Kiến thức tài chính cá nhân là gì? 10 điều bạn cần biết để quản lý tài chính cá nhân

Kiến thức tài chính cá nhân là gì? 10 điều bạn cần biết để quản lý tài chính cá nhân

Dù bạn có sở hữu một khoản tiền nhỏ hay lớn, nếu không biết cách chi tiêu sao cho hiệu quả thì tình trạng thất thoát nhiều là điều hiển nhiên sẽ xảy ra. Vậy nên, bạn nên học cách quản lý tài chính cá nhân, khi đó bạn sẽ chủ động trong cuộc sống và có thể tạo thêm nhiều cơ hội cho bản thân.

Tuy nhiên, việc nắm vững kiến thức tài chính cá nhân là gì, quản lý tài chính như thế nào cho hiệu quả lại chính là vấn đề mà rất nhiều người gặp phải trong cuộc sống hiện nay.

Hơn 90% người Việt Nam không hiểu đầy đủ hoặc không có kiến thức về tài chính cá nhân. Có lẽ khi nhắc đến thì ai cũng ngại tìm hiểu và nghĩ rằng nó chỉ toàn những con số rắc rối.

Nhưng không…

Tài chính cá nhân đơn giản hơn những gì bạn nghĩ rất nhiều.

I. Kiến Thức Tài Chính Cá Nhân ?

1. Quản lý tài chính cá nhân là gì?

Ở cấp độ rất cơ bản, quản lý tài chính cá nhân chỉ đơn giản là hiểu được tình hình tài chính của bạn để tận dụng tối đa tài sản của bạn trong cuộc sống hàng ngày và trong việc lập kế hoạch cho tương lai của bạn.

Một cách dễ hiểu hơn, quản lý tài chính cá nhân đơn giản nghĩa là bạn nên xem những gì bạn chi tiêu và tiết kiệm phù hợp với tài chính hiện tại hay chưa. Biết cách quản lý tài chính cá nhân bạn sẽ biết cách sử dụng đồng tiền sao cho hiệu quả nhất. Nó vừa giúp bạn sống thoải mái lại tránh gặp phải những rủi ro không đáng có từ cuộc sống thường ngày.

☛ Bạn cũng nên tham khảo thêm: Lộ trình phát triển bản thân tốt nhất nên thực hiện 2022

2. Vì sao cần có những quy tắc quản lý tài chính cá nhân?

  • Có những quy tắc quản lý tài chính sẽ giúp bạn biết nên chi các loại phí nào và có thể tiết kiệm được bao nhiêu?
  • Quản lý chi tiêu và lập kế hoạch trước giúp bạn tận dụng tối đa thu nhập của bạn.
  • Trong bất cứ trường hợp nào, việc có sẵn một số tiền sẽ giúp bạn có thể chủ động hơn khi gặp các khó khăn bất ngờ như bệnh tật hay rủi ro nào đó.
  • Lập kế hoạch đầu tư để giúp vốn của bạn tăng lên theo thời gian.
  • Luôn an tâm trong cuộc sống vì đã có kế hoạch tài chính thận trọng.
  • Có hiểu biết về tài chính để đầu tư hoặc trang trải trong cuộc sống phù hợp.

III. 10 Điều Bạn Cần Biết Để Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Hiệu Quả

Chủ đề tài chính cá nhân nghe có vẻ đáng sợ, nhưng nó không cần phải phức tạp. Dưới đây là 10 điều cơ bản cần biết về tài chính cá nhân.

1. Lập ngân sách của bạn là điều nên làm

Nhiều người thường ngại tính toán dự định chi tiêu của họ, và nghĩ lập ngân sách thường có gì đó tiêu cực. Thực tế chắc chắn không phải vậy. Đó là một cách để kiểm soát tiền của bạn đi đâu và giúp đảm bảo rằng bạn đang đi trên con đường đạt được những mục tiêu quan trọng. Bạn có thể bắt đầu bằng cách theo dõi chi tiêu của mình trong ít nhất 30 ngày.

Một nguyên tắc cơ bản đề giàu có. Bạn nên chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được. Nghe đương nhiên phải không? 🙂 Nhưng không phải ai cũng làm được.

Vài hướng dẫn để lập danh sách các chi phí hàng tháng của bạn, bao gồm các nhu cầu cơ bản (ví dụ: tiền thuê nhà, điện nước, tạp hóa) và chi tiêu tùy ý (ví dụ: mua sắm, du lịch, Netflix). Tiếp theo, cộng thu nhập hàng tháng của bạn: số tiền bạn thực sự mang về nhà sau các khoản thuế và khấu trừ. Bạn nên luôn chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được.

