Thứ năm , 21 Tháng mười một 2024

Nhận định cổ phiếu VCB Đại bàng đập cánh 2022 có nên Mua cổ phiếu Vietcombank

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 1/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Vietcombank hiện có 116 Chi nhánh với 474 Phòng giao dịch hoạt động trên 56 tỉnh thành phố trong cả nước. Nhận định cổ phiếu VCB Đại bàng đập cánh 2022 có nên Mua cổ phiếu Vietcombank

Nhận định cổ phiếu VCB Đại bàng đập cánh 2022 có nên Mua cổ phiếu Vietcombank

11/01/2022

VCB

Chờ mua

Kết quả kinh doanh ước tính cả năm 2021 mới được công bố khá tương đồng với dự phóng của chúng tôi trong đó lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 25,000 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với 2020. Điểm ấn tượng là chất lượng tài sản của ngân hàng được cải thiện đáng kể so với quý cuối quý 3 với tỷ lệ nợ xấu ở mức 0.63% và tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng mạnh lên mức 424%, cao nhất toàn ngành. VCB cũng công bố đã trích lập toàn bộ dự phòng cho các khoản nợ tái cơ cấu chuẩn bị hết hạn tại 30/06/2022 từ đó làm bước đệm cho sự tăng trưởng tích cực trong 2022. Định giá cổ phiếu hiện ở mức 3.4x, cao hơn mức trung bình ngành 2.0x.

20/12/2021

VCB

Chờ mua
Ngân hàng vừa công bố chuẩn bị chi trả cổ tức trong đó 8% bằng tiền mặt và 27.6% bằng cổ phiếu. Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu sẽ giúp vốn điều lệ của ngân hàng tăng từ 37,089 tỷ đồng lên 47,235 tỷ đồng, tiếp tục là một trong các ngân hàng có quy mô vốn điều lệ lớn nhất hệ thống và có nhiều dư địa tăng trưởng cho năm tới. Lợi nhuận trước thuế 2021 dự kiến sẽ vượt mốc 1 tỷ USD, dẫn đầu lợi nhuận toàn ngành. Trong trung và dài hạn, VCB có thể tiếp tục phát hành riêng lẻ 6.5% vốn và thương vụ này có thể sẽ tác động tích cực lên giá cổ phiếu. Định giá cổ phiếu hiện ở mức P/B 3.3x, cao hơn mức trung bình ngành 2.0x

10/12/2021
VCB
Chờ mua
Ngân hàng vừa công bố chuẩn bị chi trả cổ tức trong đó 8% bằng tiền mặt và 27.6% bằng cổ phiếu. Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu sẽ giúp vốn điều lệ của ngân hàng tăng từ 37,089 tỷ đồng lên 47,235 tỷ đồng, tiếp tục là một trong các ngân hàng có quy mô vốn điều lệ lớn nhất hệ thống và có nhiều dư địa tăng trưởng cho năm tới. Lợi nhuận trước thuế 2021 dự kiến sẽ vượt mốc 1 tỷ USD, dẫn đầu lợi nhuận toàn ngành. Nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân VCB khi giá cổ phiếu quanh vùng 9x tương ứng P/B 3.x. Trong trung và dài hạn, VCB có thể tiếp tục phát hành riêng lẻ 6.5% vốn và thương vụ này có thể sẽ tác động tích cực lên giá cổ phiếu.

11/11/2021
VCB
Chờ mua
Kết quả quý 3 tăng trưởng với lợi nhuận sau thuế đạt 4,594 tỷ đồng (+15% yoy) chủ yếu nhờ tín dụng tiếp tục tăng trưởng và NIM được giữ ở mức cao, 3.3% so với cùng kỳ chỉ có 3%. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu tăng lên mức 1.2% do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID khiến các khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ. Ngân hàng vẫn duy trì mức bao phủ nợ xấu cao với dự phòng/nợ xấu đạt 242% mặc dù mức này đã giảm so với mức 351% cuối quý 2/2021. Với định giá cổ phiếu ở mức P/B 3.3x không thực sự hấp dẫn, nhà đầu tư nên chờ đợi các nhịp điều chỉnh giảm để giải ngân và giúp giảm thiểu rủi ro thua lỗ trong ngắn hạn.

