Thu nhập của bạn đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Nhưng các vấn đề về tiền bạc vẫn luôn là nỗi lo thường trực do chưa biết cách lập kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp. Kế hoạch tài chính có thể giúp bạn giải quyết món nợ tồn đọng, đảm bảo cho tương lai tài chính của bạn và thậm chí còn giúp bạn hạnh phúc và thư thái hơn. Tùy vào hoàn cảnh, một kế hoạch tài chính phù hợp có thể không đòi hỏi bạn phải bớt tiêu tiền. Thay vào đó, bạn chỉ cần ra những quyết định tài chính hiệu quả hơn. Bài viết sau đây là Top 5 Bí Kíp Lập kế hoạch tài chính cá nhân 2022. Hãy để Big Đầu Tư giúp bạn nhé !
TÓM TẮT BÀI VIẾT
Kế hoạch quản lý tài chính cá nhân là gì?
Kế hoạch quản lý tài chính cá nhân là kế hoạch sử dụng nguồn tiền của bản thân cho từng giai đoạn thời gian. Thông qua việc lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân bạn sẽ biết được đầy đủ các hoạt động: thu, chi, tiết kiệm và đầu tư của chính mình.
Thông thường, kế hoạch quản lý tài chính cá nhân sẽ được tạo theo bảng, có sử dụng các công thức tính toán để đảm bảo độ chính xác cũng như mang tính trực quan sinh động cho người sử dụng.
Lợi ích của việc lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân
Kế hoạch quản lý tài chính cá nhân được tạo ra nhằm giúp chính bản thân bạn quản lý tài chính hiệu quả. Cụ thể:
- Đảm bảo tài chính cho bản thân và gia đình.
- Chủ động nguồn tài chính cho những trường hợp khẩn cấp.
- Giảm bớt gánh nặng và áp lực tài chính trong cuộc sống hàng ngày.
- Nhanh chóng đạt được những mục tiêu tài chính, mục tiêu tiết kiệm của bản thân.
Bí kíp lập kế hoạch tài chính cá nhân 2022 hiệu quả
Việc lập kế hoạch quản lý tài chính không phải là điều đơn giản với bất cứ ai. Đặc biệt với những người chưa hình dung được sơ đồ quản lý tài chính hiệu quả, các bước để đạt đến mục tiêu làm chủ tài chính. Với những người đang loay hoay từ con số 0, các khoản nợ, thiếu kinh nghiệm quản lý chi tiêu… thì việc lập kế hoạch quản lý tiền sẽ không hề dễ dàng.
Để dễ hình dung, các bước cơ bản sau đây sẽ là nền tảng để lên kế hoạch quản lý tài chính hiệu quả cho mỗi cá nhân. Từ đó hoàn thiện kế hoạch quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.
Bước 1: Đánh giá tình hình tài chính hiện tại
Đầu tiên, bạn cần đánh giá tình trạng thu nhập, các nguồn thu ngoài… tính theo một khoảng thời gian nhất định, thường sẽ tính trong một tháng. Xác định được tổng thu nhập định kỳ sẽ giúp bạn quản lý chi tiêu và phân bố tiền hiệu quả.
Bước 2: Xác định các khoản cần chi tiêu
Mỗi người sẽ có các khoản cần chi tiêu khác nhau, từ nguồn thu nhập tổng. Do vậy, bạn cần xác định được nhu cầu cần thiết, không cần thiết… Phân loại các nhóm tiền cụ thể để có bảng kế hoạch tài chính chi tiết. Thông thường, mỗi người sẽ chia các khoản chi tiêu thành 3 nhóm chính. Trong đó:
HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1
Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : /tcbs
Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán
Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366
Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z
- Khoản chi tiêu cố định hàng tháng – nhóm 1: Tiền nhà, tiền ăn, tiền xăng xe đi lại, hóa đơn điện nước, tiền điện thoại cho công việc, tiền cho con cái hoặc bố mẹ…
- Khoản chi tiền để tiết kiệm và đầu tư – Nhóm 2: Đâu là khoản dự phòng cần thiết cho mỗi người. Mỗi người cần dự phòng một khoản tiết kiệm đủ để sống khi mất việc 3 tháng. Khoản tiết kiệm có thể sử dụng để thanh toán các khoản nợ – bởi các khoản nợ sẽ phát sinh lãi, cần được thanh toán để bạn có thể tự do tài chính. Sử dụng tiền để đầu tư nâng cao kỹ năng, cải thiện thu nhập hoặc lựa chọn kênh đầu tư để tạo nguồn thu nhập thụ động.
- Khoản chi tiêu tự do – nhóm 3: Đây là yêu cầu cần thiết cho cuộc sống hiện đại. Mỗi người đều có những mối quan hệ người thân, bạn bè, cần được giải trí. Đây là khoản chi tiêu cuối cùng nên xem xét đến khi đã phân chia tiền cho 2 khoản cố định và tiết kiệm/ đầu tư.
