Thứ năm , 5 Tháng mười hai 2024

Nhận định cổ phiếu STB Sự trở lại của một huyền thoại tiềm năng tăng trưởng năm 2022

Bao giờ thì STB tái cơ cấu xong? Động lực tăng giá của cổ phiếu STB là gì? Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) đầu tiên được thành lập năm 1991 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ việc hợp nhất Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp cùng với 03 hợp tác xã tín dụng là tân Bình, Thành Công và Lữ Gia. Nhận định cổ phiếu STB Sự trở lại của một huyền thoại tiềm năng tăng trưởng năm 2022.

STB – cuộc chơi lớn

Làn sóng tăng giá của cổ phiếu dòng ngân hàng vừa qua, trong đó có Sacombank (HoSE: STB) mang lại không ít trái ngọt cho thế hệ nhà đầu tư mới, thường được gọi là F0. Song hẳn ít người chú ý đến một nhân vật mà lâu nay lại ít được nhắc tới. Đó là ông Trầm Bê. Có lẽ ông mới là người hạnh phúc hơn cả khi chứng kiến sự tăng trưởng phi mã về thị giá STB.

Cuộc thâu tóm Sacombank của nhóm nhà đầu tư liên quan đến ông Trầm Bê không thể đến đích nếu không có sự “hậu thuẫn” của bầu Kiên.
Kỳ 1: Người “hạnh phúc” khi cổ phiếu STB tăng giá

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank) đã bán phân nửa trong số hơn 75 triệu cổ phiếu STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đang nắm giữ và tiếp tục bán. Thực tế, đây là số cổ phiếu được dùng làm tài sản đảm bảo cho một số khoản vay và Eximbank đã giải chấp để người vay bán cổ phiếu trả nợ ngân hàng. Bên vay là nhóm nhà đầu tư liên quan đến ông Trầm Bê. Như vậy, Eximbank thu hồi được khoản nợ lớn, xử lý dứt điểm sở hữu chéo với Sacombank. Còn với bên vay, họ giải quyết được món nợ lâu năm.

Hết tiền mua cổ phiếu

Nhóm nhà đầu tư liên quan đến ông Trầm Bê, trong đó chủ yếu là ông Trầm Bê, là những người “hạnh phúc” hơn cả khi cổ phiếu của Sacombank tăng giá trong vòng 15 tháng qua. Cổ phiếu STB tăng trưởng trong trào lưu phát triển chung của thị trường chứng khoán và nhóm cổ phiếu ngân hàng. Sự tăng giá của STB không một mình một chợ.

Ông Trầm Bê đã chờ đợi quá lâu thời điểm này. Mười hai năm trước, khi mua cổ phiếu STB, hẳn ông không bao giờ tính được phải giữ cổ phiếu dài hơi đến thế.

Khi còn nhỏ, ông Trầm Bê không được học hành nhiều, có lẽ, tại gia đình ông nghèo. Bố mẹ ông có bốn người con, đặt tên là A, Bê, Xê, Đê. Ông là con thứ hai, nên có tên Trầm Bê.

Tuy nhiên, việc không được học hành đến nơi đến chốn không ảnh hưởng đến sự nhạy bén trong kinh doanh của ông.

Thường người ta thâu tóm một ngân hàng khi thị giá cổ phiếu của nó quá thấp, thấp hơn giá trị thực. Năm 2009, cổ phiếu ngân hàng rớt giá thê thảm và cổ phiếu STB cũng không là ngoại lệ. Đấy là lúc ông Trầm Bê bắt đầu mua vào STB. Đến giữa năm 2011, ông nhẩm tính ông và những người có liên quan đã có trong tay 23-24% cổ phần của Sacombank và ngừng mua.

Sự nhẩm tính của ông cao hơn thực tế. Vào thời điểm đó, nhóm nhà đầu tư liên quan đến ông sở hữu chưa đầy 20% cổ phần STB, vì Sacombank đã sử dụng nguồn vốn thặng dư mua 10% cổ phiếu quỹ, do đó, tỷ lệ của nhóm ông bị pha loãng. Và nhóm ông không mua tiếp vì hết… tiền. Phần lớn tiền mua cổ phiếu STB cho đến bấy giờ được nhóm nhà đầu tư này vay của Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank). Southern Bank mất thanh khoản, bị kiểm soát đặc biệt và buộc phải ngừng cung cấp tín dụng.