03/08/2021
VCB
Chờ mua
Kết quả kinh doanh quý 2 giảm sút so với cùng kỳ năm ngoái do ghi nhận chi phí dự phòng gia tăng. Tổng thu nhập hoạt động của VCB tăng 20% so với cùng kỳ chủ yếu nhờ tăng trưởng tín dụng 5.7% trong quý 2 và NIM được mở rộng từ 3.2% lên 3.4%. Tuy nhiên ngân hàng phải trích lập chi phí dự phòng hơn 3,200 tỷ (+73%yoy) để đối phó với các diễn biến tiêu cực khi dịch bệnh Covid lan rộng. Tỷ lệ nợ xấu cuối quý 2 vẫn ở mức 0.7% nhưng dự kiến có thể tăng lên trong quý 3, mức dự phòng/nợ xấu hiện đạt hơn 350% cũng là một lớp đệm an toàn chuẩn bị cho quý tới. Giá cổ phiếu cũng đã giảm 18% từ đỉnh, phản ánh kết quả kinh doanh, cân nhắc cơ hội mua vào tại các vùng hỗ trợ mạnh.

02/07/2021
VCB
Bán
@115.5
Giá cổ phiếu đã tăng gần 20% trong 2 tháng qua và phản ánh kỳ vọng về việc kết quả kinh doanh tăng trưởng tích cực của ngân hàng. Tại mức giá này, P/B forward 2021 của VCB đang ở mức 3.7x, vẫn thấp hơn so với mức định giá đỉnh là 4.0x nhưng cao hơn mức trung bình lịch sử 3.5x. Xu hướng tăng của cổ phiếu cũng đã chững lại trong 2 phiên trở lại đây, khuyến nghị nhà đầu tư bán để chốt lời.

28/06/2021
VCB
Chờ bán
Giá cổ phiếu đã tăng gần 20% trong 2 tháng qua và phản ánh kỳ vọng về việc kết quả kinh doanh tăng trưởng tích cực của ngân hàng. Tại mức giá này, P/B forward 2021 của VCB đang ở mức 3.7x, vẫn thấp hơn so với mức định giá đỉnh là 4.0x nhưng cao hơn mức trung bình lịch sử 3.5x. Do vậy, chúng tôi không đánh giá cao khả năng tăng giá của VCB trong thời gian tới và khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế giải ngân mới, theo dõi để chờ thời điểm chốt lời.

06/04/2021
VCB
Mua
@102.5
Động lực tăng trưởng của VCB trong năm 2021 đến từ những yếu tố: (1) tín dụng sẽ hồi phục trở lại sau 1 năm khó khăn, ước tính tăng trưởng tín dụng có thể đạt 16%; (2) dự phòng rủi ro đã được trích lập mạnh trong quý 4/2020, tỷ lệ dự phòng/nợ xấu đạt 370%, làm bước đệm tốt cho việc xử lý các khoản nợ cơ cấu do Covid trong năm nay; (3) tiếp tục ghi nhận phần phí upfront từ hợp đồng banca do chúng tôi nhận thấy VCB mới chỉ ghi nhận 1 phần khoản thu này trong năm 2020; (4) định giá VCB ở mức P/B 3.0x – thấp hơn mức trung bình 5 năm gần nhất, chúng tôi đánh giá mức này là hấp dẫn để đầu tư VCB nếu nhìn vào vị thế của VCB và triển vọng các năm tới.

