với giá mục tiêu 106.800 đồng/CP
CTCK KB Việt Nam (KBSV)
Khi thị trường chứng khoán sục sôi hai năm qua, câu lạc bộ doanh nghiệp vốn hóa tỷ USD hay chục tỷ USD kết nạp thêm nhiều cái tên mới. Nhiều mã cổ phiếu lập hết đỉnh lịch sử này đến kỷ lục khác, cổ phiếu của Vinamilk lại lặng lẽ bước lùi.
Thị giá VNM sau khi đóng cửa phiên 22/11 giảm còn 86.100 đồng/cổ phiếu, mất 18% giá trị so với hồi đầu năm nay trong khi thị trường chung tăng hơn 30% trong cùng khoảng thời gian, theo Dstock. Còn so với mức đỉnh lịch sử vào tháng 3/2018, VNM đã mất hơn 30% giá trị.
Dữ liệu của YSRadar cho biết từ đầu năm đến nay, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 7.100 tỷ đồng giá trị cổ phiếu VNM, đứng thứ hai trong nhóm bị khối ngoại “xả hàng” nhiều nhất.
Giá trị niêm yết của Vinamilk hiện còn chưa đến 8 tỷ USD, cách xa mức kỷ lục cũ 12 tỷ USD. Trên bảng xếp hạng vốn hóa, doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam đã rơi xuống vị trí thứ 7 và bị các doanh nghiệp phía sau áp sát.
“Thời gian qua, thị trường chứng khoán tăng rất nhanh, các nhà đầu tư mới thường chọn những cổ phiếu có câu chuyện hấp dẫn, tăng trưởng đột biến. Do đó, những doanh nghiệp tốt, ổn định như Vinamilk đang bị bỏ quên”, ông Trần Minh Dũng, trưởng bộ phận nghiên cứu của nền tảng hỗ trợ phân tích chứng khoán Simplize chia sẻ góc nhìn cá nhân với Dân trí.
Mùa Covid, thực phẩm chắc chắn là nội dung quan trọng nhất mà ai cũng quan tâm.
Sữa là loại thực phẩm then chốt, dự trữ được lâu.
Mùa nắng khó ăn uống, uống sữa là dễ nhất. Đặc biệt là người già, trẻ nhỏ
Lũy kế 9 tháng năm 2021, CTCP Sữa VIệt Nam (VNM – sàn HOSE) doanh thu thuần đạt 45.178 tỷ đồng (giảm nhẹ so với cùng kỳ), đạt 73% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 8.420 tỷ đồng (giảm 6,4%), đạt 75% kế hoạch năm. Doanh thu thuần quý III/2021 đã tăng trưởng dương trở lại (tăng 4,1% so với cùng kỳ) sau hai quý đầu năm không khả quan.
Luỹ kế 9 tháng năm 2021, biên lợi nhuận gộp hợp nhất của VNM ở mức 43,4% (giảm 3,1 điểm % so với 9 tháng năm 2020), chủ yếu vẫn do chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng do gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu đi kèm một số chính sách thuế chống bán phá giá với một số nguyên liệu nhập khẩu.
Trong cuộc gặp gỡ nhà đầu tư mới nhất, Ban lãnh đạo công ty cho rằng giá của nguyên vật liệu đầu vào nhiều khả năng sẽ giảm, song vẫn ở mức tương đối cao. Vì vậy, phía VNM đã có những hợp đồng nhằm chốt giá mua nguyên liệu cho tới hết quý I/2022, qua đó biên gộp của công ty sẽ được cải thiện. Ngoài ra, sang năm 2022 các dự án liên doanh với Kido tại Việt Nam hay Del Monte tại Phillipines hứa hẹn sẽ đem lại nguồn thu mới cho VNM.
Chúng tôi giữ nguyên dự phóng về doanh thu thuần và thay đổi nhẹ lợi nhuận sau thuế cho năm 2021 và 2022. Đồng thời, duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VNM trong báo cáo gần đây nhất, mức giá mục tiêu 106.800 đồng/CP.
>>>>>Cổ phiếu ngành dầu khí và Câu chuyện giá Dầu 2022 lên làm gì?
*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!