Lợi thế cạnh tranh bền vững là gì? Cách Xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Bất cứ một doanh nghiệp khi kinh doanh đều mong muốn tối đa hóa lợi doanh thu và lợi nhuận. Để duy trì được điều này, lợi thế cạnh tranh sẽ đóng vai trò rất quan trọng. Đây là điểm giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt so với các đối thủ trên thị trường. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ được ưu thế của doanh nghiệp mình ? Vậy lợi thế cạnh tranh bền vững là gì ? Cách xác định lợi thế cho doanh nghiệp hiện nay như thế nào là đúng ? Tất cả sẽ có trong bài viết sau của Big Đầu Tư, hãy cùng theo dõi nhé !

Lợi thế cạnh tranh (Competitive advantage) là một trong những thuật ngữ chính của quản trị chiến lược. Ngày nay, một doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh tốt phải nắm rõ được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình.

“Nếu bạn không có lợi thế cạnh tranh, đừng cạnh tranh ” – Jack Welch, Cựu CEO của General Electric

Để tăng trưởng doanh thu và giá trị lâu dài, điều tối quan trọng là tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững.

Nếu một công ty không có bất kỳ lợi thế nào, thì khó có thể nhân rộng và tăng trưởng dài hạn. Và sẽ bị đối thủ nhai ngấu nghiến trên đấu trường cạnh tranh.

Một số công ty đã từng rất thành công, nhưng cuối cùng chết vì họ không tìm ra được: Đâu là lợi thế cạnh tranh bền vững của mình?

Mặc dù có rất nhiều việc phải làm trong ngắn hạn, các nhà lãnh đạo cũng nên để mắt tới việc tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững lâu dài.

Vậy lợi thế cạnh tranh là gì ?

Là những thứ mà doanh nghiệp đang có lợi thế hơn so với đối thủ. Lợi thế này có thể có được bằng việc tạo ra 1 giá trị lớn hơn, tốt hơn cho khách hàng; hoặc sản xuất và quảng cáo sản phẩm với một mức giá thấp hơn, trong khi vẫn giữ được lợi ích tương đương cho khách hàng.

Đây là 1 phần trong khái niệm được đưa ra bởi Giáo sư Michael Porter của ĐH Harvard và được dạy trong chương trình CFA (Chartered Financial Analysts).

Với triết lý đầu tư giá trị của Warren Buffett, ông định nghĩa lợi thế ngắn gọn hơn…

“…là năng lực của doanh nghiệp có thể duy trì, củng cố lợi thế để bảo vệ khả năng sinh lợi dài hạn và thị phần của mình trước những đối thủ cạnh tranh.”

Doanh nghiệp thành công luôn làm sản sinh ra những đối thủ cạnh tranh muốn giành lấy lợi nhuận và “miếng bánh béo bở” trong thị phần của mình.

Điều này xảy ra ở bất kỳ một ngành nghề nào.

Khi có 1 (hoặc 1 vài) doanh nghiệp chiếm lĩnh thị phần ở 1 lĩnh vực nào đó, họ sẽ giành được một mức tỷ suất lợi nhuận cao khi đang có ít sự cạnh tranh.

Và như 1 điều hiển nhiên, sẽ hấp dẫn những đối thủ cạnh tranh khác gia nhập thị trường. Những đối thủ mới sẽ là nguy cơ làm giảm biên lợi nhuận và thị phần của doanh nghiệp theo thời gian.

Xem ngay: Nhóm các mã cổ phiếu ngành xăng dầu Công Ty Tốt Tăng Trưởng Cuối năm 2021

Có những loại lợi thế cạnh tranh nào thường gặp trong kinh doanh

Sau khi hiểu lợi thế cạnh tranh là gì bạn nên biết phân loại để có sự lựa chọn phù hợp. Các lợi thế cạnh tranh được phân thành hai loại cơ bản. Cụ thể là lợi thế chi phí thấp (cost advantage) và lợi thế khác biệt hóa (differentiation advantage). Ngoài ra, có một loại chiến lược khác được cụ thể hoá cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đó được gọi là lợi thế tập trung vào mục tiêu.

HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1

Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://bigdautu.com/tcbs

Đăng ký Mở Tài Khoản

Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán

Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366

Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z

1. Lợi thế về chi phí

Lợi thế chi phí thấp (cost advantage) đạt được khi doanh nghiệp cung ứng những giá trị giống với đối thủ cạnh tranh với chi phí thấp hơn. Chi phí thấp hơn không phải sẽ khiến cho hàng hoá giảm đi giá trị, không thu hút khách hàng. Mặt khác doanh thu và lợi nhuận có thể sẽ cao hơn rất nhiều. Lý do bởi doanh nghiệp vẫn thu được lãi ở mức hợp lý trên mỗi sản phẩm bán ra.

Để có được lợi thế này, các doanh nghiệp phải tối thiểu hoá được chi phí. Ví dụ như tìm được nguồn cung cấp chất lượng, giá rẻ; thuê lao động lấy chất lượng hơn là số lượng… Thậm chí bất cứ khâu nào trong quy trình có thể tự làm, không cần thuê ngoài là lợi thế lớn. Tóm lại, chuyển đổi và giảm lợi ích chi phí của doanh nghiệp sẽ gia tăng giá trị phía khách hàng.

2. Thương hiệu

Sự yêu thích, trung thành, thậm chí là cuồng nhiệt của người tiêu dùng đối với một nhãn hàng/thương hiệu là điều công ty nào cũng muốn sở hữu, nhất là đối với các sản phẩm thuộc ngành hàng tiêu dùng.

Bạn khát nước, tâm trí bạn có đã nhanh chóng “nhớ” về lon Cocacola mát lạnh, cảm nhận khoái cảm khi thứ nước đen huyền bí đó chảy qua cổ họng?

Khi khách hàng không chỉ đơn giản là cần để đáp ứng nhu cầu, mà họ “khao khát sở hữu” sản phẩm của doanh nghiệp, đó thực sự tài sản vô giá. Vậy nên câu nói “Nâng niu bàn chân Việt” không đơn giản chỉ là một slogan thông thường, mà còn là tài sản của doanh nghiệp. Giống như Apple, Google…

3. Lợi thế về sự khác biệt

Lợi thế khác biệt hóa (differentiation advantage) đạt được là khi doanh nghiệp cung ứng những giá trị vượt trội hơn của đối thủ cạnh tranh. Khác biệt ở đây là “một cái gì đó độc đáo, được khách hàng đánh giá cao hơn việc đưa ra một mức giá thấp” (Porter, 1985).

Việc tạo ra được sự khác biệt hoá (trên cơ sở đảm bảo chất lượng) sẽ khiến khách hàng sẵn sàng chi trả nhiều hơn để có được sản phẩm dịch vụ. Không phải ai cũng thích những thứ phổ biến, đại trà. Tâm lý người mua luôn muốn có những sản phẩm dịch vụ vừa tốt, vừa có dấu ấn riêng.
Để thực tế hoá sự khác biệt trong sản phẩm của mình, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng. Phải đầu tư vào phát triển nguồn lực, có tư duy độc đáo, có khả năng đưa ra những ý tưởng sáng tạo và hợp lý. Đây cũng chính là lợi thế cạnh tranh bền vững doanh nghiệp nào cũng muốn hướng tới.

4. Lợi thế tập trung vào mục tiêu

Các lợi thế lấy mục tiêu làm trung tâm thường đạt được thông qua các chiến lược tập trung. Chiến lược tập trung là chiến lược cạnh tranh được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của một nhóm khách hàng hoặc một số phân khúc thị trường. Điều này thay cho việc cố gắng hướng đến tất cả các phân khúc, tầng lớp khách hàng. Như đã nói bên trên, lợi thế chiến lược này chủ yếu được các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) sử dụng. SME thường không có đủ nguồn lực hoặc nguồn lực không đủ mạnh để thực hiện trên quy mô rộng.

