Thứ năm , 5 Tháng mười hai 2024

Sàn upcom khác gì hose ? So Sánh Ưu nhược điểm của Upcom và Hose 2022

Tuy ở thị trường Việt Nam đang có rất nhiều loại hình đầu tư như Crypto, Forex, hàng hóa,… thì thị trường chứng khoán vẫn chưa bao giờ hạ nhiệt. Hơn nữa, chứng khoán là loại hình đầu tư được Việt Nam cấp phép hoạt động. Sàn upcom khác gì hose ? So Sánh Ưu nhược điểm của Upcom và Hose 2022

1. Sàn Upcom là gì?

HOSE hay Ho Chi Minh Stock Exchange, nó là tên viết gọi tắt của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. HOSE được chính thức thành lập vào 7/2000. Sàn HOSE là sàn giao dịch chứng khoán trực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Sàn HOSE ra đời với nhiệm vụ quản lý hệ thống giao dịch chứng khoán niêm yết tại Việt Nam.

Chứng khoán phải đăng ký lưu ký tại trung tâm lưu ký (VSD)

Sàn chứng khoán UPCoM thuộc trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), đây là nơi giao dịch chứng khoán của các doanh nghiệp chưa được niêm yết.  Đây được coi là sàn giao dịch “trung chuyển”, được thiết lập với mục đích khuyến khích các công ty chưa niêm yết tham gia vào thị trường chứng khoán.

Khi giao dịch trên sàn Upcom, tức nhà đầu tư có sự giao dịch tập trung và có sự quản lý, nên được sự bảo vệ của pháp luật. Khi giao dịch ở sàn Upcom cũng yêu cầu về thông báo thông tin nhất định như báo cáo tài chính ( BCTC ) hàng năm. Nhưng phải nói rằng độ minh bạch và tính công khai và chất lượng doanh nghiệp còn thua xa HNX, đặc biệt là HOSE.

Tuy nhiên, Upcom là bộ duyệt tốt, là bước đệm của cổ phiếu niêm yết trên sàn chính HOSE và HNX.

Sàn Upcom hiện tại có số lượng doanh nghiệp niêm yết trên đó lớn nhất (Chiếm 50% với hơn 800 mã, trong tổng số 3 sàn). Tính thanh khoản của nhiều cổ phiếu còn rất thấp, thậm chí là không có thanh khoản.

Nhưng vẫn có những mã cổ phiếu hàng khủng được niêm yết tại sàn Upcom. Trước đây có Tổng công ty hàng không Việt Nam mã HVN (Vietnam Airlines) niêm yết tại sàn Upcom, trước khi chuyển lên sàn HOSE vào ngày 07/05/2019.

CTCP Tài nguyên Masan (Masan Resources – MSR) và CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer – MCH): Hàng những công ty con thuộc hàng khủng của tập đoàn Masan.

Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Mã VGI): Đây là công ty phụ trách đầu tư của Viettel ra nước ngoài, như các mạng viến thông ở Campuchia, Lào, Haiti…

Cách thức giao dịch ở sàn UPCOM là gì?

Hiện nay, có 2 tiêu chí chính để các đăng ký giao dịch trên trên sàn chứng khoán Upcom:

  • Công ty đăng ký bắt buộc phải là công ty đại chúng và chắc chắn chưa được niêm yết tại HOSE và HNX.
  • Các loại chứng khoán phải đăng ký lưu ký tại tâm lưu ký (VSD).

Thời gian giao dịch sàn Upcom:

Trong ngày hành chính và giao dịch từ 9h00-11h30 và 13h00-15h00. Bằng hình thức khớp lệnh liên tục và thỏa thuận (như sàn HOSE và HNX)

Nguyên tắc khớp lệnh

Ưu tiên về giá: Bán thì giá thấp hơn được xếp trước, mua thì giá cao hơn được xếp trước.

Ưu tiên về thời gian: Nếu cùng giá, ai đặt lệnh trước thì ưu tiên trước.

Đơn vị giao dịch ở sàn Upcom:

Lô chẵn: 100 cổ phiếu và bội số của 100. Vd: 200, 1.500, 10.300.. Bạn sẽ thấy nó hiển thị ở bản điện tử nếu bạn đặt lệnh

Lô lẻ: 1-99 cổ phiếu, thường nếu NĐT bán lô lẻ thì bạn mới mua lô lẻ được. Lô lẻ không khớp được với lô chẵn. Nên lô lẻ thường không có tính thanh khoản. Chỉ nên đặt mua lô chẵn.