Nếu bạn không sống trong khả năng của mình hoặc nếu bạn muốn có thêm tiền mặt để tiết kiệm, sự lựa chọn thường khá nhị nguyên (tức chọn một trong hai): cắt giảm chi phí hoặc tăng thu nhập của bạn. Xem qua ngân sách của bạn và tìm cách tiết kiệm: Bạn có thể chuyển đến ở với một người bạn cùng phòng không? Mua quần áo đã qua sử dụng (chợ đồ si)? Nấu ăn nhiều hơn thay vì đi ra ăn ngoài?

Và xem xét các lựa chọn của bạn để kiếm một cuộc sống tốt hơn: Bạn có thể yêu cầu tăng lương không? Tìm một công việc mới? Chịu khó OT (tăng ca) nhiều hơn? Khi bạn đã có một ngân sách hợp lý, hãy kiên trì thực hiện! Rất nhiều ứng dụng giúp bạn tính toán thu chi mỗi tháng.

2. Có một quỹ dự phòng cho những việc khẩn cấp

Bạn không thể đoán trước được khi nào xe máy của mình bị hỏng hóc hoặc khi nào bạn bị sốt ho bất ngờ phải đi khám bệnh. Nếu không có tiền tiết kiệm cho những gì cuộc đời quăng vào bạn, bạn có nguy cơ dính vào các khoản vay lãi suất cao hoặc vỡ nợ trên các hóa đơn của mình.

Tất cả chúng ta đều cần phải có một kế hoạch để làm thế nào vượt qua những sự biến đổi đột ngột của môi trường, rủi ro bất ngờ nào đến làm bạn mất đi nguồn thu nhập chính. Vì vậy, quy tắc quản lý tài chính cá nhân mà bất kì ai cũng cần đó là có một quỹ khẩn cấp cho những tình huống bất ngờ.

Thông thường người ta sẽ tiết kiệm từ ba đến sáu tháng chi phí sinh hoạt cơ bản. Tuỳ vào thu nhập mỗi người, khoản tiền đó sẽ đủ.

HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1

Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://bigdautu.com/tcbs

Đăng ký Mở Tài Khoản

Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán

Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366

Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z

Quỹ khẩn cấp này có thể tính bằng ít 3 tháng lương hiện tại của bạn, bạn cũng có thể dự trữ từ 3-6 tháng lương tùy vào mức thu nhập của bạn. Có nghĩa là nếu như mức thu nhập hằng tháng của bạn hiện tại ở mức 7-8 triệu. Thì bạn nên có một quỹ tiết kiệm dành cho những trường hợp khẩn cấp ít nhất khoảng 21-24 triệu. Số tiền trong quỹ khẩn cấp này bạn không nên dùng cho các trường hợp không cần thiết, chỉ để sử dụng cho các trường hợp bất khả kháng mà thôi .

3. Không chi tiêu nhiều hơn số tiền bạn nhận được

Có một quy tắc quản lý tài chính mà bạn có để áp dụng trong cuộc sống của mình đó chính là: Không mua những sản phẩm tiêu sản lớn hơn 10% tổng tài sản đang có. Ví dụ nếu bạn có thu nhập 10 triệu, bạn không nên mua 1 chiếc túi có giá hơn 1 triệu. Bởi vì các sản phẩm tiêu sản là những thứ không mang lại giá trị về lâu dài, mà chỉ có thể giảm đi theo thời gian. Vì vậy chúng ta chỉ nên dùng dưới 10% tổng tài sản đang có, bạn nên để chi phí đó dành chi tiêu cho tài sản có giá trị và mang lại lợi ích lâu dài như: nhà, xe,…

Nếu thu nhập bạn đang còn ở mức trung bình, bạn hãy cố gắng không chi tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được, để không phải lâm vào hoàn cảnh nợ nần. Chúng ta đừng cố gắng trở nên thật giàu có, mà hãy giàu có thật sự bạn nhé!

4. Thanh toán hóa đơn của bạn đúng hạn

Một phần tư người Mỹ trưởng thành gặp khó khăn khi thanh toán hóa đơn đến hạn. Tất nhiên, có nhiều lý do khiến mọi người gặp khó khăn. Nhưng nếu bạn đang lập ngân sách và có quỹ dự phòng như đã bàn ở trên. Có lẽ bạn sẽ không rơi vào kịch bản xấu để thanh toán đúng hạn.

