Thứ năm , 5 Tháng mười hai 2024

Cổ phiếu ngành dầu khí và Câu chuyện giá Dầu 2022 lên làm gì?

Nghị định 114/2021/NĐ-CP liên quan đến sử dụng vốn ODA (ban hành vào tháng 12/2021) được kỳ vọng sẽ tháo gỡ nút thắt cho chuỗi dự án Lô B – Ô Môn. Chúng tôi kỳ vọng dự án Lô B – Ô Môn sẽ sớm được khởi công trong nửa cuối 2022, trở thành động lực tăng trưởng cho các doanh nghiệp (DN) trong chuỗi giá trị dầu khí tại Việt Nam trong những năm sắp tới. Cổ phiếu ngành dầu khí và Câu chuyện giá Dầu 2022 lên làm gì? 

Cổ phiếu là gì?

Cổ phiếu là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu cổ phần của tổ chức phát hành. Chứng khoán là khái niệm được dùng khi đề cập đến các sản phẩm tài chính xác nhận sở hữu hợp pháp đối với tài sản hoặc phần vốn của công ty hay tổ chức đã phát hành. Khái niệm chứng khoán bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ, chứng quyền…

Trong đó, cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu cổ phần của tổ chức phát hành. Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông của công ty phát hành.

Có hai loại cổ phiếu là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.

Người nắm giữ cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông) có quyền dự họp đại hội cổ đông cũng như có quyền biểu quyết những vấn đề lớn của công ty.

Còn với cổ phiếu ưu đãi, tùy vào loại hình ưu đãi mà người nắm giữ sẽ hoặc được hưởng một số đặc quyền hơn hoặc bị hạn chế một số quyền so với cổ đông phổ thông.

Nhóm ngành tăng trưởng 2022 xăng dầu

Kinh tế nước ta phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu, với tỉ lệ chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn nền kinh tế là 37%. Chi phí xăng dầu chiếm khoảng 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn nền kinh tế, nhất là khi giá xăng dầu thế giới tăng sẽ làm tăng giá nguyên vật liệu nhập khẩu, nguyên nhiên vật liệu trong nước. Bên cạnh đó, các gói hỗ trợ và kích cầu đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp cũng tạo ra sức ép rất lớn lên lạm phát trong năm 2022.

Đóng góp gần 40% doanh thu và lợi nhuận sau thuế của 347 doanh nghiệp phi tài chính này, nhóm phân phối xăng dầu, khí đốt và thép duy trì tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trong quý 2, lần lượt là 4243% và 592% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ giá dầu, khí và thép tăng cao hơn là nhờ gia tăng sản lượng bán.

Thị trường rơi nhanh và hồi phục cũng nhanh chóng, một lần nữa cho thấy lực cầu ở khu vực hỗ trợ vẫn rất chủ động. Điểm yếu lúc này là lực đẩy đang hoàn toàn phụ thuộc vào dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân, trong khi đó khối ngoại và tự doanh liên tục bán ròng. Đây là một trong những yếu tố có thể khiến thị trường rơi vào trạng thái đi ngang tăng dần (side-way up) và sự chú ý sẽ chỉ tập trung ở nhóm mid-cap, small-cap vốn là khẩu vị ưa thích của nhóm NĐT cá nhân.

Những mặt hàng liên quan đến xăng dầu trong thời gian qua cũng đã được điều chỉnh tăng, do áp lực từ giá xăng dầu thế giới.

Câu chuyện giá Dầu 2022 lên làm gì?

Tản mạn về bức tranh giá Dầu, chúng ta đã từng chứng kiến thời điểm giá hợp đồng tương lai Dầu thô WTI thế giới chạm đáy vào hồi tháng 4 năm 2020 khi được giao dịch với mức giá -40$/thùng dầu thô do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất dầu trả tiền cho người mua để tiêu thụ sản phẩm này với không ngừng lo lắng rằng các kho dự trữ có thể sẽ hết sức chứa trong tương lai.

ất chấp những khó khăn trong hoạt động của ngành Dầu khí trong năm 2021 do làn sóng Covid-19 hiện tại, chúng tôi tin rằng giá dầu tăng mạnh sẽ không chỉ thúc đẩy giá cổ phiếu trong ngắn hạn mà còn cải thiện nền tảng cơ bản của ngành trong những năm tới.

Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, giá “vàng đen” đã có sự phục hồi mạnh mẽ khi hàng loạt các nền kinh tế lớn trên thế giới nhanh chóng mở cửa trở lại. Các ngành sản xuất quay trở lại đẩy mạnh hoạt động của mình. Nhờ vậy, nguyên liệu thô và năng lượng liên tục trong tình trạng thiếu hụt vì là nguyên liệu đứng đầu chuỗi sản xuất. Trên thực tế, các ngành sản xuất yêu cầu một lượng nguyên liệu thô và năng lượng rất lớn, trong đó có dầu mỏ và các sản phẩm hóa dầu, để có thể tiếp tục hoạt động sản xuất. Vì vậy, nền Kinh tế thế giới phục hồi đã gây ra tình trạng sốc cầu lớn cho nhiên liệu và khiến giá Dầu tăng mạnh sau Đại dịch.

Ngoài ra, nguyên nhân khiến giá Dầu tăng mạnh trong những năm trở lại đây là do sự chuyển dịch sang năng lượng xanh tại một số nước Châu Âu. Các nước như Anh, Đức trước đây đã có kế hoạch thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch Dầu và Khí đốt bằng nguồn năng lượng xanh như năng lượng gió, mặt trời,… nhưng lại chưa có sự chuẩn bị kĩ lưỡng sau khi dịch bệnh được kiểm soát, nhu cầu tiêu thụ và sản xuất tăng lên. Vì vậy, năng lượng tái tạo đã không thể đáp ứng được đủ nhu cầu tiêu thụ ở châu Âu và buộc các nước phải quay lại hoạt động các nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch gấp rút, dẫn đến phản ứng dây chuyền trên thị trường năng lượng quốc tế. Trước đại dịch, nhu cầu Dầu thô tại châu Âu có thể lên tới 44 triệu thùng/ngày.

Tuy nhiên, trong thời gian các nền kinh tế đóng cửa, nhu cầu giảm xuống còn 33 triệu thùng/ngày vào tháng 5/2020. Mặc dù hiện tại nhu cầu Dầu thô ở châu Âu đã tăng trở lại mức 40 triệu thùng nhưng vẫn thấp hơn so với trước khi có dịch bệnh.

HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1

Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : /tcbs

Đăng ký Mở Tài Khoản

Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán

Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366

Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z

Về phía cung ứng, các nước OPEC và OPEC+ lại có những động thái khá “cứng rắn” với Thị trường Dầu mỏ khi liên tục có những chính sách giữ nguyên mức sản lượng thấp trước sự kêu gọi của Mỹ và các nước Châu Âu. Đặc biệt trong tháng 4.2020, OPEC đã đạt được thỏa thuận giảm khoảng 10 triệu thùng/ngày (10% lượng cung toàn thế giới) để đối phó với dịch Covid. Đầu năm 2021, OPEC thực hiện chính sách cắt giảm sản lượng khoảng 6 triệu thùng/ngày cho tới hết tháng 4/2022.

Điều này là do giá dầu tăng có thể mang lại nhiều động lực hơn cho các đơn vị liên quan để tái khởi động những dự án lớn tại Việt Nam, trước tiên là mang lại cơ hội rất lớn cho các công ty thượng nguồn như PVD và PVS. Đơn cử như tất cả các giàn khoan tự nâng của PVD đều đã ký hợp đồng trong 6 tháng cuối năm, cho thấy hoạt động Thăm dò & Khai thác (E&P) tại Việt Nam đang được đẩy mạnh nhờ giá dầu tăng. Đáng chú ý, tại Việt Nam, giá dầu Brent duy trì trên 60 USD/thùng là điều kiện thuận lợi để hoạt động E&P hoạt động hiệu quả

Bên cạnh đó, mô hình khai thác dầu đá phiến ở Mỹ trong những năm gần đây cũng bộc lộ nhiều điểm yếu. Sau nhiều năm tăng trưởng, mô hình kinh doanh thâm dụng tiền mặt của ngành đá phiến Mỹ đã bắt đầu hụt hơi, sau khi chứng kiến cuộc chiến giá Dầu cũng như đại dịch Covid-19. Theo Eurasianventures, điểm hòa vốn của 1 mỏ dầu đá phiến chưa khai thác của Mỹ rơi vào khoảng 46$/thùng.

