Nhận định cổ phiếu MBB lợi nhuận quý IV tăng 73% Có nên mua cổ phiếu MBB 2022

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MBB) được thành lập từ năm 1994 với mục tiêu ban đầu là đáp ứng nhu cầu dịch vụ tài chính cho các Doanh nghiệp Quân đội. Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực huy động vốn, cấp tín dụng và các dịch vụ tài chính liên quan. Nhận định cổ phiếu MBB lợi nhuận quý IV tăng 73% Có nên mua cổ phiếu MBB 2022.

MBB – DUY TRÌ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CAO

(1) Tín dụng còn dư địa tăng trưởng tốt trong dài hạn: Cơ cấu nguồn vốn của MBB ở

mức hợp lý để cân bằng giữa mục tiêu tăng trưởng tín dụng và mục tiêu lợi nhuận.

(2) Lợi thế về chi phí vốn với tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) ở mức cao nhất ngành.

(3) Tiềm năng tăng trưởng đến từ các thỏa thuận hợp tác chiến lược và ngân hàng số.

(4) Hệ sinh thái sản phẩm tài chính toàn diện gồm các công ty con hoạt động hiệu quả.

(5) Kế hoạch tăng vốn mở rộng quy mô kinh doanh.

(6) Bắt đầu quá trình trích lập xử lý tài sản sớm. Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA đối với cơ hội đầu tư vào cổ phiếu MBB. Giá trị hợp lý của cổ phiếu MBB xác định dựa trên 2 phương pháp P/B và Residual Income là 36.923 đồng/cổ phiếu.

>>>>>Định giá cổ phiếu KBC 2022 Hành trình 1xx trong 2022 chuẩn bị bán gần 6 triệu cổ phiếu quỹ

Thông tin mã chứng khoán ngân hàng Quân đội:

  • Mã chứng khoán: MBB
  • Sàn niêm yết: Hose
  • Vốn điều lệ: 27,987,568,720,000 đồng
  • KL CP đang niêm yết: 2,798,756,872 cp
  • KL CP đang lưu hành: 2,798,756,872 cp

Ngân hàng MB bank phát hành trái phiếu với nhiều ưu điểm:

  • Lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng cùng kỳ 1 – 2%
  • Sản phẩm trái phiếu linh hoạt
  • Ngân hàng phát triển, tình hình kinh doanh ổn định
  • Đăn ký mua trái phiếu online
  • Thủ tục mua bán đơn giản

Tính đến hết quý 2 năm nay, ngân hàng đạt tổng tài sản hơn 523 nghìn tỷ đồng, tăng 5,65% so với cuối năm 2020. Trong đó cho vay khách hàng đạt dư nợ hơn 325 nghìn tỷ đồng, tăng 10,5% so với đầu năm. Cả chứng khoán đầu tư lẫn chứng khoán kinh doanh ở MB đều tăng mạnh, trong đó chứng khoán đầu tư tăng 10,3% với tổng dư nợ hơn 110 nghìn tỷ đồng còn chứng khoán kinh doanh tăng 40% lên hơn 4.200 tỷ.

Tại thời điểm 30/6/2021, MB có vốn chủ sở hữu hơn 55.900 tỷ đồng, tăng 11,8% so với đầu năm, trong đó lợi nhuận chưa phân phối là hơn 16.400 tỷ đồng, tăng 26,1% so với đầu kỳ.

HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1

Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://bigdautu.com/tcbs

Đăng ký Mở Tài Khoản

Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán

Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366

Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z

MBB đã bắt đầu quá trình trích lập dự phòng rủi ro từ rất sớm khi ghi nhận chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh trong H1.2020. Chúng tôi cho rằng chất lượng tài sản của MBB vẫn trong tầm kiểm soát và ngân hàng có thể hoàn thành quá trình xử lý nợ xấu sau dịch trong thời gian ngắn hơn trung bình ngành.

MBB có hệ số an toàn vốn CAR 2020 đạt 10,42% và thuộc nhóm có hệ số an toàn thuộc vùng tối ưu để cân bằng giữa mục tiêu tăng trưởng tín dụng và mục tiêu lợi nhuận. MBB đã được giao, room‟ tăng trưởng tín dụng 10,5% cho năm 2021.