03/02/2021
VCB
Mua
Động lực tăng trưởng của VCB trong năm 2021 đến từ những yếu tố: (1) tín dụng sẽ hồi phục trở lại sau 1 năm khó khăn, ước tính tăng trưởng tín dụng có thể đạt 16%; (2) dự phòng rủi ro đã được trích lập mạnh trong quý 4/2020, tỷ lệ dự phòng/nợ xấu đạt 370%, làm bước đệm tốt cho việc xử lý các khoản nợ cơ cấu do Covid trong năm nay; (3) tiếp tục ghi nhận phần phí upfront từ hợp đồng banca do chúng tôi nhận thấy VCB mới chỉ ghi nhận 1 phần khoản thu này trong năm 2020; (4) sau đợt điều chỉnh vừa qua, định giá VCB đã về mức P/B 3.4x – là mức trung bình 5 năm gần nhất, chúng tôi đánh giá mức này là hấp dẫn để đầu tư VCB nếu nhìn vào vị thế của VCB và triển vọng các năm tới.
14/01/2021
VCB
Chờ bán
Kết quả kinh doanh quý 4/2020 của VCB đã được công bố với lợi nhuận tương đương 2019 và khá sát với dự phóng của chúng tôi. Trong đó, ước tính ghi nhận khoảng 4000 tỷ lợi nhuận từ hợp đồng Banca và cho thấy ngân hàng cũng phải ghi nhận khá nhiều chi phí dự phòng cho các khoản nợ xấu. Định giá của VCB đang khá cao với P/B hơn 4.0x nên chúng tôi khuyến nghị không giải ngân thêm và cân nhắc chốt lời khi giá cổ phiếu có tín hiệu điều chỉnh
17/12/2020
VCB
Chờ mua

HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1

Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://bigdautu.com/tcbs

Đăng ký Mở Tài Khoản

Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán

Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366

Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z

Kỳ vọng việc ghi nhận phí trả trước từ thương vụ banca trong quý 4 sẽ bù đắp cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh trong năm 2020. Ngoài ra, kinh tế hồi phục nhanh hơn kỳ vọng nên kết quả kinh doanh của VCB trong các năm tới dự kiến cũng sẽ tốt hơn so với dự phóng ban đầu của chúng tôi. Giá cổ phiếu mới vượt đỉnh lịch sử gần đây và đang có dấu hiệu điều chỉnh để kiểm định lại ngưỡng này. Nhà đầu tư có thể chờ cổ phiếu về vùng đỉnh cũ 94.6 – 95 để giải ngân.
23/07/2020
VCB
Chờ mua
Kết quả kinh doanh Q2/2020 tăng nhẹ 6% so với cùng kỳ, tín dụng tăng trưởng nhẹ 5% và nợ xấu vẫn duy trì ở mức 0.8%. VCB vẫn là ngân hàng hàng đầu Việt Nam với chất lượng tài sản tốt và hoạt động quản trị rủi ro chặt chẽ. Tuy nhiên định giá hiện đang ở mức cao với P/B 3.6x và P/E 17x. Giá cổ phiếu đang đi ngang ở vùng 82 và chưa có tín hiệu mua, nhà đầu tư nên chờ cổ phiếu xuất hiện tín hiệu mua hoặc giá cổ phiếu điều chỉnh xuống mức thấp để giải ngân.

23/04/2020

VCB Bán

@70

Kết quả kinh doanh Q1/2020 suy giảm với lợi nhuận ròng ở mức 4,178 tỷ đồng (giảm 11.2%yoy) do tăng trưởng tín dụng thấp, chỉ ở mức 3% trong khi chi phí dự phòng tăng mạnh (+43%yoy). Dự kiến hoạt động kinh doanh vẫn sẽ có nhiều rủi ro trong các quý tới đặc biệt là rủi ro phát sinh nợ xấu khi các ngành kinh tế nhìn chung đều bị đình trệ bởi dịch bệnh Covid – 19.

VCB – Đại bàng đập cánh

VCB: Theo 1 số thông tin không chính thức, VCB sẽ được thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu và tiền trong Q4. Giiá CP đang quay lại vùng tích lũy hơn 4 tháng (T8 – T11) tương ứng vùng giá 97-99. Đây được xem là vùng mua ít rủi ro trong giai đoạn hiện tại cho mục tiêu trung hạn.