Chi phí sản xuất dầu đá phiến tương đối cao, vì vậy khi giá Dầu thế giới giảm mạnh trong quá khứ các doanh nghiệp khai thác Dầu đá phiến của Mỹ đã chịu sức ép lớn về mặt tài chính. Khi giá dầu thấp, các mỏ dầu đá phiến tại Mỹ buộc phải đóng cửa. Từ 873 mỏ hoạt động đầu năm 2019, số lượng mỏ dầu đá phiến hoạt động tại Mỹ đã giảm khoảng gần 80%, xuống còn 180 mỏ vào T7/2020. Từng là nhà sản xuất Dầu lớn nhất thế giới, Mỹ đã mất đi khả năng tự chủ Dầu mỏ của mình mà phải bắt đầu nhập khẩu từ Trung Đông và Canada, khiến cho cung-cầu mất cân bằng.

Giá dầu ở mức cao, hầu hết các doanh nghiệp đc hưởng lợi, sau 10 tháng ngành dầu khí đã đạt doanh thu 499 nghìn tỷ, vượt 19% KH, nộp ngân sách 75,4 nghìn tỷ vượt 21%. Đấy là do quý 1 giá dầu còn thấp đấy. Với giá dầu trên 70 như hiện nay thì P rất tiềm năng, trong khi dòng P tích lũy đi ngang và tăng rất ít, đặc biệt là ông trùm đầu ngành như PVS, BSR. 2 mã chiến thần cho a e chiến chào năm mới.

Mặc dù số lượng mỏ hoạt động của Mỹ đã dần quay trở lại đạt mốc 500 mỏ nhưng vẫn chưa hoàn toàn hồi phục sau Đại dịch.

Tương lai của giá Dầu mỏ – Liệu có chạm ngưỡng 100 USD?

Nhóm ngành DẦU KHÍ sau nhịp chỉnh khoảng giữa tháng 11, hiện tại đang tạo đáy và có dấu hiệu bật tăng sớm. nhóm DẦU KHÍ giai đoạn đầu tháng 1/2022 sẽ có những diễn biết tốt và tích cực. Nhóm dầu khí có 2 mã cổ phiếu nổi bật anh chị có thể mở mua mới, gom hàng sẵn như BSR và PVD và 1 số mã cổ phiếu khác chuẩn bị có điểm mua.

Về phía nhóm OPEC+, tuy OPEC+ đã cam kết tăng sản lượng lên 400,000 thùng/ngày nhưng sản lượng thực tế tăng lên chỉ đạt khoảng 180,000 – 200,000 thùng do các nước cũng đã hết dư địa để tăng sản lượng trong ngắn hạn. Nhu cầu ngày càng tăng cùng với lượng hàng tồn kho thấp và nguồn cung mới hạn chế đang làm dấy lên tâm lý bất an trên thị trường.

Trong khi đó, giới đầu cơ đã đặt cược rất lớn vào khả năng giá dầu tiến tới ngưỡng 100 USD/thùng trên thị trường kỳ hạn. Tâm lý của thị trường bắt nguồn từ nguy cơ xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine, khi Nga là một trong những nhà sản xuất dầu mỏ, khí đốt và than đá có vai trò quan trọng hàng đầu thế giới. Đặc biệt, Nga còn đóng một vai trò quan trọng khi là thành viên của OPEC+ và có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng Dầu mỏ thế giới.

Điểm mấu chốt đối với giá dầu thô nằm ở việc Mỹ và các đồng minh có trừng phạt Nga hay không. Đó là điều cuối cùng sẽ xác định nguồn cung dầu thô bị ảnh hưởng như thế nào trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, đây là con dao hai lưỡi khi giá dầu và khí đốt tự nhiên hiện đã quá cao ở Mỹ và châu Âu, nên khả năng trừng phạt xuất khẩu dầu của Nga rồi nguồn cung bị kiềm chế thêm sẽ khiến thị trường năng lượng càng trở nên mất kiểm soát. Theo dự báo của EIA, nhu cầu dầu thô trên toàn thế giới sẽ đạt khoảng 100.6 triệu thùng/ngày trong năm 2022, tăng 3,5 triệu thùng so với năm 2021.

