Thứ năm , 5 Tháng mười hai 2024
đầu tư tài chính là gì, timviec365.com

Tiềm năng cổ phiếu VRE 2022 Sóng Thần trỗi dậy Có nên đầu tư dài hạn cổ phiếu VRE không?

CTCP Vincom Retail (VRE) có tiền thân là Công ty TNHH Vincom Retail được thành lập vào năm 2012. VRE là công ty thành viên của Tập đoàn Vingroup (VIC), phát triển và vận hành hệ thống trung tâm thương mại mang thương hiệu Vincom của Tập đoàn. Tiềm năng cổ phiếu VRE 2022 Sóng Thần trỗi dậy Có nên đầu tư dài hạn cổ phiếu VRE không?

17/01/2022

VRE Chờ mua Hoạt động kinh doanh Q4/2021 khó khăn do tình hình dịch Covid-19 vẫn tương đối phức tạp. Tuy nhiên, triển vọng dài hạn khả quan nhờ độ phủ vaccine ở mức cao và kinh tế phục hồi hậu đại dịch. Tình hình tài chính lành mạnh với tỷ lệ nợ vay thấp và tiền mặt dồi dào.

10/12/2021
VRE
Chờ mua
Hoạt động kinh doanh gặp khó khăn trong kỳ do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 làm Công ty phải hỗ trợ người thuê. Dự kiến trong năm 2021, VRE có thể phải hỗ trợ 2,000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của biến chủng mới có thể làm chậm lại quá trình mở cửa nền kinh tế. Tuy nhiên, với tốc độ phủ vaccine cao và lợi thế dẫn đầu về thị phần cho thuê trung tâm thương mại, triển vọng phục hồi trung và dài hạn của Công ty vẫn tương đối tích cực.
01/11/2021
VRE
Chờ mua
Trong Q3/2021, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Công ty lần lượt đạt doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Công ty đạt 787 tỷ VND (giảm 55% YoY) và 24 tỷ VND (giảm 96% YoY) do phải hỗ trợ người thuê trong đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, triển vọng trung và dài hạn của VRE là tích cực do: (i) Các trung tâm thương mại của Công ty được mở cửa sau chuỗi ngày giãn cách xã hội gắt gao; (ii) Tiến độ tiêm vắc-xin ở Việt Nam ngày một được cải thiện; và (iii) Tình hình tài chính lành mạnh với tỷ lệ nợ vay thấp và lượng tiền mặt dồi dào đủ để hoạt động trong vòng 1 năm sắp tới trong điều kiện phong tỏa.
22/09/2021
VRE
Chờ mua
Tình hình kinh doanh của Công ty đang gặp khó khăn do các lệnh giãn cách xã hội kéo dài ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, với lợi thế dẫn đầu về thị phần cho thuê trung tâm thương mại ở Việt Nam, VRE sẽ phục hồi nhanh chóng sau đại dịch. Tình hình tài chính lành mạnh với tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu thấp 0.1x và tiền mặt dồi dào khoảng 3,000 tỷ VND tại ngày 30/6/2021. Nhà đầu tư nên quan sát diễn biến dịch bệnh để giải ngân đầu tư cổ phiếu.
10/08/2021
VRE
Chờ mua
Trong 6 tháng đầu năm 2021, Công ty có doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 3,737 tỷ VND (tăng 13% YoY) và 1,168 tỷ VND (tăng 40% YoY). Sự bùng phát của làn sóng thứ 4 dịch Covid-19 tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh làm cho Công ty phải tung ra các gói hỗ trợ khách thuê sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới doanh thu và lợi nhuận trong nửa cuối năm 2021. Nhà đầu tư nên quan sát tình hình dịch bệnh để giải ngân đầu tư cổ phiếu cho phù hợp.
07/06/2021
VRE
Mua
@31.8
Công ty đặt kế hoạch doanh thu thuần 9.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.500 tỷ đồng, lần lượt tăng 8% và 5% so với kết quả 2020, chúng tôi đánh giá đây là một kế hoạch thận trọng và kết quả thực tế có thể tốt hơn nếu tình hình COVID-2019 không có nhiều diễn biến nghiêm trọng dẫn đến cách ly xã hội thời gian dài như năm 2020. Tiếp đà hồi phục từ Quý 1, kết quả kinh doanh Q2/2021 dự kiến sẽ có mức tăng trưởng cao do cùng kỳ rất thấp năm 2020. Công ty có tình hình tài chính mạnh, thị phần hàng đầu, triển vọng dài hạn tốt, thích hợp nắm giữ dài hạn.
