Chứng khoán là kênh đầu tư hiệu quả mà nhiều cá nhân, doanh nghiệp hiện nay lựa chọn tham gia. Trước khi đào sâu vào các kiến thức về phân tích chứng khoán thì tìm hiểu các thông tin cơ bản là điều cần phải nắm vững. Trong bài viết hôm nay, Big Đầu Tư sẽ giới thiệu Dư mua nhiều hơn dư bán trong chứng khoán là gì ? Cùng theo dõi bài viết để biết cách Đặt lệnh mua bán cổ phiếu 2022 sao cho hiệu quả nhé !
TÓM TẮT BÀI VIẾT
Dư mua dư bán là gì?
Dư mua dư bán là gì? Dư mua dư bán là phần chào mua và chào bán của người mua và người bán. Bao gồm khối lượng và giá 1, 2, 3. Gía 1 là giá tốt nhất, 2 là giá tốt tiếp theo và 3 giá tốt cuối cùng. Khối lượng sẽ tương ứng với từng mức giá 1, 2, 3. Thực tế, có rất nhiều mức giá và khối lượng khác nhau nhưng vì diện tích màn hình máy tính có giới hạn, nên Nhà nước quy định lấy 3 mức giá tốt nhất để hiện thị, các mức giá đó sẽ bị ẩn sau bảng cho tới trần hoặc sàn.
Người bán cần tìm người mua, và người mua tìm mức giá tốt nhất và giá này là giá mua cao nhất, bán và thu nhiều lợi nhuận. Ngược lại đối với người mua, người mua luôn đi tìm người bán có giá rẻ nhất, có lợi nhất.
Cách sắp xếp các mức giá từ 1, 2, 3 xuất phát từ nguyên lý cạnh tranh thị trường hoàn hảo.
Để lệnh được khớp thành công, nhà đầu tư có thể thực hiện hai cách:
- Người bán bán xuống mức người mua đang chào mua được gọi là dư mua.
- Người mua mua trên mức người bán đang chào bán được gọi là dưa bán.
Số dư được hiển thị tại phần dư mua hay dư bán trên bảng điện có vai trò bị động, nghĩa là người bán bán xuống và người mua mua lên.
Nếu nhà đầu tư cho rằng một chút nữa giá xuống thì đặt lệnh vào dư mua và chờ người bán bán xuống, còn nếu bạn nghĩ giá sẽ lên thì đặt lệnh vào người bán tại dư bán.
Tại phần khớp lệnh giữa dư mua và dư bán là lần khớp lệnh thành công, đối với bảng giá đóng cửa thì đây sẽ là giao dịch cuối cùng của phiên hôm nay.
Các thông tin cơ bản hiển thị trong bảng chứng khoán điện tử
+ Thời gian giao dịch chứng khoán: Các sàn HNX, UPCOM, HOSE đều giao dịch từ thứ 2 – thứ 6 (không hoạt động vào những ngày lễ theo quy định) từ 9h – 11h30 và 13h – 14h45.
+ Mã CK: là mã cổ phiếu của một doanh nghiệp được niêm yết tại sàn giao dịch, mỗi doanh nghiệp chỉ có một mã.
+ Gía tham chiếu: là giá tham chiếu của phiên giao dịch hôm nay được xác định dựa trên giá đóng cửa của phiên giao dịch ngày hôm trước.
+ Gía trần/ Gía sàn: là mức giao dịch cao nhất hoặc thấp nhất được thực hiện trong ngày đối với từng mã CK có trên bảng điện. Trong trường hợp nhà đầu tư mua giá vượt khỏi khung giá từ giá sàn lên giá trần thì hệ thống sẽ báo lỗi.
+ Màu sắc hiển thị và ý nghĩa:
HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1
Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : /tcbs
Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán
Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366
Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z
- Màu vàng: là giá tham chiếu
- Màu xanh: là giá tăng hơn so với giá tham chiếu
- Màu đỏ: là giá thấp hơn so với giá tham chiếu
- Màu xanh da trời là giá sàn
+ Mệnh giá và bước giá cổ phiếu: mệnh giá giao dịch của cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ là 10.000 đồng/ đơn vị theo Luật chứng khoán Việt Nam.
+ Đặt lệnh mua, bán hay hủy lệnh: chỉ có giá trị trong ngày giao dịch, cuối ngày tất cả lệnh sẽ được hủy tự động.
+ Mở cửa, Cao nhất, Thấp nhất: là giá giao dịch đầu tiên trong ngày giá giao dịch cao nhất khớp thành công và giá giao dịch thấp nhất khớp thành công trong ngày.
+ KL mua, KL bán là tổng lệnh của bên bán và mua đã thực hiện và đưa vào thị trường gồm các lệnh đã khớp cũng như các lệnh đang treo.