Bước giá: 100 đồng. Tức là đặt 15.600 thì được, đặt 15.650 đồng thì không được.

Khi giao dịch trên sàn Upcom đầu tư sẽ có sự quản lý, nên được sự bảo vệ của pháp luật và giao dịch ở sàn Upcom cũng yêu cầu về thông báo thông tin nhất định như báo cáo tài chính hàng năm. Nhưng cũng cần phải nói rằng độ minh bạch, tính công khai và chất lượng doanh nghiệp của Upcom còn thua xa HNX, đặc biệt là HOSE.

Giá tham chiếu sàn Upcom là gì?

Giá tham chiếu là giá bình quân gia quyền của giá giao dịch khớp lệnh liên tục của ngày giao dịch gần nhất trước đó.

HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1

Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : /tcbs

Đăng ký Mở Tài Khoản

Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán

Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366

Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z

Ví dụ: Mua 1000 cổ phiếu giá 10.0, 2000 cổ phiếu giá 10.2 và 5000 cổ phiếu giá 10.4 thì:

Giá tham chiếu = (1000 X 10 + 2000 X 10.2 + 5000 X 10.4)/ (1000 + 2000 + 5000) = 10.3

Sàn Upcom sẽ khác với sàn HOSE, hay HNX thì giá tham chiếu ngày hôm sau sẽ là giá đóng cửa của ngày giao dịch liền trước.

Biên độ dao động ở sàn Upcom

Đối với cổ phiếu: ± 15% so với giá tham chiếu

Cổ  phiếu trong ngày giao dịch đầu tiên: ± 40% so với giá tham chiếu.

Cũng ví dụ mã cổ phiếu FOX giá tham chiếu là 85K Nhà đầu tư sẽ đặt lệnh trong khoảng ±15% so với giá 85K Điều đó đồng nghĩa:

Giá trần = 85 + 15% X 85 = 97.75 Vì bước giá 100 đồng, nên giá trần sẽ làm tròn xuống là 97.7

Giá sàn = 85 – 15% X 85 = 72.25 Vì bước giá 100 đồng nên giá sàn sẽ làm tròn lên là 72.2

Thực tế, trên bảng giá sàn Upcom đã hiển thị sẵn giá trần và giá sàn bạn chỉ được đặt lệnh trong đoạn giá trần sàn này.

Lệnh giao dịch ở sàn Upcom

Đối với các sàn như HOSE và HNX, thì có nhiều lệnh để bạn có thể đặt như các lệnh thị trường (ATC, OTC, MP…). Nhưng ở sàn Upcom chỉ có 1 lệnh đặt duy nhất đó là lệnh LO

Lệnh LO có giá cố định:  tức bạn muốn mua giá cổ phiếu bao nhiêu thì đặt ra giá bấy nhiêu trong phạm vi giá sàn và giá trần.

Cổ phiếu niêm yết tại sàn Upcom có biên độ dao động giá +-15%, lớn nhất trong 3 sàn tại VN nên rủi ro cao và dễ đầu cơ hơn. Tuy nhiên, vì rủi ro cao nên giá cổ phiếu Upcom thường khá thấp. Số lô (lượng cổ phiếu quy định trong 1 lần giao dịch) đặt lệnh ở sàn này phải là bội của 100.

Sửa đổi lệnh ở sàn Upcom

Ở sàn Upcom, bạn chỉ được chỉ được phép sửa, đổi giá cổ phiếu, khối lượng mua bán khi lệnh ban đầu chưa khớp lệnh. Hoặc chỉ được sửa đổi hủy đối với phần cổ phiếu còn lại khi lệnh gốc chưa mua bán hết.

Đối với trường hợp sửa tăng khối lượng lên: Ưu tiên lệnh sau khi sửa, sẽ được nhập vào hệ thống

Đối với trường hợp sửa giảm khối lượng: Thì thứ tự ưu tiên khớp không thay đổi, như lệnh ban đầu.

>>>>>>Chuyển tiền vào tài khoản chứng khoán ngoài giờ sau bao lâu nhận được? 

Lợi ích & Hạn chế của sàn Upcom là gì?