07/05/2021
VRE
Chờ mua
Doanh thu Q1/2021 đạt 2.226 tỷ đ, tăng 32% YoY (trong đó, hoạt động cho thuê BĐS tăng 18,2% YoY), LNST đạt 781 tỷ đ, tăng 58,7% YoY. Kết quả cho thấy sự hồi phục tích cực sau năm 2020 bị ảnh hưởng mạnh bởi COVID-19, quy mô gói hỗ trợ giá thuê cho khách hàng giảm mạnh giúp gia tăng doanh thu và biên lợi nhuận. Công ty có tình hình tài chính tốt, thị phần hàng đầu, triển vọng dài hạn lạc quan, tuy nhiên tại thời điểm hiện tại, cần lưu ý rủi ro dịch bênh bùng phát sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh.
04/02/2021
VRE
Chờ mua
VRE tiếp tục ghi nhận sự phục hồi trong hoạt động kinh doanh sau ảnh hưởng của Covid-19, doanh thu hợp nhất Q4/2020 tăng 16,8% YoY, trong đó hoạt động cho thuê BĐS đạt 786 tỷ giảm 16% YoY nhưng tiếp tục tăng so với quý trước; hoạt động chuyển nhượng BĐS đóng góp 1.645 tỷ doanh thu nhờ bàn giao 2 dự án BĐS shophouse lớn tại Mỹ Tho và Bạc Liêu. Lợi nhuận sau thuế Q4/2020 đạt 975 tỷ, tăng 10% YoY. Kết quả 2021 dự kiến hồi phục mạnh từ nền lợi nhuận thấp năm 2020, tình hình tài chính lành mạnh, vị thế doanh nghiệp lớn hàng đầu trong ngành có triển vọng phát triển lạc quan trong trung dài hạn.
03/11/2020
VRE
Chờ mua
Hoạt động kinh doanh phần nào cải thiện sau Covid-19. Doanh thu Q3/2020 đạt 1.760 tỷ đồng, giảm 20% cùng kỳ năm 2019; trong đó, doanh thu cho thuê BĐS giảm 10% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 572 tỷ giảm 20% so với cùng kỳ nhưng đã tăng 67% so với Q2/2020. Dự kiến kết quả Q4 sẽ có tăng trưởng do: (i) ảnh hưởng của dịch Covic-19 suy giảm, (ii) ghi nhận bàn giao các dự án shophouse tại Mỹ Tho và Bạc Liêu. Triển vọng dài hạn khả quan, công ty có vị thế hàng đầu trong ngành BĐS sàn bán lẻ dự kiến sẽ hồi phục mạnh từ năm 2021, tình hình tài chính ổn định.
21/08/2020
VRE
Mua
@26
Dự báo lợi nhuận sẽ khả quan hơn trong 6 tháng cuối năm nhờ: (i) ảnh hưởng của dịch Covic-19 không còn nghiêm trọng khi lượng khách tới TTTM hồi phục, thu hút khách thuê mới (trong 6 tháng đầu năm VRE đã phải tung gói hỗ trợ ~675 tỷ ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận ròng), (ii) ghi nhận bàn giao các dự án shophouse tại Mỹ Tho và Bạc Liêu và (iii) kỳ vọng từ lợi nhuận bất thường chuyển nhượng một trong số các TTTM của VRE tại TPHCM. Triển vọng tăng trưởng dài hạn khả quan, tình hình tài chính ổn định.
30/07/2020
VRE
Chờ mua
Kết quả kinh doanh Quý 2 bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 trong mức dự kiến và đã công bố của VRE: doanh thu đạt 3,316 tỷ đồng, giảm 22% và LNST đạt 835 tỷ đồng, giảm 33% so với cùng kỳ, công ty đã phải đóng cửa các TTTM trong từ 1-2 tháng và phát sinh chi phí hỗ trợ khoảng 675 tỷ cho các đối tác thuê TTTM trong 6T đầu năm. Dự kiến hoạt động kinh doanh có thể phục hồi từ Q3, tiềm năng tăng trưởng trung và dài hạn tích cực với vị thế hàng đầu trong ngành BĐS sàn bán lẻ, tình hình tài chính mạnh. Rủi ro ngắn hạn phụ thuộc vào khả năng lây lan Covid-19 trong “làn sóng thứ 2” tại Việt Nam, có thể phát sinh thêm chi phí và làm giảm tỷ lệ lấp đầy các sàn TTTM của công ty.
27/05/2020
VRE
Chờ mua
Doanh thu và lợi nhuận trong Quý 2 dự kiến sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19. Công ty vẫn đặt kế hoạch tăng trưởng doanh thu cả năm 7% và lợi nhuận sau thuế giảm 12,3% chú yếu sẽ giảm trong 6 tháng đầu năm, dự kiến hoạt động kinh doanh phục hồi mạnh từ Q3. Tiềm năng tăng trưởng trung và dài hạn lạc quan với vị thế công ty đầu ngành trong BĐS bán lẻ, tình hình tài chính mạnh.

HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1

Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : /tcbs

Đăng ký Mở Tài Khoản

Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán

Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366

Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z

10/03/2020

VRE Năm 2019 doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng khi nhiều TTTM mới đi vào hoạt động và tỷ lệ lấp đầy cao ~90%. Năm 2020 dự kiến tăng mạnh doanh thu 15% khi 3 megamall mới tại 3 đại dự án của Vinhomes bắt đầu hoạt động. Tiềm năng dài hạn khả quan hỗ trợ bởi kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Lưu ý: dịch Covid-19 có thể ảnh hưởng tiêu cực trong 6 tháng đầu năm do người tiêu dùng hạn chế đến TTTM.

VRE khủng long thức giấc, nắm quỹ đất khủng, giá cổ phiếu chưa tăng!

VRE hưởng lợi từ chu kỳ đi lên của cả 2 nhóm ngành BĐS và bán lẻ, cùng với đó là sự phát triển trong hạ tầng giao thông giúp đẩy mạnh sức hấp dẫn của BĐS vùng ven. VRE còn có dư địa tăng trưởng lớn so với các tập đoàn cho thuê bán lẻ khác ở Đông Nam Á nhờ vào triển vọng của nền kinh tế Việt Nam.

Với ưu thế nổi bật về quỹ đất, thương hiệu và hệ sinh thái từ công ty mẹ VinGroup, VRE đang là nhà đầu tư và phát triển BĐS cho thuê bán lẻ lớn nhất Việt Nam hiện nay.

VRE có khả năng tiếp cận đến quỹ đất của Vinhomes với hơn 168 triệu m2 ngay tại trung tâm Hà Nội và TP.HCM và các tỉnh thành lân cận, trong đó các TTTM Vincom nằm trong khu đô thị Vinhomes. Cùng sự hỗ trợ tài chính và chiến lược từ Vingroup, VRE có cơ sở để tiếp tục gia tăng quỹ đất ở các khu vực trung tâm.