+ Lệnh ATO, ATC là khớp lệnh tại mức giá đã xác định
- Lệnh ATO viết tắt của At The Openning là xác định mức giá đầu tiên trong phiên mở cửa, ATO khá giống lệnh thị trường chỉ khác ở phiên mở cửa.
- Lệnh ATC viết tắt của At The Closing là xác định mức giá cuối cùng của ngày trong phiên đóng cửa, lệnh ATC giống lệnh thị trường chỉ khác ở phiên đóng cửa.
- Lệnh ATO và lệnh ATC chỉ được ứng dụng trong phiên giao dịch định kỳ.
+ Phiên định kỳ: Đối với HNX có 2 phiên, phiên 1 được giao dịch liên tục từ 9h – 11h30 và 13h – 14h30, và phiên 2 (phiên giao dịch định kỳ) từ 14h30 -14h45. Đối với sàn HOSE thì có 3 phiên, phiên 2 được giao dịch liên tục từ 9h – 11h30 và 13h – 14h30, phiên 1 (phiên giao dịch định kỳ xác định mức giá mở cửa) từ 9h -9h15 và phiên 3 (phiên giao dịch định kỳ xác định mức giá đóng cửa) 14h30 -14h45.
Đặt lệnh mua bán cổ phiếu 2022 sao cho hiệu quả ?
Cách đọc bảng giá chứng khoán
Mã chứng khoán, bao gồm 3 ký tự cho cả cổ phiếu và chứng chỉ quỹ. Mã chứng khoán là mã giao dịch của các công ty cổ phần niêm yết hoặc chứng chỉ quỹ niêm yết. Các chứng chỉ quỹ niêm yết được xếp vào cuối bảng để dễ theo dõi.
Bảng giá chứng khoán thể hiện diễn biến giao dịch trên thị trường. Tình trạng giao dịch của tất cả mã cổ phiếu trong phiên bao gồm: Các bước giá, giá giao dịch gần nhất, tổng khối lượng giao dịch, giá cao nhất và thấp nhất trong phiên.
Giá tham chiếu là giá được dùng để tính giới hạn giá giao dịch trong ngày trên cơ sở biên độ dao động do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) quy định.
Giá tham chiếu là giá đóng cửa của phiên giao dịch ngày hôm trước của sàn HOSE và giá bình quân gia quyền ngày hôm trước đối với sàn HNX. Giá tham chiếu có thể được điều chỉnh với các trường hợp chia cổ tức, cổ phiếu thưởng…
Đối với các cổ phiếu, chứng chỉ quỹ mới lên sàn, giá tham chiếu là giá do tổ chức tư vấn niêm yết tính toán đưa ra một cách hợp lý và được sự chấp thuận của UBCK.
5 màu sắc tượng trưng cho bảng giá chứng khoán.
- Màu xanh lá cây: Thể hiện giá tăng so với tham chiếu.
- Màu tím: Thể hiện giá tăng trần. Giá trần là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hay bán.
- Màu vàng: Thể hiện giá bằng giá tham chiếu. Màu đỏ thể hiện giá giảm so với tham chiếu.
- Màu xanh dương thể hiện giá giảm sàn, mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hay bán.
Cách mua bán, giao dịch chứng khoán
Có 2 cách đặt lệnh mua bán chứng khoán phổ biến: Tự đặt lệnh thông qua phần mềm giao dịch và đặt lệnh thông qua môi giới.
Để có thể đặt lệnh, nhà đầu tư phải có tài khoản chứng khoán tại 1 công ty chứng khoán bất kỳ (tài khoản chứng khoán giống như tài khoản ngân hàng; tài khoản ngân hàng chỉ chứa tiền còn tài khoản chứng khoán chứa cả tiền và chứng khoán).
Sau khi có tài khoản chứng khoán, bạn có thể mua bán tất cả mã giao dịch trên sàn chứng khoán mà không phân biệt tài khoản được mở tại công ty nào.
Xem thêm:
Gồng lãi chứng khoán là gì ? Thoát Bẫy tâm lý giao dịch Trong Chứng Khoán – Gồng Lời không Gồng Lỗ
Lời kết
Những chia sẻ được Big Đầu Tư tổng hợp chi tiết trên đây hy vọng sẽ giúp các nhà đầu tư có thêm những kiến thức bổ ích khi lựa chọn đầu tư làm một kênh đầu tư mang lại thêm nguồn lợi cho mình.
Để hiểu thêm về thị trường chứng khoán cho người mới bắt đầu thông tin về Kinh nghiệm đầu tư sẽ giúp bạn những thông tin hữu ích quan trọng và cần thiết đem lại sự tự tin cũng như nền tảng kiến thức vững chắc để bạn bước chân vào lĩnh vực này. Chúc các bạn đầu tư thành công !
*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!