Tôi hẹn phỏng vấn ông Trầm Bê tầm ba tháng trước khi Southern Bank bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt. Ông tiếp tôi tại trụ sở của ngân hàng này ở quận 11, TP.HCM. Ban đầu, ông Nguyễn Văn Nhân, nguyên Tổng giám đốc Southern Bank cũng có mặt. Ông Trầm Bê hút thuốc liên tục, khói mù mịt, ông nghiện thuốc lá.

“Vì sao ông chọn cổ phiếu của Sacombank?” – tôi mào đầu. “Vì nó rẻ. Một, hai năm sau hết khủng hoảng, giá sẽ lên, tôi bán lại kiếm lời” – ông thủng thẳng trả lời, đi ngay vào vấn đề, không quanh co. Một số lần gặp sau này, kể cả khi đã tiếp quản Sacombank, ông cũng trả lời ngắn gọn, thẳng thắn những câu hỏi của tôi.

Khi ông Trầm Bê ngừng mua cổ phiếu STB, ai đã mua tiếp? Năm 2011-2012, đó là một số thể nhân và pháp nhân có liên quan đến Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu (Eximbank) và Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB).

Nhóm nhà đầu tư và ông Trầm Bê đã mua cổ phiếu STB theo kiểu cuốn chiếu. Họ thế chấp cổ phiếu STB đang có ở những ngân hàng khác như Eximbank, ACB, VietBank, KienLongBank để mua tiếp. Đến nay, trừ Eximbank còn nắm giữ vài chục triệu cổ phiếu STB dưới dạng tài sản đảm bảo, tất cả cổ phiếu của Sacombank thế chấp ở ngân hàng khác đã được xử lý, thu hồi nợ gốc và lãi.

Sau từng ấy năm sở hữu, cộng lãi tiền vay, giá thành cổ phiếu STB mà nhóm ông Trầm Bê giữ đã tăng gấp đôi so với giá gốc. Chưa kể, đầu năm 2012, khi mua lại cổ phiếu của những thành viên Hội đồng Quản trị Sacombank cũ, nhóm ông Trầm Bê đã trả một mức giá cao hơn giá thị trường khoảng ba chấm, tức 30.000 đồng/cổ phiếu.

Bây giờ, thị giá cổ phiếu STB dao động quanh 30.000 đồng, nhóm ông Trầm Bê đã có thể bán ra, thu hồi vốn để trả nợ ngân hàng.

Ngày đáng nhớ của Sacombank

Ngày 26/5/2012, Sacombank tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên, bầu những người đại diện mới vào Hội đồng Quản trị. Hôm đó, lần đầu tiên, ông Kiều Hữu Dũng xuất hiện. Ông mặc áo vest rất đẹp và cười rất tươi, cầm trong tay bài phát biểu được chuẩn bị dài hai trang giấy. Ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) được cho là người đã giới thiệu ông Dũng với ông Trầm Bê. Ông Kiên hôm ấy cũng có mặt. Ông Kiên nói với ông Dũng: “Ông vào đây đại diện cho số cổ phần của tôi”. Trong phần lớn thời gian đại hội, ông Dũng ngồi gần ông Trầm Bê. Ông hỏi ông Bê: “Anh ơi, ông Kiên có bao nhiêu phần trăm cổ phần ở đây?”. Ông Trầm Bê không nói gì, chỉ ra hiệu bằng cách khoanh ngón tay trỏ vào ngón tay cái thành vòng tròn, ý nói không phần trăm.

HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1

Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : /tcbs

Đăng ký Mở Tài Khoản

Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán

Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366

Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z

STB update MB

Luận điểm đầu tư

  • Việc tái cơ cấu khoản trái phiếu của VAMC để đủ điều kiện tiến hành đấu giá phần vốn đang được quản lý của VAMC sẽ giúp STB có được cơ sở gia tăng room tín dụng từ NHNN. Chúng tôi kỳ vọng mức tăng trưởng tín dụng của STB sẽ đạt trên mức 15% sau khi tiến hành tái cơ cấu.
  • Chất lượng tài sản được cải thiện đáng kể. Nỗ lực tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của STB trong 5 năm gần đây đã giúp ngân hàng này gia tăng đáng kể chất lượng tài sản cũng như giảm được đáng kể các khoản trái phiếu của VAMC, tạo tiền đề cho việc bán đầu giá phần vốn đang được quản lý bởi VAMC.
  • Trích lập dự phòng giảm mạnh khi tiến hành định giá lại giá trị tài sản đảm bảo là BĐS. Với tỷ lệ BĐS chiếm hơn 83.8% danh mục tài sản thế chấp tính đến cuối Q3/2021. Chúng tôi kỳ vọng việc giá BĐS có sự gia tăng trong thời gian gần đây sẽ giúp giá trị tài sản đảm bảo trên mỗi khoản vay được gia tăng, từ đó giúp giảm tỷ lệ dự phòng trên toàn danh mục vay.
  • Mảng cho vay bán lẻ và KHCN là động lực chính trong tăng trưởng tín dụng. Việc chuyển đổi cơ cấu tập trung nhiều hơn sang mảng bán lẻ giúp STB gia tăng được lãi vay cùng với đó là giảm được chi phí vốn nhờ CASA cải thiện và sự hỗ trợ của môi trường lãi suất thấp.
  • Thu nhập ngoài lãi được gia tăng mạnh nhờ tái ký với Daiichi Life. Chúng tôi ước tính mức phí trả trước trong thương vụ tái ký lần này dư kiến sẽ đạt 250 triệu USD, và sẽ được ghi nhận trong năm 2022.

Rủi ro đầu tư

  • Chi phí hoạt động hiện vẫn còn rất cao so với trung bình ngành, chúng tôi cho rằng ngân hàng sẽ chưa thể cải thiện đáng kể hoạt động của mình trong năm 2022 vì đang tập trung vào công tác tái cơ cấu.
  • Tỷ lệ CASA cần được cải thiện hơn nhằm giúp ngân hàng có được lợi thế về chi phí vốn khi mà áp lực gia tăng lãi suất trong năm 2022 là có thể xảy ra, ảnh hưởng tiêu cực đến bức tranh lợi nhuận của STB.

Đợt dịch Covid-19 lần 4 tác động đến thu nhập của STB nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng tài sản. Duy trì kỳ vọng việc xử lý tài sản tồn đọng sẽ hoàn tất vào năm 2023. Chúng tôi nâng giá mục tiêu lên 35.800 đồng/cp do kết quả kinh doanh 9T2021 tốt hơn kỳ vọng. Lặp lại khuyến nghị MUA.

Lợi nhuận trước thuế 9T2021 tăng trưởng 39,7% YoY. Trong đó, tăng trưởng thu nhập lãi thuần đến từ tăng CASA và giảm tiền gửi có kỳ hạn. Phí dịch vụ giảm mạnh trong Q3/21 do tác động của dịch Covid-19, khiến thu nhập ngoài lãi 9T2021 giảm nhẹ so với cùng kỳ. Chi phí dự phòng giảm 15,5% YoY do nợ xấu giảm so với cùng kỳ.

Chất lượng tài sản không bị suy giảm trong đợt dịch lần 4. Mặc dù có tới 67% dư nợ của STB ở miền Nam, nơi chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19 lần 4, tuy nhiên, chất lượng tài sản vẫn được giữ ở mức tốt:
• Tỷ lệ nợ xấu đến cuối Q3/21 ở mức tương đương so với Q2/21 với 1,56% và giảm 57 điểm cơ bản so với cùng kỳ.
• Nợ nhóm 2 (một chỉ báo sớm của nợ xấu) chỉ tăng thêm 915 tỷ đồng, tương đương 0,26% dư nợ. Tỷ lệ nợ nhóm 2 đến cuối Q3/21 ở mức 0,51%.
• Nợ tái cơ cấu do Covid-19 đến cuối Q3/21 còn lại không đáng kể.

Chúng tôi kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu của STB sẽ duy trì xu hướng giảm khi STB tiếp tục xử lý các khoản nợ xấu tồn đọng.

>>>>>Nhận định cổ phiếu MBB lợi nhuận quý IV tăng 73% Có nên mua cổ phiếu MBB 2022

STB – Liệu cô gái 30 tuổi sẽ xuất giá hay quay về bên cha ruột Đặng Văn Thành?