Sự trợ giúp lớn đến từ quỹ đất và hệ sinh thái VinGroup giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh. VRE sở hữu lợi thế lớn đến từ hệ sinh thái công ty mẹ VIC, công ty có vốn hóa thị trường thuộc hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay và có chuỗi giá trị hoàn thiện. Ngoài ra, quỹ đất và cư dân VinHomes cung cấp lượng khách thuê, khách đến TTTM và quỹ đất cho VRE. Mỗi KĐT ước tính có khoảng 100.000 dân cư và chuỗi tiện ích bao phủ nhiều ngành nghề. Xung quanh những dự án lớn của VRE luôn song song có khu đô thị VinHomes , VinSchool, Vinmec.

Thêm vào đó, việc phát triển quỹ đất song song cùng với VinHomes, “quán quân” quỹ đất trên thị trường Việt Nam, VRE còn hưởng lợi từ việc có quyền mua mặt bằng rẻ hơn đối thủ ngoại, và các dự án bán lẻ với khách thuê trong cùng hệ sinh thái tập đoàn VinGroup.

Tính tới ngày 30/9/2021, Vincom Retail đang vận hành 80 TTTM với tổng diện tích sàn bán lẻ đạt 1,7 triệu m2 tại 43 tỉnh và thành phố trên toàn quốc. Trong quý 4, Vincom Retail sẽ tiến hành mở cửa các cửa hàng thiết yếu tại Vincom Mega Mall Smart City, tiếp tục giữ vững vị thế dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực phát triển, sở hữu và quản lý mặt bằng bán lẻ tại Việt Nam.

>>>>>Nhận định cổ phiếu PNJ Sự trở lại của nữ hoàng trang sức 2022 định giá cổ phiếu PNJ

VRE – Đợi chờ sự mở cửa mới

1.Luận điểm đầu tư:

– Lợi thế rất lớn từ hệ thống sinh thái Vingroup và các dự án lớn vừa triển khai như Vincom Mega Mall (VMM) Ocean Park (tháng 12/2020) hay sắp triển khai như VMM Smart City, Vincom Plaza (VCP) Mỹ Tho, Bạc Liêu (kỳ vọng nửa cuối năm 2021), VMM Grand Park (kỳ vọng 2022).

– Rào cản tương đối cao: (1) nguồn cung đất đai rất hạn chế ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, (2) rất ít các dự án khu đô thị lớn như các dự án của Vinhomes và (3) thương hiệu của Vingroup là nhà phát triển dự án chất lượng cao đã chứng minh trong 10 năm qua.

– Là Nhà phát triển và điều hành bất động sản bán lẻ lớn nhất và phát triển nhanh nhất tại Việt Nam, vượt xa các đối thủ khác. Sự mở rộng liên tục các thương hiệu quốc tế tại các trung tâm thương mại của VRE.

– Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch Covit-19 nhưng VRE sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ tài chính dành cho toàn bộ khách thuê mặt bằng chịu ảnh hưởng khi các TTTM dừng hoạt động và lưu lượng khách đến TTTM giảm. Trong nửa đầu năm 2021, VRE chia sẻ đã cung cấp một gói hỗ trợ tài chính với giá trị 424 tỷ đồng cho khách hàng thuê mặt bằng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh mục tiêu là đi cùng nhau trên chặng đường dài. Trong giai đoạn tiếp theo, Vincom Retail sẽ hỗ trợ khách thuê kích cầu mua sắm, một trong số đó là chương trình bán hàng đỏ….

Trong 11T21, các thương hiệu quốc tế lớn đã khai trương như Uniqlo (Vincom Phan Văn Trị), MUJI (Vincom Center Metropolis) cho thấy thị trường Việt Nam vẫn hấp dẫn các thương hiệu nổi tiếng.
Tính di động của Việt Nam đã dần hồi phục vào T11/21 Với việc vắc-xin được phổ biến rộng rãi, Việt Nam sẽ dần mở cửa hoàn toàn từ năm 2022 trong điều kiện sống chung với đại dịch, tôi cho rằng sẽ không giãn cách xã hội diện rộng trong tương lai. Theo dữ liệu bản đồ của Apple, xu hướng di chuyển tại Việt Nam đang dần phục hồi về mức trước Covid-19(13/1/2020), từ mức -70% vào T9/21 hồi phục về mức -12,1% vào 24/11/21. Xu hướng này cho thấy một dấu hiệu phục hồi tốt cho VRE trong 4Q21 và FY22. Chúng tôi kỳ vọng LNR sẽ tăng trưởng kép 44,4% trong giai đoạn 2022-23