Bước 3: Tính toán và phân bổ chi phí cho các khoản
Dựa trên thu nhập hiện tại, bạn cần phân bổ tiền cho các khoản chi tiêu. Lưu ý, cần lên kế hoạch quản lý chi tiêu chi tiết, với các đầu việc cần sử dụng đến tiền. Không nên tính hoặc ước lượng chung sẽ không chính xác.
Tính toán khoản chi tiêu thiết yếu, dựa trên tình trạng thực tế hiện đại. Khoản chi tiêu tiết kiệm đầu tư nên ở mức 15 – 20% tổng thu nhập là phù hợp. Với khoản chi tiêu tự do, bạn có thể ở mức 20 – 30%, tùy theo các mối quan hệ, thói quen sinh hoạt, nhu cầu giải trí của mỗi người.
Bước 4: Tính toán chênh lệch chi tiêu và dự chi
Sau khi đã phân bổ tiền vào các nhóm theo tình trạng thực tế, cần tính toán lại khoản dự chi và thực tế. Xác định chênh lệch để cân đối lại tiền cho từng nhóm, từng khoản chi tiêu. Lúc này, bạn cần xem xét các mục không thực sự cần thiết, cắt giảm các khoản chi không giúp bạn đạt được mục tiêu quản lý tài chính.
Đặc biệt các khoản chi tiêu tùy ý, linh hoạt cần được hạn chế, để đạt được mục tiêu tài chính quan trọng. Với các khoản chi tiêu cần thiết có thể lựa chọn giải pháp thay thế để đảm bảo mức sống và tiết kiệm tiền hiệu quả. Bạn có thể cắt 5% cho các khoản không thực sự cần ở nhóm một để cân đối chi tiêu.
Bước 5: Tiết kiệm và đầu tư
Khoản tiền tiết kiệm nên giữ ở mức tối ưu 20%. Tuy nhiên, với những người có thu nhập cao hơn, bạn có thể tăng khoản tiền tiêu cho nhóm 2 lên 30% để tích lũy và đầu tư sinh lời. Đây là khoản dự phòng cần thiết cho mỗi người để đạt mục tiêu tài chính trong tương lai. Khoản dự phòng rủi ro khi thất nghiệp, dịch bệnh hay lạm phát.
Tiền không nên chỉ tiết kiệm trong ngân hàng, cần mang tiền đi đầu tư. Xác định tỷ lệ phù hợp để đầu tư sinh lời, với tỷ lệ khoảng 5 – 10% khoản dự phòng.
Bước 6: Tuân thủ nguyên tắc và linh hoạt thay đổi phù hợp
Bạn có thể lên kế hoạch với bản chi tiêu chi tiết, các đầu mục cần chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư sinh lời… tuy nhiên, cần tuân thủ nguyên tắc, không nên vội vàng trong việc tích lũy hay đạt được mục tiêu. Học cách kiểm soát chi tiêu tài chính, loại bỏ các ham muốn và nhu cầu không cần thiết khỏi danh sách. Không để bị kiểm soát bởi cám dỗ mua hàng, thẻ tín dụng… phá vỡ kế hoạch quản lý tài chính cá nhân của bạn.
Việc lập kế hoạch quản lý tài chính có thể điều chỉnh theo thời gian, linh hoạt cho từng đối tượng. Nhưng nhìn chung, bất cứ ai cũng có thể bắt đầu lên kế hoạch quản lý tài chính cá nhân với 5 bước cơ bản trên.
Những điều cần lưu ý khi lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân
Để việc lập kế hoạch tài chính cá nhân đảm bảo thành công thì bạn hãy tham khảo những lưu ý sau đây:
- Đừng lập kế hoạch quản lý tài chính quá xa rời so với thực tế của bạn.
- Chủ động theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch quản lý tài chính để nhanh chóng có những điều chỉnh phù hợp.
- Sử dụng thêm những công cụ hỗ trợ để kế hoạch quản lý tài chính có độ trực quan, chính xác cao như công cụ tính toán, ứng dụng điện thoại…
Xem thêm: Giới Thiệu Blog tài chính Big Đầu tư Nơi chia sẻ về đầu tư, Tự do tài chính
Lời kết
Lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân là việc cần làm của mỗi người nếu muốn tiết kiệm tiền thành công. Thông qua việc lập và thực hiện sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả phục vụ cuộc sống của bạn tốt hơn.
Để hiểu thêm về thị trường chứng khoán cho người mới bắt đầu Thông tin Chứng khoán sẽ giúp bạn những thông tin hữu ích quan trọng và cần thiết về thị trường chứng khoán.
Lựa chọn đầu tư là ở mỗi người, nhưng lựa chọn đúng sẽ quyết định rất lớn đến thành công trong tương lai. Chúc các bạn thành công !
*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!