Nếu hay quên, bạn có thể thiết lập lịch nhắc nhở hoặc thanh toán hóa đơn tự động thông qua ngân hàng hoặc các ví điện tử như Momo. Việc chậm thanh toán có thể dẫn đến phí trễ hạn.

Việc thanh toán trễ hạn cũng có thể ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn, điều này có thể ảnh hưởng đến việc bạn có thể đủ điều kiện cho các khoản vay, thẻ tín dụng hay vay tiền mua chung cư.

5. Đầu tư 15% thu nhập vào tài khoản lương hưu tiết kiệm

Khi bạn còn trẻ, việc nghỉ hưu có thể cảm thấy xa vời. Nhưng bắt đầu tích góp tiền càng sớm càng tốt có nghĩa là bạn sẽ có thêm nhiều năm để tiết kiệm. Tích luỹ từ từ số tiền tiết kiệm trong suốt cuộc đời của bạn hơn là chạy đua khi đã về già. Nhưng lý do quan trọng hơn chính là sức mạnh của lãi kép.

Vì bạn không chỉ kiếm được tiền lãi trên các khoản đóng góp mà còn từ lãi tích lũy, nên khoản tiết kiệm của bạn sẽ tăng lên theo thời gian.

Phương pháp tiết kiệm 15% thu nhập mỗi tháng hoặc mỗi năm để tiết kiệm cho quỹ lương hưu là phương pháp an toàn giúp bạn tránh được các rủi ro khi về già. Thậm chí còn giúp bạn có một cuộc sống tự do tài chính, có thể nghỉ hưu sớm bất kỳ lúc nào mà không phải lo lắng. Khi về già khoản tiền này sẽ giúp bạn tự do, không phải dựa vào bất kỳ ai, không cần chu cấp từ con cháu,…

Cũng áp dụng quy luật đầu tư như trên, số tiền đầu tư này là ổn định, lâu dài; ta cũng cần tự tạo áp lực cho mình để không rút tiền ra trước khi về hưu dù kẹt tiền đến đâu chăng nữa vì đây là khoản “để dành” cho tương lai.

6. Lấy 100 trừ số tuổi để xác định tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục đầu tư của bạn

Đây là một trong những gợi ý quản lý tài chính mà bạn có thể tham khảo. Nếu còn phân vân không biết nên bỏ ra bao nhiêu để đầu tư là hợp lý thì bạn có thể dùng phương pháp này. Ví dụ, năm bạn 30 tuổi, bạn có thể có phân bổ 70% số tiền trong danh mục đầu tư của mình vào đầu tư cổ phiếu phần còn lại thì vào trái phiếu hoặc gửi tiết kiệm.

Đầu tư cổ phiếu là phương pháp sinh lời khá cao, thích hợp cho những nhà đầu tư muốn kiếm lời nhanh tuy nhiên cũng có những rủi ro nhất định. Vì vậy, tuổi càng trẻ, bạn còn nhiều thời gian để học tập và tìm hiểu thì nên dành số tiền lớn để đầu tư sinh thêm lợi nhuận. Còn khi về già nên giảm khoản đầu tư xuống và dành tiền cho các khoản tiết kiệm sinh lời an toàn hơn.

7. Mua bảo hiểm cũng là một kiến thức tài chính cá nhân cơ bản không phải ai cũng biết

Khi nói đến bảo hiểm, đôi khi nên thông minh để chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Điều đó có nghĩa là hãy xem xét bảo hiểm y tế và bảo hiểm xe hơi và đảm bảo rằng bạn được bảo hiểm. Trên thực tế, mọi người điều khiển xe ô tô theo quy định của pháp luật phải mua bảo hiểm vật chất xe ô tô. Bạn cũng có thể muốn xem xét bảo hiểm cho người thuê nhà hoặc chủ nhà để bảo vệ nhà và đồ đạc của bạn.

Những người có người phụ thuộc (cha mẹ, con cái) cũng có thể xem xét bảo hiểm thương tật dài hạn và bảo hiểm nhân thọ có thời hạn. Nhiều người có thể mua bảo hiểm sức khỏe và tàn tật thông qua công ty họ làm việc. Nếu bạn không có lựa chọn đó, bạn có thể đến trực tiếp đại lý bảo hiểm, người môi giới hoặc công ty bảo hiểm.

8. Tận dụng thẻ tín dụng

a. Tận dụng điểm thẻ tín dụng

Việc mở và đóng quá nhiều thẻ liên tiếp có thể làm giảm điểm tín dụng của bạn.