Các năm gần đây liên tục có những tin đồn về những ứng cử viên sáng giá sẽ là người đc SBV phê duyệt mua lại phần cổ phần STB mà SBV đang quản lý để nắm quyền điều hành Sacombank như Vingroup, THACO, hay gần nhất là Vạn Thịnh Phát. Mặc nhiên, tin đồn thì vẫn là tin đồn và đã có Thaco lên tiếng phủ nhận tin này. Vậy xác suất người sẽ đảm đương nhiệm kỳ sắp tới đây sẽ nghiêng về ai?

– VTP: nhắc đến tập đoàn này ko thể ko nhắc đến SCB, ngân hàng có TTS lớn nhất trong khối NHTMCP. Vậy liệu rằng VTP sẽ lại vung tiền để giành chiếc ghế quyền lực ở STB khi đã có một điểm tựa về tài chính khá lớn? —>Xác suất thấp

– Thaco: đã lên tiếng phủ nhận

– Vingroup: chính sự im hơi lặng tiếng của ông lớn này đã dấy lên những giả định rằng Vin muốn thâu tóm SacomBank để củng cố tiềm lực tài chính và phát triển hơn nữa trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, nhận định của riêng Tôi Vingroup đã quá mạnh về tài chính, họ có những kênh huy động vốn quốc tế với giá rẻ nhờ vào thương hiệu và uy tín sẵn có; họ có Người bạn thân Techcombank sẵn sàng hậu thuẫn; Đặc biệt với tên tuổi và thương hiệu của Vingroup thì việc huy động vốn trên TTCK hay đi vay nợ đều cực kỳ dễ dàng. Quay lại với Sacombank, nếu thâu tóm để có thêm kênh huy động vốn và phát triển ở mảng Tài chính Ngân hàng đối với Vin hiện tại khá hợp lý. —> Xác suất khá cao

– Chủ pic đề cử và hi vọng: TTC group. Tại sao không khi người cha ruột sinh ra đứa con tinh thần sau ngần ấy biến cố quay lại để tiếp tục sứ mệnh nuôi dưỡng & phát triển đứa Con tinh thần của mình. Mặc dù hiện tại việc TTC thâu tóm Sacombank ko đc đánh giá cao nhưng nó nằm ở kỳ vọng cổ đông Và cả chủ tịch đương nhiệm Sacombank Dương Công Minh cũng từng ngỏ ý. Trong khi đó, ông Dương Công Minh – Chủ tịch HĐQT đương nhiệm của Sacombank cho rằng thương hiệu của ngân hàng vẫn luôn gắn chặt với tên tuổi của ông Thành. Ông Minh nói: “Tôi vào điều hành Sacombank nhưng thương hiệu Sacombank vẫn luôn gắn chặt với tên tuổi ông Đặng Văn Thành và vẫn là Thành Sacombank, còn tôi chỉ là Minh Him Lam”.

“Với mong muốn giữ thương hiệu Thành Sacombank, chúng tôi kỳ vọng ông Thành và chị Huỳnh Bích Ngọc và con trai Đặng Hồng Anh sát cánh, tạo điều kiện tư vấn để phát triển Sacombank ngày càng tốt hơn, tiến tới xây dựng Sacombank là ngân hàng hạnh phúc”.

Một số căn cứ cảm tính từ những chia sẻ của ông Thành:
Ông Thành nói thêm: “Khi thấy thích hợp, tôi sẵn sàng tham gia thị trường ngân hàng. Vì tôi luôn quan niệm rằng, đã là doanh nhân, khi có điều kiện và có thể đóng góp được gì cho đất nước, cho xã hội thì sẵn sàng làm”.

Trước đó, ngày 20/6, tại sự kiện gặp gỡ báo chí tại TpHCM, khi được hỏi về việc trở lại lĩnh vực ngân hàng, ông Đặng Văn Thành nói rằng: “Máu làm ngân hàng vẫn còn, nhưng chắc thời điểm thích hợp sẽ quay lại, khi cơ hội đến”

>>>>>Nhận định cổ phiếu KDH Mục Tiêu 8X Triển vọng cổ phiếu KDH 2022

*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!
Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang  Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả! Liên Hệ Quảng Cáo Tại Đây

Xem thêm

Bạn cần phải biết cách thức đội lái thao túng giá cổ phiếu Wash Trade

Nếu bạn thấy đồ thị các cổ phiếu nằm như một đường thẳng trong một …

Chat Zalo
0966192366