Hiện tại, hầu hết các Tổ chức Tài chính lớn dự báo giá Dầu Brent sẽ chạm mốc 100$/thùng. Bank of America cho rằng giá Dầu thô sẽ đạt ngưỡng 120$/thùng vào giữa năm 2022, trong khi cả Morgan Stanley và Goldman Sachs đều dự đoán giá dầu sẽ đạt ngưỡng 100$/thùng trong quý III năm nay. Giá dầu tăng cũng sẽ là động lực giúp cải thiện lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành Dầu khí như PVD, GAS, BSR,… trong năm 2022.

>>>>>Nhận định cổ phiếu BWE Đầu tư bền vững 2022 Tiềm năng cổ phiếu BWE 30%

Cổ phiếu Dầu khí hưởng lợi từ chuỗi dự án Lô B – Ô Môn

Dự án Lô B – Ô Môn sẽ khởi công trong nửa cuối 2022

Sau nhiều năm trì hoãn do vướng mắc tại dự án nhà máy điện Ô Môn III, cuối cùng chúng tôi đã nhìn thấy tín hiệu tích cực cho dự án sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 144/2021/NĐ-CP (ngày 16/12/2021) về quản lý và sử dụng vốn ODA thay thế Nghị định 56, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để phê duyệt chủ trương đầu tư nhà máy điện Ô Môn III. Theo đó, chúng tôi kỳ vọng dự án thượng nguồn sẽ có quyết định đầu tư cuối cùng (FID) vào cuối Q2/22 sau khi Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư cho Ô Môn III trong Q2/22, tạo tiền đề cho toàn chuỗi dự án Lô B – Ô Môn khởi công trong nửa cuối năm 2022.

Dự án sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của các DN dầu khí trong giai đoạn tới

Lô B – Ô Môn là một trong những dự án khai thác khí lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại, với tổng vốn đầu tư ~10 tỷ USD cho nhiều dự án thành phần từ khâu thượng nguồn đến hạ nguồn. Theo PVN, ước tính khoảng 19,23 tỷ USD sẽ được bổ sung vào ngân sách nhà nước trong vòng đời 20 năm của dự án (từ dự án thượng nguồn và đường ống dẫn khí). Ngoài ra, 4 nhà máy điện khí tại Ô Môn với tổng công suất 3.810MW sẽ bổ sung nguồn cung điện cho khu vực miền Nam trong tương lai. Do đó, chúng tôi tin rằng việc khởi công một dự án trọng điểm như Lô B – Ô Môn sẽ là động lực tăng trưởng cho các DN trong chuỗi giá trị dầu khí tại Việt Nam, củng cố nền tảng cơ bản của ngành và thúc đẩy tăng trưởng LN của các DN dầu khí trong những năm tới.

Chúng tôi ưa thích PVS, PVD và GAS cho chủ đề đầu tư “Lô B – Ô Môn”

Theo quan điểm của chúng tôi, các công ty hàng đầu trong ngành có nhiều cơ hội để tham gia và hưởng lợi từ dự án Lô B, bao gồm các DN cung cấp dịch vụ thượng nguồn như PVS và PVD. Bên cạnh đó, với tư cách là nhà đầu tư chủ chốt cho đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn (chiếm 51% tổng mức đầu tư), chúng tôi cũng cho rằng GAS sẽ là đơn vị hưởng lợi chính từ dự án này nhờ vào nguồn khí bổ sung từ Lô B và cước phí vận chuyển khí.

Rủi ro đầu tư

Tiềm năng tăng giá là tiến độ dự án nhanh hơn dự kiến và khối lượng công việc cao hơn dự kiến dành cho các DN cung cấp dịch vụ thượng nguồn nội địa. Rủi ro giảm giá là sự chậm trễ trong việc phê duyệt đầu tư dự án và trao thầu EPC.

>>>>> Định giá cổ phiếu HTN – Siêu cổ phiếu tăng trưởng Mã cổ phiếu Hưng Thịnh Land 2022

*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ!
Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang  Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé.
Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất. Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả! Liên Hệ Quảng Cáo Tại Đây

Xem thêm

Cơ Cấu Vốn Là Gì? Phân Tích Các Chỉ Tiêu Cơ Cấu Nguồn Vốn Cho Doanh Nghiệp

Cơ Cấu Vốn Là Gì? Phân Tích Các Chỉ Tiêu Cơ Cấu Nguồn Vốn Cho Doanh Nghiệp

Cơ cấu nguồn vốn được đánh giá là một trong những chỉ số tài chính …

Chat Zalo
0966192366