Doanh nghiệp thực hiện chiến lược chi phí thấp hoặc khác biệt hóa sản phẩm trong với nhóm khách hàng nhất định. Mục đích để nhằm đạt được lợi thế kinh doanh chủ yếu dựa trên nhu cầu thiết yếu của một nhóm khách hàng điển hình.

Các yếu tố quyết định lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp

Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế hiện nay, để phát triển được lợi thế bền vững, doanh nghiệp có thể tập trung vào một số yếu tố chủ đạo như sau:

  • Lòng trung thành của khách hàng đạt được khi khách hàng cam kết mua hàng hóa và dịch vụ từ một nhà bán lẻ cụ thể. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc xây dựng thương hiệu bán lẻ, định vị, và các chương trình khách hàng thân thiết.
  • Địa điểm là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn cửa hàng của người tiêu dùng. Cà phê Starbucks là một ví dụ. Họ “chiếm đóng” một khu vực đắc địa của một thành phố trong một thời điểm và sau đó mở rộng ra trong vùng. Họ mở các cửa hàng gần với nhau và dùng mặt tiền cửa hàng để quảng cáo cho doanh nghiệp; họ thực hiện rất ít quảng cáo trên truyền thông do vị trí chiến lược đã đủ tạo dựng thương hiệu và tự quảng cáo.
  • Hệ thống thông tin và phân phối: Walmart đã bỏ qua phần này của chiến lược bán lẻ. Các nhà bán lẻ cố gắng có những cách hiệu quả và năng suất nhất để có được sản phẩm với giá rẻ và bán chúng với giá cả hợp lý.
  • Hoạt động phân phối vô cùng tốn kém và mất thời gian.
  • Hàng hóa độc: Các nhãn hiệu riêng là sản phẩm được phát triển và tiếp thị bởi một nhà bán lẻ và chỉ được cung cấp bởi nhà bán lẻ đó.
  • Quan hệ thương mại: Phát triển các mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp có thể đạt được độc quyền bán một sản phẩm trong một khu vực cụ thể và số lượng ít những sản phẩm phổ biến khác.
  • Dịch vụ khách hàng: Sẽ mất nhiều thời gian để thiết lập, nhưng một khi nó được thiết lập thì đối thủ sẽ rất khó để phát triển một danh tiếng có thể cạnh tranh được.
  • Lợi thế đa nguồn là lợi thế đạt được từ nhiều nguồn khách nhau. Ví dụ, McDonald nổi tiếng với thức ăn nhanh, sạch sẽ, và nóng. Họ có bữa ăn giá rẻ, cơ sở vật chất đẹp, dịch vụ khách hàng tốt với danh tiếng luôn cung cấp thức ăn nhanh và nóng.

Xem thêm: Tự doanh chứng khoán là gì ? Cách Thống kê giao dịch tự doanh chứng khoán

Lời kết

Bài viết trên đã mô tả và giải thích chi tiết lợi thế cạnh tranh bền vững là gì? Và các loại lợi thế cạnh tranh cơ bản.

Hy vọng đây sẽ là bài viết tham khảo để các bạn hiểu rõ hơn lợi thế cạnh tranh và tìm ra cho doanh nghiệp của mình một lợi thế cạnh tranh với các đối thủ khác.

Hy vọng những chia sẻ của Big Đầu Tư sẽ giúp các bạn giải quyết những thắc mắc về  thị trường chứng khoán Việt Nam. Để hiểu thêm về thị trường chứng khoán cho người mới bắt đầu những Thông tin Chứng khoán sẽ giúp bạn đưa ra những sự lựa chọn đúng đắn. Chúc các bạn đầu tư thành công !

*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!
Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang  Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả! Liên Hệ Quảng Cáo Tại Đây

Xem thêm

Bạn cần phải biết cách thức đội lái thao túng giá cổ phiếu Wash Trade

Nếu bạn thấy đồ thị các cổ phiếu nằm như một đường thẳng trong một …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
0966192366