Mô hình tuần VCB xuất hiện 2 bờ mông đẹp.

– VCB đang có 9k tỷ chưa ghi nhận nhiều từ FWD.

– VCB đang sở hữu chéo cổ phần ở EIB, MBB với giá vốn ~1100 tỷ, nếu tính theo định giá hiện tại thì VCB đang tạm lãi hơn 5000 tỷ.

– Nhà nước giao tăng trưởng tín dụng 10.5% cho cả năm 2021(top 1), 5 tháng đầu năm dùng 56%, với tốc độ này khả năng tháng 7 VCB xin nâng room tăng trưởng tín dụng.

– còn nhiều nữa….

Cổ đông Vietcombank chuẩn bị nhận cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 12%, cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 27,6%

Đây là lần đầu tiên Vietcombank trả cổ tức bằng cổ phiếu. Trong khi đó việc trả cổ tức bằng tiền mặt được ngân hàng này thực hiện đều đặn hàng năm.

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank – VCB) vừa thông báo về việc chia trả cổ tức.

Cụ thể ngân hàng sẽ trả cổ tức tiền mặt năm 2020 với tỷ lệ 12%, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu VCB sẽ nhận 1.200 đồng.

Đồng thời, ngân hàng cũng sẽ trả cổ tức bằng cổ phiếu năm 2019 với tỷ lệ 27,6%, tức cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu sẽ được nhận 276 cổ phiếu mới. Tổng số cổ phiếu dự kiến phát hành là hơn 1 tỷ cp.

Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức là 23/12/2021. Ngay chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông là 5/1

Đây là lần đầu tiên Vietcombank thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu. Thông qua điều này, vốn điều lệ của Vietcombank sẽ tăng từ hơn 37.000 tỷ đồng lên hơn 47.000 tỷ.

Trong khi đó việc trả cổ tức bằng tiền mặt được ngân hàng này thực hiện đều đặn. Hồi đầu năm (8/1/2021), cổ đông Vietcombank cũng đã được nhận cổ tức năm 2019 bằng tiền với tỷ lệ 8%.

Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay (9/12/2021), giá cổ phiếu VCB đứng ở mức 99.200 đồng/cp. Đây là cổ phiếu ngân hàng hiếm hoi gần như không tăng giá trong 1 năm qua.

VCB giữ vững vị thế là chim đầu đàn trong ngành Bank, từ quy mô, doanh thu, lợi nhuận và công nghệ. VCB được hưởng lợi lớn từ chu kỳ phục hồi kinh tế và gói QE 35 tỷ USD của chính phủ. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu thuộc nhóm cao nhất nhờ vào chính sách chặt chẽ trong quản trị điều hành. Sắp tăng vốn từ lợi nhuận năm 2019 và 2020. Cổ phiếu tích lũy trong gần hết năm 2021, giao dịch tháng 9 chỉ lèo tèo vài trăm ngàn/phiên, quá nhỏ so với quy mô giao dịch của các NH khác. Tháng 10 quy mô giao dịch/phiên đã tăng khá so với tháng 9.

Gió Đông đã có, chỉ chờ Đại bàng đập cánh.

>>>>>Khuyến nghị cổ phiếu GAS sự trở lại của nhà vua Nhận định cổ phiếu GAS 2022

VCB với 30k tỷ lợi nhuận treo

Chuyện Vietcombank phải “kiềm chế” để không công bố mức lợi nhuận vượt trội trong ngành suốt những năm qua nay đã không thể nữa. Đơn giản là ngân hàng đã đến ngày “hái quả” sau bảy năm nỗ lực nâng tầm quản trị doanh nghiệp lên mức mới.

ố liệu thống kê từ HOSE và HNX cho thấy, tính đến hết ngày 10/11/2021, số cổ phiếu lưu hành của 27 ngân hàng niêm yết và giao dịch trên UPCoM đạt hơn 46,6 tỷ đơn vị, chiếm hơn 1/4 tổng lượng cổ phiếu lưu hành toàn thị trường

Kể từ đầu năm, các ngân hàng đã đưa thêm vào thị trường gần 10,3 tỷ cổ phiếu thông qua việc niêm yết mới, đăng ký giao dịch trên UPCoM và phát hành thêm.