Bất cứ sàn nào cũng có những ưu nhược điểm riêng đối với doanh nghiệp và cả nhà đầu tư, Sàn Upcom cũng không ngoại lệ:

Sàn Upcom sự giám sát và quản lý trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, nên sàn Upcom có tính minh bạch hơn so với sàn OTC. Tuy nhiên có tính minh bạch và tiêu chuẩn thấp hơn so với HOSE, và HNX.

Biên độ dao động lớn ± 15% (sàn HOSE: ± 7%; sàn HNX: ± 10%).

Vì giao động lớn, nên sàn Upcom thường được xem xét là nơi đầu cơ hơn là đầu tư. Vì tính tăng giảm của sàn Upcom lớn, một ngày có thể tăng giá gấp đôi so với HOSE và ngược lại.

Thực tế: Chỉ với 3 phiên giao dịch, với 3 cây nến xanh đã giúp có thể giúp bạn kiếm 40%! Đối với sàn HOSE, nếu 3 phiên giao dịch thì tối đa bạn chỉ lãi 22%!

  • Sàn Upcom có tính minh bạch và tiêu chuẩn thấp hơn so với HNX và HOSE.
  • Biên độ dao động lớn ± 15% (sàn HOSE: ± 7%; sàn HNX: ± 10%) do đó phù hợp với đầu cơ hơn.
  • Tính thanh khoản thấp.
  • Vì tính rủi ro cao hơn, nên có nhiều hạn chế, tuy nhiên cũng chính vì rủi ro cao hơn nên nhiều doanh nghiệp sẽ định giá ở mức giá thấp hơn.

Dù, sàn Upcom chiếm 50% số lượng cổ phiếu 3 sàn. Tuy nhiên tính thanh khoản của Sàn Upcom vẫn còn thấp, nhiều mã không có giao dịch. Nhưng vẫn ở Upcom bạn vẫn tìm được nhiều mã cổ phiếu lớn, giao dịch nhiều, phù hợp với nhà đầu tư cá nhân.

Vì tính rủi ro cao hơn, nên có nhiều hạn chế, tuy nhiên cũng chính vì rủi ro cao hơn nên nhiều doanh nghiệp sẽ định giá ở mức giá thấp hơn. Có thể nói là Upcom là nơi lẫn lộn giữa vàng và rác! Thực tế, nếu bạn có kiến thức đúng và một chút siêng năng, bạn hoàn toàn tìm kiếm được những “viên kim cương”, vì ở sàn Upcom thường ít được nhà đầu tư chú ý. “Mua khi người ta chán và bán khi người ta thèm” là khẩu quyết có thể sống tốt và kiếm được tiền ở sàn Upcom, tất nhiên hãy đánh giá toàn vẹn doanh nghiệp.

Và những cổ phiếu sau đây được xem là những thế hệ kế tiếp của những ông lớn: Vinamilk, Thế giới di động…

  • SDI: CTCP đầu tư và phát triển đô thị Sài Đồng (do tập đoàn VinGroup nắm giữ 94%, và đang quản lý các dự án như Vinhomes Riverside, Vinhomes Gardenia…)
  • MSR: CTCP tài nguyên Masan và MCH (là công ty con siêu khủng của tập đoàn Masan)
  • VGI: Tổng CTPT đầu tư quốc tế Viettel, phụ trách mảng đầu tư của Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel ra nước ngoài (như Lào, Campuchia, Haiti….)
  • FOX: CTCP viễn thông FPT, cung cấp mạng cáp quang FPT
  • QNS: Công ty đường Quảng Ngãi, sở hữu thương hiệu nổi tiếng Sữa Đậu Nành VinaSoy, Fami…
  • LTG: Công ty Cổ phần tập đoàn Lộc Trời, chuyên sản xuất và xuất khẩu lúa gạo và nông sản…
  • VGG: Tổng CTCP dệt may Việt Tiến, với thương hiệu quần áo Việt Tiến dành cho công sở.
  • BSR: CTCP lọc hóa dầu Bình Sơn, quản lý và vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất.

>>>>>Đầu tư 10 triệu vào chứng khoán Hiện nay nên đầu tư vào lĩnh vực nào 2022

*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!
Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang  Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả! Liên Hệ Quảng Cáo Tại Đây

Xem thêm

Bạn cần phải biết cách thức đội lái thao túng giá cổ phiếu Wash Trade

Nếu bạn thấy đồ thị các cổ phiếu nằm như một đường thẳng trong một …

Chat Zalo
0966192366