Nợ xấu trong tầm kiểm soát: Tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 1,29%, tăng so với cuối năm 2020 do ngân hàng chưa thực hiện trích lập nhiều trong Q1. Nợ tái cơ cấu theo thông tư 03 còn khoảng hơn 2.000 tỷ đồng, chiếm dưới 1% tổng dư nợ tín dụng. Về điều kiện tái cơ cấu, MBB lựa chọn các khách hàng có khả năng hồi phục sau đại dịch và theo dõi sát dòng tiền của khách hàng để thu nợ ngay khi phát sinh. Trong đó, MBB đã thu được 95-97% dư nợ tái cơ cấu đến hạn và thực hiện trích lập toàn bộ cho phần nợ không thu được

Đặc biệt MB có kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ thêm gần 40%. Theo ngân hàng, việc tăng vốn điều lệ là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao năng lực tài chính, năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của MB.

>>>>>Nhận định cổ phiếu HSG bán lẻ VLXD & Nội thất cơ bản Dự đoàn giá cổ phiếu HSG 2022

MBB lợi nhuận quý IV tăng 73%, lãi trước thuế cả năm đạt gần 16.300 tỷ đồng

Kết quả kinh doanh quý IV của MB dự kiến tăng mạnh so với cùng kỳ nhờ NIM cải thiện mạnh. Điểm rơi tăng trưởng lợi nhuận năm 2022 sẽ bắt đầu từ quý II, ước tính lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2021-2022 đạt lần lượt 16.297 tỷ đồng và 22.443 tỷ đồng.

Theo báo cáo cập nhật Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB – Mã: MBB), Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo lợi nhuận trước thuế quý IV/2021 của MB có thể đạt 4.412 tỷ đồng, tăng 73% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế cả năm 2021 dự báo đạt 16.297 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ.

Trong năm 2022, các chuyên gia cho rằng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng có thể đạt 22.443 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ. Điểm rơi tăng trưởng lợi nhuận năm 2022 sẽ bắt đầu từ quý II.

Thu nhập lãi thuần cả năm dự báo tăng 20%; NIM có thể tăng nhẹ lên 5,53% (ước tính năm 2021 là 5,42%). Thu nhập từ dịch vụ dự báo tăng 33%. Trong đó, thu nhập từ thanh toán và thẻ được dẫn dắt bởi đầu tư vào trải nghiệm khách hàng cho cả nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân.

Thu nhập từ phân phối bảo hiểm sẽ duy trì vai trò dẫn dắt thu nhập dịch vụ, dựa trên tiềm năng tăng trưởng dồi dào của thị trường bảo hiểm và lượng khách hàng lớn từ hệ sinh thái quân đội, VDSC nhận định.

Nhóm phân tích không kỳ vọng tăng trưởng trong thu nhập từ đầu tư chứng khoán và thu hồi nợ đã xóa từ nền cao đột biến trong năm 2021.

Đối với chi phí hoạt động, chiến lược 2022 – 2026 của MB đặt mục tiêu đưa ngân hàng trở thành công ty công nghệ, bắt đầu tăng tốc số hóa từ năm 2021 cả về quy trình nội bộ lẫn giao diện khách hàng.

Song, chiến lược này lại đòi hỏi các khoản đầu tư và chi phí lớn hàng năm, kéo theo CIR có thể có ít cơ hội cải thiện trong tương lai gần. Tăng tốc các khoản đầu tư cho chuyển đổi số trong khi thu nhập từ đầu tư chứng khoán và thu hồi nợ đã xóa giảm, sẽ khiến hệ số CIR khó giảm từ mức 35% năm 2021, theo ước tính của công ty chứng khoán.

Ngoài ra, áp lực lên nợ nhóm 2 và nợ cơ cấu sẽ được giải tỏa theo tiến trình phục hồi của nền kinh tế. Tỷ lệ chi phí tín dụng của ngân hàng dự báo giảm về 1,64% tổng dư nợ, so với 2,48% vào năm 2021. Chi phí dự phòng, theo đó, sẽ giảm 21% và đóng góp chính vào tăng trưởng lợi nhuận trước thuế.

Chi phí huy động vốn dự kiến sẽ tăng nhẹ, với tác động của các giấy tờ có giá lãi suất thấp sẽ giảm dần và lãi suất liên ngân hàng tăng dần về cuối năm theo nhu cầu thanh khoản toàn hệ thống.

*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!
Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang  Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả! Liên Hệ Quảng Cáo Tại Đây

Xem thêm

Cơ Cấu Vốn Là Gì? Phân Tích Các Chỉ Tiêu Cơ Cấu Nguồn Vốn Cho Doanh Nghiệp

Cơ Cấu Vốn Là Gì? Phân Tích Các Chỉ Tiêu Cơ Cấu Nguồn Vốn Cho Doanh Nghiệp

Cơ cấu nguồn vốn được đánh giá là một trong những chỉ số tài chính …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
0966192366