– Kỳ vọng các biện pháp giãn cách xã hội sẽ giảm bớt vào tháng 9/2021. Ban lãnh đạo VRE vẫn mong muốn duy trì kế hoạch mở trung tâm thương mại mới của năm 2021, và 3 trung tâm thương mại dự kiến khai trương vào cuối năm nay đã đảm bảo tỷ lệ lấp đầy 60 -70%. Về triển vọng tương lai, thị trường sẽ tiếp tục chào đón hơn 300.000 m2 tại Hà Nội trong vòng 3 năm tới và 500.000 m2 tại TP. HCM trong 5 năm tới. Tỷ lệ lấp đầy, giá cho thuê cũng được dự báo sẽ dần hồi phục khi nền kinh tế hồi phục, thương mại bán lẻ tiếp tục tăng lên cùng với sức mua của người dân.

2. Áp dụng sáng kiến thân thiện môi trường để tối ưu hóa hoạt động

– Rào cản tương đối cao: (1) nguồn cung đất đai rất hạn chế ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, (2) rất ít các dự án khu đô thị lớn như các dự án của Vinhomes và (3) thương hiệu của Vingroup là nhà phát triển dự án chất lượng cao đã chứng minh trong 10 năm qua.

– Là Nhà phát triển và điều hành bất động sản bán lẻ lớn nhất và phát triển nhanh nhất tại Việt Nam, vượt xa các đối thủ khác. Sự mở rộng liên tục các thương hiệu quốc tế tại các trung tâm thương mại của VRE.

– Là Một trong số ít cổ phiếu tại VN30 được hưởng lợi từ thị trường bán lẻ hấp dẫn của Việt Nam, được hỗ trợ dài hạn bởi cơ cấu dân số vàng.

– “Phát triển bền vững” là nguyên tắc kinh doanh nền tảng của Vincom Retail. Hiện tại công ty đang tối ưu hóa hoạt động thông qua:

+ Sáng kiến tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường dùng năng lượng sạch, tái chế rác thải, giảm sử dụng hóa chất, …

+ Ứng dụng công nghệ để chuẩn hóa và tự động hóa quy trình, qua đó tối ưu hóa hoạt động.

– Những sáng kiến trong thời kỳ dịch bệnh được kỳ vọng sẽ tiếp tục kiện toàn nỗ lực kiểm soát chi phí và tối ưu hóa hoạt động của VRE, làm tiền đề cho sự tăng trưởng lợi nhuận cho những năm sau khi
dịch bệnh được kiểm soát và doanh thu được phục hồi và tăng trưởng

VRE duy trì kế hoạch mở rộng diện tích sàn mạnh mẽ đến năm 2026 VRE đã công bố và vẫn tập trung vào kế hoạch mở rộng tổng diện tích sàn lên 4,7 triệu m2 vào năm 2026, tập trung xung quanh các dự án TTTM Vincom Mega malls. Theo kế hoạch của VRE, họ sẽ vận hành 49 TTTM mới, bao gồm 27 TTTM Vincom Mega Mall, 19 TTTM Vincom Plaza, 2 TTTM Vincom Center và 1 TTTM Vincom+ để nâng tổng số TTTM đang hoạt động lên 129 TTTM vào 2026, với diện tích sàn gấp 2,8 lần so với Q3/21.