Ba nhà băng mới gia nhập thị trường chứng khoán trong năm nay là: Ngân hàng Phương Đông (Mã: OCB) đưa gần 1,1 tỷ cổ phần lên sàn HOSE, Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank – Mã: SSB) niêm yết hơn 1,2 tỷ cổ phần tại HOSE, và Ngân hàng Việt Á (Mã: VAB) đăng ký giao dịch gần 445 triệu cổ phần ở thị trường UPCoM.

Chất vấn như trên diễn đàn Quốc hội

Cuộc họp giao ban quí 1-2021 của Vietcombank tại toà nhà chi nhánh TPHCM diễn ra từ 8 giờ sáng đến 3:30 chiều không giải lao, không ăn trưa. Tất cả giám đốc các chi nhánh có mặt đều phải giải trình về hoạt động ba tháng đầu năm, sau đó trả lời chất vấn của ban lãnh đạo về những vướng mắc cũng như tồn tại chưa tháo gỡ được. “Chất vấn như trên diễn đàn Quốc hội”, ông Nghiêm Xuân Thành nói.

Bảy năm trước, vào năm 2014, Vietcombank bắt đầu triển khai hệ thống quản trị doanh nghiệp mới. Lúc bấy giờ, những chi nhánh đạt lợi nhuận ròng 100 tỉ đồng/năm đếm trên đầu ngón tay. Một cơ chế mới được mở trong nội bộ ngân hàng, phân cấp quản lý, trách nhiệm đến chi nhánh, phòng giao dịch với mục tiêu đầy tham vọng phổ cập mức lợi nhuận 500 tỉ đồng/chi nhánh/năm cùng với đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính.

Trong cuối năm nay và đầu năm sau, dự kiến có thêm hàng tỷ cổ phiếu ngân hàng được Vietcombank, BIDV, VietinBank và các ngân hàng tư nhân đưa vào thị trường thông qua chia cổ tức, chào bán cho cổ đông hiện hữu và phát hành riêng lẻ.

Vietcombank đang “rục rịch” phát hành hơn 1 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 27,6%, từ lợi nhuận còn lại năm 2019 sau khi chia cổ tức 8% bằng tiền. Nếu thành công, lượng cổ phiếu lưu hành của Vietcombank sẽ tăng lên hơn 4,7 tỷ đơn vị.

Tương tự, BIDV cũng chuẩn bị lấy ý kiến cổ đông về việc trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại giai đoạn 2018-2020. Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2021, cổ đông BIDV đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ thêm 8.304 tỷ đồng lên 48.524 tỷ đồng, tương đương tăng 20,6%.

Dấu ấn khoảng cách

Một số đợt phát hành cổ phiếu lớn có thể kể đến như: VPBank phát hành 1,97 tỷ cổ phần trả cổ tức và thưởng; VietinBank phát hành 1,1 tỷ cổ phần để trả cổ tức các năm 2017, 2018 và 2019 với tổng tỷ lệ 29,07%; MB phát hành gần 980 triệu cp để trả cổ tức theo tỷ lệ 35%; ACB phát hành 540 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020 với tỷ lệ 25%;…

Hiện, VietinBank đang có số cổ phần lưu hành nhiều nhất ngành ngân hàng với 4,806 tỷ đơn vị. Đồng thời, đây cũng là doanh nghiệp niêm yết có vốn điều lệ lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam với 48.058 tỷ đồng.

Xếp ngay sau VietinBank là VPBank, BIDV, MB với số cổ phiếu lưu hành lần lượt đạt 4,445 tỷ, 4,022 tỷ và 3,778 tỷ đơn vị.