Nếu bạn có điểm tín dụng đàng hoàng, có thể quan tâm các thẻ tín dụng khuyến mãi. Họ sẽ chiết khấu, giảm giá, hay hoàn một phần tiền cho bạn khi mua vé máy bay hoặc mua sắm ở siêu thị. Trong số các phần thưởng du lịch tốt nhất là những phần thưởng linh hoạt, nghĩa là chúng có thể được áp dụng cho nhiều hãng hàng không và khách sạn khác nhau.

Một vài cảnh báo: Hầu hết các ưu đãi đều yêu cầu bạn chi tiêu một số tiền tối thiểu trong vài tháng đầu tiên để nhận được tiền thưởng. Hãy lưu ý rằng việc mở và đóng quá nhiều thẻ liên tiếp có thể làm giảm điểm tín dụng của bạn.

b. Kiểm tra báo cáo tín dụng của bạn hàng năm

Bạn có thể yêu cầu báo cáo tín dụng hàng năm miễn phí từ ba cơ quan báo cáo tín dụng chính — Equifax, Experian và TransUnion — tại dailyCreditReport.com. Nếu bạn thấy bất kỳ lỗi hoặc dấu hiệu đánh cắp danh tính nào, bạn nên liên hệ với cơ quan báo cáo tín dụng hoặc nhà cung cấp tài khoản và gửi đơn khiếu nại chính thức nếu cần.

Ngoài ra có thể kiểm tra điểm tín dụng của mình miễn phí thông qua một văn phòng tín dụng lớn, trong nhiều trường hợp là trang web của nhà cung cấp thẻ tín dụng. Điểm tín dụng thường quan trọng rất nhiều khi bạn đăng ký các khoản vay, nhưng nếu điểm tín dụng ở mức thấp hơn, hầu như luôn có các bước bạn có thể thực hiện để cải thiện nó,
có thể bao gồm giảm số dư nợ của bạn hoặc thanh toán các hóa đơn đúng hạn một cách nhất quán hoặc tăng hạn mức tín dụng.

9. Gia tăng thu nhập bằng nhiều nguồn

Một nguồn thu nhập sẽ giúp bạn tồn tại. Nhưng để sống khỏe và tự do tài chính tốt nhất bạn nên có nguồn thu nhập thứ 2, thứ 3. Có rất nhiều người tự tin suy nghĩ rằng chỉ cần có một công việc với mức lương ổn định là có thể an tâm trong cuộc sống. Tuy nhiên, cuộc đời của mỗi chúng ta sẽ có những biến cố xảy đến bất ngờ không thể lường trước được. Vì vậy, nếu chỉ dựa vào một nguồn thu nhập sẽ đem đến rất nhiều rủi ro.

Bạn nên học cách kiếm thêm thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, làm nhiều công việc có nghĩa là bạn cần biết cách sắp xếp và cân bằng thời gian hợp lý. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phương pháp kiếm tiền lời nhanh mà không tốn nhiều thời gian. Bạn có thể học cách đầu tư để gia tăng thu nhập mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

10. Lựa chọn ngân hàng một cách khôn ngoan

Có rất nhiều tổ chức tài chính ngoài kia, và thật khó để lựa chọn. Điều quan trọng là phải tìm hiểu xung quanh để đảm bảo rằng bạn đang tìm thấy một sản phẩm thực sự phù hợp với nhu cầu tài chính của mình.

IV. Lời Khuyên Cho Các Bạn Muốn Có Quy Tắc Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Tốt 

Bài viết trên Bigdautu đã mang đến cho bạn những quy tắc quản lý tài chính cá nhân mà bạn có thể áp dụng trong cuộc sống của mình. Bên cạnh đó cũng có những lời khuyên để kiểm soát tài chính hiệu quả hơn:

  • Nên chọn một phương pháp phù hợp với bản thân nhất, sau đó lần lượt các phương pháp khác nếu bạn thấy hiệu quả
  • Luôn kỷ luật trong chi tiêu, muốn quản lý tài chính tốt bạn phải cố gắng thực hiện theo những mục tiêu và kế hoạch đã đề ra.
  • Luôn tìm hiểu thông tin đầy đủ và kỹ càng để đầu tư hợp lý
*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!
Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang  Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả! Liên Hệ Quảng Cáo Tại Đây

Xem thêm

22 Kinh Nghiệm Đầu Tư Chứng Khoán Đắt Giá Của Các Nhà Đầu Tư Giỏi

Tổng Hợp Kinh Nghiệm Đầu Tư Chứng Khoán Đắt Giá Của Các Nhà Đầu Tư Giỏi P.1

Những kinh nghiệm đầu tư chứng khoán mà Bigdautu sắp chia sẻ dưới đây được …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
0966192366