>>>>>Nhận định cổ phiếu PLX Khủng long bao giờ thức giấc hưởng lợi lớn trong 2022

4. Rủi ro đầu tư:

– Rủi ro lớn nhất tại thời điểm này là diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã và sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của VRE. Hiện tại, công ty tạm thời đóng cửa 47 trong số 80 trung tâm thương mại từ cuối tháng 5 để tuân theo chỉ đạo giãn cách xã hội đồng thời dự kiến chi tối đa 1.000 tỷ đồng trong 6 tháng cuối năm để hỗ trợ khách thuê trong 2021.

– Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch Covit-19 nhưng VRE sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ tài chính dành cho toàn bộ khách thuê mặt bằng chịu ảnh hưởng khi các TTTM dừng hoạt động và lưu lượng khách đến TTTM giảm. Trong nửa đầu năm 2021, VRE chia sẻ đã cung cấp một gói hỗ trợ tài chính với giá trị 424 tỷ đồng cho khách hàng thuê mặt bằng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh mục tiêu là đi cùng nhau trên chặng đường dài. Trong giai đoạn tiếp theo, Vincom Retail sẽ hỗ trợ khách thuê kích cầu mua sắm, một trong số đó là chương trình bán hàng đỏ….

– Rủi ro từ sự phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam: Mặc dù thương mại điện tử sẽ phải mất nhiều thời gian để có thể thay thế hoàn toàn được hoạt động bán lẻ truyền thống ở Việt Nam, bất kỳ sự thay đổi nhanh chóng nào trong hành vi mua hàng đều có thể ảnh hưởng đến lưu lượng khách hàng tới các TTTM nói chung, và VRE với vị thế là công ty lớn nhất trong ngành sẽ chịu rỏi ro lớn nhất. Tuy nhiên những đe dọa này có lẽ thấp hơn ở Việt Nam do thị trường bán lẻ đang trong giai đoạn đầu phát triển và mức độ thâm nhập của thương mại điện tử vẫn thấp, nhưng về lâu dài, chúng tôi đánh giá xu hướng bán lẻ ở Việt Nam sẽ đi theo xu hướng toàn cầu.

Tuy nhiên với việc tiêm vắc-xin hiện đã và đang được triển khai diện rộng như hiện nay khiến mọi thứ trở nên lạc quan hơn kỳ vọng hồi sinh từ tâm lý “Mua sắm trả thù” được quan sát ở Trung Quốc và châu Âu sau khi thị tường được mở cửa trở lại.

Bên cạnh đó, thị giá của VRE đã chiết khấu những thông tin không thuận lợi từ dịch bệnh cũng như các gói hỗ trợ khách thuê mới, dự phóng lợi nhuận đã được thận trọng điều chỉnh theo các ảnh hưởng của dịch đến các gói hỗ trợ khách thuê đến 2023.

Ngoài ra, doanh nghiệp được hưởng lợi từ dòng tiền dài hạn (50 năm cho 1 trung tâm thương mại), tăng trưởng ổn định qua các năm nên thời gian dịch dù có kéo dài đến đơn vị năm thì triển vọng dài hạn vẫn còn đó, đồng thời kỳ vọng với kế hoạch và thực tế mở mới các trung tâm thương mại như hiện tại sẽ giúp kết quả kinh doanh VRE bật mạnh sau khi tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát.

5. Phân tích cổ phiếu: Giá cổ phiếu hiện chiết khấu 37,2% so với ước tính RNAV, cao hơn đáng kể so với mức bình quân trong quá khứ là 23,4% (bình quân 2 năm). Hiện P/E dự phóng năm 2022 là 20,4 lần; thấp hơn một chút so với bình quân P/E dự phóng các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực là 21 lần( theo HSC). Dự phóng cho CAGR lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 21% đối với VRE giai đoạn 2020-2024.

*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!
Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang  Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả! Liên Hệ Quảng Cáo Tại Đây

Xem thêm

Bạn cần phải biết cách thức đội lái thao túng giá cổ phiếu Wash Trade

Nếu bạn thấy đồ thị các cổ phiếu nằm như một đường thẳng trong một …

Chat Zalo
0966192366