Khác với những ngân hàng khác, nền tảng tín dụng của Vietcombank được xây dựng trên ba trụ vững chắc. Thứ nhất, hệ số sử dụng vốn huy động từ dân cư và doanh nghiệp ở mức 80% (thấp hơn nhiều so với Agribank, Vietinbank, BIDV). Thứ hai, tín dụng tập trung vào năm lĩnh vực ưu tiên chiếm 40% tổng dư nợ với lãi suất cho vay thấp nhất thị trường. Thứ ba là chất lượng tín dụng tốt nhất thị trường. Các chi nhánh đều áp dụng phương thức quản lý phân loại khách hàng theo định hướng tăng trưởng (tức doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tăng trưởng) và phát triển khách hàng mới theo hướng này. Nhờ đó, nợ nhóm 3,4,5 thu hẹp và nợ nhóm hai đã giảm từ 8% vào năm 2014 xuống còn 0,7% hiện nay.

Quí đầu năm để nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn, Vietcombank giảm lãi suất huy động, tăng trưởng tiền gửi khách hàng giữ ở mức 1% so với cùng kỳ. Theo báo cáo tài chính năm 2020, tiền gửi của khách hàng tại VCB đạt 1,03 triệu tỉ đồng, với gần 30% là tiền gửi không kỳ hạn – một con số mà hầu hết các ngân hàng mơ ước. Để thu hút tiền gửi không kỳ hạn, Vietcombank giảm và miễn rất nhiều loại phí dịch vụ cho khách hàng.

>>>>>Có nên mua cổ phiếu FPT Hành trình 3 con số Tiềm năng cổ phiếu FPT 2022

Hai tỉ đô la Mỹ lợi nhuận đang rất gần

Việc ồ ạt đưa hàng tỷ cổ phiếu vào lưu hành khiến nhóm ngân hàng đối mặt với áp lực pha loãng giá.

Thực tế, nhiều cổ phiếu ngân hàng đã sự lao dốc mạnh sau khi chốt quyền chia cổ tức. Điển hình như VIB, cổ phiếu này đã liên tục giảm giá kể từ ngày chốt quyền nhận cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 40%. Tính đến nay, VIB đã mất gần 27% giá trị sau 4 tháng chia cổ tức.

Tương tự, CTG cũng giảm sâu sau khi chốt quyền trả cổ tức hơn 29% bằng cổ phiếu vào ngày 8/7.

Theo ông Hoàng Công Tuấn – Kinh tế trưởng Công ty Chứng khoán MB (MBS), mặc dù là nguyên nhân phụ nhưng không thể phủ nhận ảnh hưởng của việc chia cổ tức đến xu hướng giá cổ phiếu ngân hàng trong thời gian qua.

“Khi nguồn cung cổ phiếu quá nhiều và về dồn dập trong một thời gian ngắn, chắc chắn giá cổ phiếu và tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng”, ông Tuấn nhận định.

Giữa năm 2015 thị giá VCB quanh quẩn 20.000 đồng/cổ phiếu và nay đã tăng gần gấp 5 lần, tỉ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Một ngân hàng có vốn điều lệ 37.089 tỉ đồng, tương đương 1,6 tỉ đô la Mỹ và có khả năng hạch toán lợi nhuận bất cứ năm nào ở mức 2 tỉ đô la Mỹ là điều hiếm gặp trên thị trường Việt Nam. Điều quan tâm hơn cả, Vietcombank là ngân hàng duy nhất đã lọt vào tầm ngắm của Chính phủ trong kế hoạch xây dựng những “sếu đầu đàn” của nền kinh tế cùng với Viettel, PetroVietnam, EVN, VNPT.

Vietcombank còn nhiều cơ hội tạo sự bứt phá.

 

*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!
Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang  Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả! Liên Hệ Quảng Cáo Tại Đây

Xem thêm

Bạn cần phải biết cách thức đội lái thao túng giá cổ phiếu Wash Trade

Nếu bạn thấy đồ thị các cổ phiếu nằm như một đường thẳng trong một …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
0966192366